Chọn ngành dự thi hiệu quả
Chọn ngành, trường dự thi phù hợp luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu thí sinh và các bậc phụ huynh trước mỗi mùa thi tuyển sinh ĐH-CĐ.
Đây là bước đi quyết định tương lai nên thí sinh (TS) cần cân nhắc kỹ trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
3 yếu tố lựa ngành học
Đam mê là yếu tố quan trọng nhất bởi có đam mê, yêu thích thì làm việc dễ thành công. Nếu TS có năng khiếu, sở thích hay đam mê rõ ràng thì việc lựa chọn ngành học không có gì khó khăn. Tuy nhiên, khi còn nhiều băn khoăn, TS cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác, chẳng hạn định hướng gia đình và xã hội.
Ở lứa tuổi 17-20, phần lớn TS chưa xác định được đam mê và sở thích ngành nghề một cách rõ ràng, vì thế, ý kiến của người thân cũng là kênh tham khảo quan trọng. Bố mẹ, cô chú, anh chị… đã hoặc đang công tác trong các lĩnh vực liên quan, với kinh nghiệm và các mối quan hệ của mình sẽ giúp TS có cái nhìn thực chất về ngành nghề và cả cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sau đó, để chắc chắn hơn, TS có thể tham khảo thông tin từ những người quen biết công tác ở ngành nghề mình quan tâm, đồng thời dựa vào nhu cầu phát triển ngành nghề đặc thù tại các địa phương cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng miền để có quyết định đúng đắn.
Các cơ sở chọn trường
Video đang HOT
Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là thi vào trường nào đây trong số nhiều trường có cùng ngành học? Điều này phụ thuộc phần nhiều vào học lực của TS. Thường điểm chuẩn vào các ngành, các trường có sự thay đổi hằng năm do số lượng và năng lực của TS đăng ký dự thi, mức độ khó/dễ của đề thi, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường… Tuy vậy, sự thay đổi này thường không đột biến nên điểm chuẩn của ngành, nhóm ngành hay điểm vào trường các năm trước là cơ sở tốt để TS tham khảo. TS cũng nên lưu ý có trường lấy điểm chuẩn theo chuyên ngành nhưng, cũng có trường thiết kế điểm từ trên xuống theo nhóm ngành, sau đó dựa trên kết quả học tập của sinh viên sau 2-4 học kỳ mới phân chuyên ngành hẹp.
Sau điểm số là đến uy tín của trường. Hiện nay, TS có rất nhiều kênh thông tin để biết về chất lượng đào tạo của một trường ĐH, CĐ. Qua báo chí và website của các trường, phần nào TS sẽ biết đến “vị trí xếp hạng” của trường đó. Thế nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”, nếu có điều kiện TS nên trực tiếp tham quan, tìm hiểu trường mình muốn dự thi hoặc trao đổi với những sinh viên đã và đang học ở trường này để có được thông tin sống động và đa dạng hơn.
(Nguồn: Trung tâm dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động – Sở LĐ-TB-XH TP.HCM). Đồ họa: Du Sơn
Địa lý cũng là yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường. Học trường đóng tại địa phương sẽ ít tốn kém về chi phí ăn ở, đi lại có người thân bên cạnh chăm sóc… Hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng có các trường ĐH, CĐ, trung cấp với nhiều cơ chế đặc thù về điểm thi, ngành nghề đào tạo, nhu cầu tuyển dụng của địa phương… Đây là một lợi điểm mà TS và phụ huynh nên quan tâm. Nếu học ở các đô thị lớn, chi phí ăn ở, học hành, đi lại sẽ cao hơn. Tuy nhiên, sinh viên lại có nhiều cơ hội kiếm được việc làm thêm để hỗ trợ chi phí trong quá trình học. Đây cũng là môi trường tốt cho sinh viên phát triển các mối quan hệ, kỹ năng sống cần thiết cho công ăn việc làm sau khi ra trường.
Phần lớn TS ít quan tâm đến học phí của các trường khi đăng ký dự thi, tuy nhiên đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình học tập sau này. Hiện nay các trường ĐH, CĐ có mức học phí rất khác nhau, giữa các trường công lập với ngoài công lập thường chênh lệch lớn. Nếu TS xuất phát từ các vùng nông thôn, điều kiện gia đình khó khăn thì nên cân nhắc kỹ yếu tố học phí, tránh tình trạng “đeo” được một vài năm rồi đành ngưng học vì gia đình không trang trải nổi học phí cùng các loại chi phí khác.
Chọn trường cũng gắn liền với việc chọn bậc học. Xã hội cần cả thầy lẫn thợ, vì vậy TS không nên chạy theo phong trào hay chỉ để cho oai mà đăng ký thi tuyển vào ĐH, trong khi học lực của bản thân chỉ có thể đạt tới bậc CĐ hay trung cấp.
Tìm hiểu gì tại các buổi tư vấn? Thực tế cho thấy nhiều TS còn rất mơ hồ trong việc đặt câu hỏi tại các buổi tư vấn tuyển sinh. TS nên tập trung vào các vấn đề sau: Giải thích về ngành, nghề và cơ hội việc làm sau khi ra trường Điều kiện học tập và các chương trình hỗ trợ người học Học phí và các chi phí có liên quan đến quá trình học tập Kinh nghiệm học, ôn tập, thi cho có hiệu quả. Trước khi tham dự các buổi tư vấn tuyển sinh, TS nên tìm hiểu thông tin về ngành/trường thông qua website của các trường, qua báo chí hoặc trên website của Bộ GD-ĐT.
Theo TS Trần Thiện Lưu (Thanh Niên)
Vụ Giáo dục ĐH sẽ không tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký quyết định chuyển nhiệm vụ từ Vụ Giáo dục ĐH sang Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục.
Theo đó, mọi công tác liên quan đến tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ nay sẽ do Cục khảo thí và Kiểm định CLGD đảm nhận.
Trong quyết định số 178/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ký nêu rõ, bắt đầu từ ngày 13-1-2012, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng thực hiện công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Cục có nhiệm vụ xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, văn bản hướng dẫn về chủ trương, chính sách, công tác thi tuyển sinh.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học; hướng dẫn UBND cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc triển khai công tác chuẩn bị thi, tổ chức thi; Thực hiện các nhiệm vụ khác trong công tác tuyển sinh theo phân công của Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ.
Phối hợp với Thanh tra, Vụ GD ĐH và các đơn vị có liên quan trong việc thanh tra các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Theo TPO
Tuyển sinh "3 chung" đã hoàn thành sứ mạng "Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo hình thức "3 chung" đã hoàn thành sứ mạng của nó và đã đến lúc cần chấm dứt cách thức tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ như vậy để chuyển sang một hình thức khác phù hợp hơn". Từ việc Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL) có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT bỏ...