Chọn ngành, chọn nghề: Hãy để cho con được chọn con đường của mình
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học 2018 đang cận kề, chỉ còn thời gian rất ngắn nữa học sinh lớp 12 sẽ đưa ra quyết định cuối cùng khi chọn trường, chọn ngành. Tuy nhiên, nhiều học sinh tỏ ra hoang mang không biết mình sẽ chọn nghề gì, học trường nào trước hàng loạt thông tin tuyển sinh của các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến
Chọn ngành, chọn nghề cần sự bản lĩnh và đam mê của bản thân
“Em ước mơ sau này trở thành bác sĩ?”, “Em muốn làm cô giáo”, “Em thích làm công an”… là những câu nói cửa miệng của rất nhiều thế hệ học sinh khi được hỏi lớn lên em thích học gì, làm nghề gì. Tuy nhiên, khi cổng trường Đại học mở ra thì nhiều em tỏ ra hoang mang không biết mình sẽ chọn nghề gì, học trường nào trước vô vàn lựa chọn.
Theo khảo sát thực tế của nhiều chuyên gia cho thấy, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quyết định chọn ngành của học sinh. Có thể xuất phát từ đam mê, sở trường; Xuất phát từ nguyện vọng, truyền thống gia đình; Theo xu hướng xã hội hiện tại hoặc theo số đông bạn bè cùng trang lứa.
Trường hợp của em Nguyễn Ngọc Lan (lớp 12, trường THPT tại TPHCM) là một ví dụ điển hình, Lan chia sẻ: Lúc nhỏ em thích làm giáo viên. Bây giờ em lại thích làm hướng dẫn viên du lịch. Còn cha mẹ lại muốn em làm kế toán để ra trường dễ kiếm việc làm. Em nghĩ chọn học ngành gì là do mình quyết định, những yếu tố khác mình chỉ nên tham khảo chứ không nên bị tác động.
Ngoài những trường hợp phân vân và bị chi phối từ gia đình trong việc chọn ngành, chọn nghề, một số em không thể xác định được đam mê của mình, không có hứng thú trước tư vấn của gia đình, bạn bè sẽ tự thực hiện các bài kiểm tra đánh gia năng lực ( trắc nghiệm tính cách MBTI, tìm hiểu sở trường…) hoặc nhờ các phương pháp xác định khả năng bản thân (sinh trắc học dấu vân tay, đánh giá năng lực trí tuệ hai bán cầu não…) để ra quyết định chọn nghề sao cho phù hợp.
Chọn lựa được môi trường học tập tốt mới là điều quan trọng. Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến hạnh phúc với lựa chọn của mình
Nhìn nhận thực tế này, ThS (NCS) Nguyễn Duy Cường – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Văn Hiến (TPHCM) cho biết: “Qua nhiều năm làm công tác tư vấn tuyển sinh, tôi nhận thấy những thí sinh chọn ngành theo đam mê, sở thích của bản thân sẽ có kết quả học tập tốt hơn, có hứng thú với việc học hơn và ra trường sẽ thành công hơn so với những em chọn ngành học theo số đông hoặc định hướng của gia đình”.
Học sinh chọn môi trường chất lượng chứ không còn phân biệt công- tư
Vài năm trở lại đây, xu hướng chọn ngành, chọn nghề của học sinh đã có sự thay đổi rất lớn. Một số ngành học từng là ngành “hot” được phụ huynh và học sinh quan tâm vì tính chất ổn định (ngành sư phạm, ngân hàng…) đã giảm nhiệt.
Thay vào đó, thế hệ học sinh mới hướng đến việc chọn lựa các ngành học mang tính chất năng động, hội nhập trong thời đại toàn cầu hóa như: Ngành Du lịch, văn hóa nước ngoài, quan hệ công chúng, Quản trị nhân sự, quản trị nhà hàng khách sạn ….
Chọn được ngành học phù hợp, học sinh đã đi được nửa chặng đường. Vấn đề còn lại là chọn trường có môi trường năng động, điều kiện tài chính phù hợp, khoảng cách địa lý thuận tiện. Chính vì thế, nên học trường công hay trường tư thục trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều phụ huynh và học sinh.
Video đang HOT
Trần Văn (trường THPT tại TPHCM thừa nhận; cá nhân em thấy trường công hay trường tư thục không quan trọng. Quan trọng là em biết mình muốn gì. “Khi vào học, thầy cô ở môi trường nào cũng sẽ sẵn sàng tạo điều kiện và giúp đỡ sinh viên mình hết lòng thôi! Quan điểm của em là vậy!”-Văn nói.
Có thể thấy, quá trình xã hội hóa giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước. Học sinh không chỉ ưu tiên chọn trường công lập mà còn dành sự quan tâm đặc biệt đến hệ thống các trường ngoài công lập uy tín, chất lượng, cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi.
“Học sinh hiện nay đã có những góc nhìn rất mới về việc chọn ngành. Nhiều em không đặt nặng việc học trường công hay trường tư thục theo cách nói thông thường nữa mà hướng đến môi trường năng động, chất lượng đào tạo đạt chuẩn và học phí ngôi trường đó phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình các em không.
Bản thân các trường cũng phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thí sinh” – ThS (NCS) Nguyễn Duy Cường – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Văn Hiến (TPHCM) thông tin.
Thực tế, tỉ lệ các trường Đại học công lập dần chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính đang khá nhiều, điều này dẫn đến mức học phí các trường tăng mạnh, thậm chí hơn học phí các trường ngoài công lập. Đây cũng là lý do khiến học sinh cân nhắc hơn khi chọn trường.
Mặt khác, với xu hướng lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu cạnh tranh và khẳng định với xã hội, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ đến chương trình đào tạo…điều đó tạo nên không ít trường tạo dựng được danh tiếng với khối ngành thế mạnh của riêng mình như: ĐH Văn Hiến.
Thầy và trò Trường ĐH Văn Hiến trong ngày vui tốt nghiệp
Những điểm mới của mùa tuyển sinh năm 2018
Song song với quá trình chọn ngành, chọn trường của học sinh, mới đây, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố những điểm quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học năm 2018.
Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy nêu rõ những điểm mới nổi bật của kỳ thi này như sau:
Thứ nhất, khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực giảm từ 0,5 xuống còn 0,25 điểm.
Thứ hai, thay đổi cách làm tròn điểm xét tuyển từ 0,25 điểm sang cách làm tròn điểm đến hai chữ số thập phân.
Thứ ba, Bộ GD&ĐT tạo quy định nội dung đề án tuyển sinh Đại học, Cao đẳng các trường phải cung cấp đầy đủ tỉ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành. Trường nào không công bố thông tin sẽ không được phép thông báo tuyển sinh.
Thứ tư, trước ngày 01 của các tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 11, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT .
Anh Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
5 lợi thế vượt trội khi chọn mô hình Đại học - doanh nghiệp
Với các bạn trẻ trước ngưỡng cửa Đại học, cùng với việc chọn ngành thì chọn trường Đại học cũng không kém phần quan trọng, bởi một trường Đại học phù hợp với định hướng học tập của cá nhân chắc chắn sẽ là nền tảng cần thiết để phát triển bản thân tối đa.
Hiện nay, bên cạnh những điểm chung trong chương trình đào tạo do Bộ GD-ĐT quy định, mỗi trường sẽ có định hướng riêng về nội dung, phương pháp đào tạo, môi trường học tập,... Trong đó, mô hình hợp tác Đại học - Doanh nghiệp với ưu thế đào tạo thực tiễn, chú trọng kỹ năng thực hành được xem là lựa chọn số 1.
Học tập thực tiễn, không lo "khô khan"
Phương châm nổi bật của mô hình Đại học - Doanh nghiệp là "đào tạo để làm việc": chương trình mang tính ứng dụng cao, sinh viên được chuẩn bị để áp dụng ngay kiến thức trên giảng đường vào môi trường làm việc thực tế. Vì vậy, lợi thế đầu tiên khi chọn Đại học - Doanh nghiệp chính là chương trình đào tạo tinh giản, cô đọng. Sinh viên thường được học bằng nhiều hình thức đa dạng như thuyết trình - phản biện, xử lý tình huống, thực hiện đồ án, mô phỏng, "nhập vai",... để học cách "đối diện" vấn đề cụ thể, bước đầu hình dung được thực tế làm việc.
Sinh viên Đại học HUTECH nhập vai tình huống thực tế tại hệ thống mô phỏng ngân hàng HUTECH BANK
Ngoài ra, thời gian học lý thuyết rút ngắn cũng giúp sinh viên có nhiều thời gian hơn để tham gia thực hành, trải nghiệm thực tế,... Sinh viên Đại học - Doanh nghiệp vì thế không sợ bị nhận xét "chỉ biết học thôi chả biết gì"!
Thực hành "tha hồ", vững vàng kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là nội dung quan trọng mà mô hình Đại học - Doanh nghiệp tập trung đào tạo. Không chỉ quan tâm thời lượng thực hành, nhiều trường Đại học hiện nay còn chú trọng điều kiện thực hành cho sinh viên. Chẳng hạn như tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Đại học HUTECH), sinh viên luôn hào hứng với các giờ thực hành - trước hết bởi hệ thống không gian thực hành lý tưởng: từ phòng thực hành - thí nghiệm hiện đại được trang bị chuyên nghiệp cho ngành Dược hay các ngành kỹ thuật - công nghệ đến nhà hàng - khách sạn chuẩn 5 sao, hay hệ thống ngân hàng ngay trong khuôn viên trường,...
Phòng Thực hành Nhà hàng - Khách sạn hiện đại của sinh viên Đại học HUTECH
Trong môi trường doanh nghiệp hiện đại, nhà tuyển dụng luôn đề cao nguồn nhân lực vững kỹ năng chuyên môn. Đây chính là cơ hội để sinh viên Đại học - Doanh nghiệp "tỏa sáng"!
Được học tập ngay trong doanh nghiệp
Thực tế doanh nghiệp chính là giảng đường hiệu quả nhất cho sinh viên! Với sinh viên các trường Đại học - Doanh nghiệp thì điều này hoàn toàn có thể! Ví dụ như tại Đại học HUTECH, sinh viên có thể tham gia các Học kỳ doanh nghiệp từ 2,5 đến 4 tháng; được đào tạo, làm việc cùng nhân viên chính thức và được xét chuyển đổi điểm số.
Sinh viên Đại học HUTECH có thể tham gia các Học kỳ doanh nghiệp từ 2,5 đến 4 tháng
Đặc biệt, mô hình Học kỳ doanh nghiệp "mở cửa" cho sinh viên ứng tuyển ngay từ năm 2; giúp sinh viên dễ dàng hình dung được những công việc cụ thể trong tương lai. Đây cũng là cơ hội để các bạn tích lũy kinh nghiệm, học hỏi kỹ năng làm việc và tạo thêm những mối quan hệ cần thiết trong chính lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
Môi trường năng động, giỏi kỹ năng mềm
Hoạt động ngoại khóa là nền tảng để sinh viên phát triển kỹ năng, vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè cùng sở thích và "ti tỉ" những lợi ích khác. Trong môi trường Đại học - Doanh nghiệp năng động, sinh viên luôn được tạo điều kiện tối đa để tham gia các chương trình ngoại khóa, CLB - Đội - Nhóm.
Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp bạn trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết
Ngoài ra, việc tham gia hoạt động ngoại khóa cũng "buộc" bản thân phải lăn xả, cởi mở hơn, phải học cách sắp xếp công việc, quản lý thời gian,... Đừng coi thường bởi đây chính là kỹ năng đặc biệt cần thiết nếu bạn làm việc trong môi trường nhiều áp lực. Đây cũng là xuất phát điểm cho năng lực quản lý, lãnh đạo đấy!
Rộng mở cơ hội nghề nghiệp ngay trên giảng đường
Với tiêu chí học tập để làm việc, các trường Đại học - Doanh nghiệp thường chú trọng định hướng nghề nghiệp, kết nối doanh nghiệp ngay trong quá trình đào tạo và tất nhiên đây sẽ là cơ hội không thể bỏ qua cho sinh viên.
Ngày hội việc làm do Đại học HUTECH tổ chức hàng năm mang đến nhiều cơ hội cho sinh viên
Kết nối doanh nghiệp có thể thông qua các chương trình gặp gỡ, giao lưu doanh nhân, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên hay những Ngày hội việc làm. Một số trường có thế mạnh hợp tác doanh nghiệp như Đại học HUTECH tổ chức thường niên các Ngày hội Việc làm và Kết nối doanh nghiệp, Ngày hội việc làm Doanh nghiệp Nhật Bản, Ngày hội việc làm Công nghệ thông tin, Ngày hội việc làm khối ngành Kinh tế,... mang đến cho sinh viên những cơ hội nghề nghiệp xứng đáng.
Theo Dân trí
Ngành nào cần nhiều nhân lực? Sáng 24.3, chương trình Tư vấn mùa thi năm 2018 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT đã đến với học sinh các trường THPT tỉnh Hậu Giang. Học sinh đặt câu hỏi trong chương trình. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH Chương trình diễn ra trong thời điểm chỉ còn 1 tuần nữa thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký...