Chọn ngành cho tương lai
Không ít thí sinh đổ xô đăng ký vào một số ngành học được cho là thời thượng, dễ tìm việc, thu nhập cao trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu những ngành đó có dễ tìm việc trong năm, mười năm tới?
Dự báo nhân lực qua đào tạo ngành ngân hàng – (Nguồn: tổng hợp kết quả dự báo từ quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020 của Ngân hàng Nhà nước)
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch – đầu tư, đến năm 2020 tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011. Nhu cầu lớn nhất thuộc về khối ngành công nghiệp – xây dựng với hơn 8 triệu người, khối ngành dịch vụ tăng thêm hơn 3 triệu người. Riêng khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tăng ít nhất với khoảng 800.000 người. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà nền kinh tế cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo.
Khác biệt ngành thủy sản
Theo dự báo của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, trong giai đoạn 2011-2020, tỉ trọng nhân lực khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng nguồn lao động xã hội có xu hướng giảm nhanh. So với các khối ngành khác, đến năm 2020 tỉ lệ lao động của khối ngành này giảm gần 10% so với năm 2011. Tuy nhiên, số lượng lao động tuyệt đối vẫn chưa giảm đáng kể, thậm chí còn tăng chút ít. Dự báo số lao động qua đào tạo các loại của khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ đạt khoảng 27% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tương ứng với khoảng 7 triệu và 13 triệu người.
Video đang HOT
Tuy nhiên trong nhóm ngành này, thủy sản lại có sự khác biệt. Trong khi nhóm ngành nông, lâm nghiệp cũng như cả khối này tỉ lệ lao động qua đào tạo không cao thì nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành thủy sản vào năm 2020 sẽ lên đến 68%, chủ yếu là đào tạo nghề. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực của ngành thủy sản cũng có tỉ lệ tăng nhiều nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp.
Dự báo đến năm 2020, tổng lao động đã qua đào tạo của riêng ngành thủy sản cần đến 1,7 triệu người. Tốc độ tăng nhu cầu lao động của nhóm ngành thủy sản cũng vượt trội so với các ngành khác cùng nhóm ngành, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến năm 2014. Trong khi tốc độ tăng nhu cầu lao động hằng năm của cả nhóm ngành này luôn ở mức dưới 0,5% thì nhóm ngành thủy sản tăng từ 2,21-3,8%. Điều này dẫn đến việc nhu cầu lao động của ngành thủy sản cũng tăng lên hơn 2,4 triệu người so với 1,9 triệu của năm 2011.
Ngành xây dựng tăng mạnh
Tổng số lao động trong khối ngành công nghiệp – xây dựng được dự báo là gần 15 triệu người vào năm 2015 và tăng lên đến gần 20 triệu vào năm 2020. Trong đó, riêng lực lượng lao động đã qua đào tạo lần lượt sẽ là 11 và 16 triệu người. Trong số lao động được đào tạo, phần lớn vẫn là đào tạo nghề với tỉ lệ 82-85%, trong khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học có tỉ lệ giảm dần từ 17,9% còn 14,2%. Theo dự báo, tỉ lệ lao động được đào tạo bậc đại học chiếm khoảng 6,2%, trong khi đào tạo trung cấp chiếm 5,9% lực lượng lao động trong khối ngành công nghiệp – xây dựng.
Trong khối ngành công nghiệp – xây dựng, nhu cầu lao động tăng nhiều nhất phải kể đến nhóm ngành công nghiệp chế biến. Theo thống kê, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này khoảng 7,5 triệu người. Tuy nhiên, đến năm 2015 ngành này sẽ cần đến hơn 9 triệu lao động và đến năm 2020 cần đến hơn 11 triệu người. Nhưng nếu xét về tốc độ tăng nhu cầu nhân lực thì phải kể đến ngành xây dựng. Đây là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu người, tăng gần 2 triệu người so với năm 2010. Đến thời điểm đó, tổng số nhân lực qua đào tạo ngành xây dựng xấp xỉ 3 triệu người, đến năm 2020 con số này là 5 triệu người. Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000-500.000 người.
Ngược lại, các ngành thuộc nhóm công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng chậm, thậm chí giảm nhu cầu nhân lực. Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp khai thác sẽ giảm đều nhu cầu nhân lực từ nay đến năm 2020, mỗi năm giảm khoảng 100.000 người.
Dịch vụ cần lao động bậc cao
Cùng với khối ngành công nghiệp – xây dựng, nhân lực khối ngành dịch vụ như khách sạn nhà hàng, sửa chữa động cơ, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo… được dự báo sẽ tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo tính toán, nhân lực khối ngành này đến năm 2015 là 15 triệu người, tăng gần 2 triệu so với năm 2010, và đến năm 2020 tăng lên gần 17 triệu người, chiếm khoảng 27% tổng lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Đáng chú ý là số nhân lực qua đào tạo của khối ngành dịch vụ được đòi hỏi cao hơn hẳn so với các khối ngành khác. Dự báo đến năm 2015, số lao động khối ngành dịch vụ đã qua đào tạo khoảng 12 triệu người, chiếm đến 80% lực lượng lao động. Và con số này của năm 2020 là gần 15 triệu người, tương ứng với 87%.
Trong các bậc đào tạo, khối ngành dịch vụ cũng có đặc trưng khác các khối ngành khác với việc yêu cầu trình độ đào tạo khá cao. Trong khi các ngành khác cần một lượng lớn lao động được đào tạo thì khối ngành dịch vụ cần nhiều lao động được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Theo dự báo, nhu cầu lao động khối ngành dịch vụ được đào tạo đại học lên đến 25,9% vào năm 2020.
Một số ngành, lĩnh vực cụ thể đang được đánh giá là thiếu nhiều cán bộ chuyên môn như tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, du lịch… Đặc biệt, ở lĩnh vực môi trường, số cán bộ làm công tác này ở nước ta mới chỉ đạt 13 người/triệu dân, trong khi tỉ lệ này ở nhiều nước cao gấp đôi, thậm chí gấp hàng chục lần. Nhân sự ngành du lịch cũng được dự báo tăng khoảng 6,2%/năm. Đây là một tốc độ tăng khá cao, tạo cơ hội việc làm lớn cho những lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực này.
Phải học hành bài bản Các ngành như công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, năng lượng hạt nhân… đòi hỏi phần lớn người lao động phải được đào tạo, thậm chí là đào tạo cao đẳng, đại học trở lên. Với công nghệ thông tin, đây là lĩnh vực công nghệ cao và có xu hướng phát triển nhanh. Dự báo đến năm 2015, tổng số nhân lực công nghệ thông tin sẽ vào khoảng 550.000 người (hiện nay khoảng 350.000 người). Ở ngành ngân hàng, dự báo đến năm 2015, tổng nhân lực làm việc trong ngành này sẽ là 240.000 người, tăng gần 65.000 người so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân mỗi năm khoảng 6,5%. Với tốc độ này, đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành sẽ lên đến hơn 300.000 người, nghĩa là tăng hơn 125.000 người so với hiện nay. Riêng ở ngành tài chính, nhu cầu lao động đến năm 2015 là gần 500.000 người. Trong đó, với đặc thù của mình, ngành tài chính đòi hỏi gần như 100% lao động phải qua đào tạo.
TS ĐỖ VIỆT HÀ – HÙNG THUẬT
Theo Tuổi trẻ
Lựa chọn ngành học phải nghĩ đến việc làm tương lai
Ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, thường trực Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội (Bộ GD&ĐT): "Các thí sinh nên chú ý đến các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động. Lựa chọn ngành học hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai".
Xung quanh câu chuyện nơi thừa, nơi thiếu nhân lực đang xảy ra trong nhiều năm nay, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp về vấn đề này.
Ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, thường trực Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã hội (Ảnh: Phạm Thịnh)
- Thưa ông, trong mùa tuyển sinh 2011, công tác hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt cho các thí sinh chuẩn bị thi ĐH được thực hiện như thế nào?
Công tác hướng nghiệp được Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN vừa rồi, công tác hướng nghiệp cũng được làm rất tốt. Thí sinh đã hiểu biết hơn về năng lực của mình, lựa chọn những ngành học theo nhu cầu xã hội. Một số thành phố làm rất tốt vấn đề này như Hà Nội, TP.HCM...
- Hiện nay, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội đang được dư luận hết sức quan tâm. Vậy lãnh đạo Bộ GD&ĐT có những suy nghĩ gì về vấn đề này thưa ông?
Đào tạo theo nhu cầu xã hội là chủ trương rộng lớn của Chính phủ. Bộ GD&ĐT tiến hành đến nay đã được hơn 3 năm. Sắp tới Bộ sẽ có những đánh giá.
Chúng ta không thể giữ nguyên mãi việc năng lực đến đâu đào tạo đến đó mà không căn cứ vào nhu cầu xã hội dẫn đến lãng phí, hiệu quả đào tạo không cao. Bộ GD&ĐT cũng đã có những biện pháp để thực hiện chủ trương này như yêu cầu các trường phải thực hiện 3 công khai; phải cam kết chất lượng cung cấp cho người dân kèm theo lộ trình của đổi mới cơ chế tài chính.
- Hiện nay có 1 thực tế rằng nơi thừa, nơi thiếu nhân lực. Ngay từ mùa tuyển sinh 2011, đã có sự liên kết nào giữa chỉ tiêu đào tạo với công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội thưa ông?
Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương tổ chức quy hoạch nguồn nhân lực. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang trình Chính phủ dự thảo bản quy hoạch nhân lực quốc gia. Đó là thông số rất quan trọng để các trường, những người làm chính sách về đào tạo tham khảo.
Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều chính sách để cân đối vấn đề này trong đó có 2 thông số hết sức quan trọng là diện tích sàn xây dựng và số sinh viên trên một giảng viên.
- Quy mô của giáo dục chuyên nghiệp hiện nay là như thế nào thưa ông?
Quy mô của giáo dục chuyên nghiệp hiện nay trên 650 nghìn. Từ năm năm 2000 trở lại đây quy mô giáo dục chuyên nghiệp tăng khoảng 3 lần. Đây là một trong những thành công của giáo dục chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện sự nhận thức đúng đắn hơn của người học. Chúng tôi có những chính sách về mở rộng quy mô và đào tạo liên thông thể thu hút thí sinh.
Cơ bản, công tác tuyển sinh TCCN năm 2011 sẽ giữ ổn định như năm 2010. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số điều chỉnh cho phù hợp.
Theo đó, việc thực hiện hình thức xét tuyển (không tổ chức thi) trên cơ sở kết quả học tập của học sinh ở phổ thông hoặc kết quả thi vào ĐH, CĐ đối với hệ đào tạo này vẫn được tiếp tục thực hiện, trừ các ngành đào tạo năng khiếu. Các trường có thể tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong năm, tuyển nhiều loại đối tượng theo quy định với những tiêu chí xét tuyển phù hợp...
- Phát triển giáo dục chuyên nghiệp phải chăng chúng ta sẽ có những ưu ái về chỉ tiêu đối với loại hình đào tạo này?
Về chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ xác định tổng chỉ tiêu đào tạo của từng trường trên cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó điều chỉnh giảm chỉ tiêu ở các trường vi phạm quy chế tuyển sinh, quy định về liên kết đào tạo và các quy định hiện hành về đào tạo TCCN.
Đặc biệt, sẽ giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN đối với các trường ĐH, nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN.
Chúng ta muốn nói đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng điều kiện tài chính không đủ, năng lực đội ngũ không đủ, người học không ham muốn học tập thì việc đào tạo theo nhu cầu xã hội còn xa vời. Như hiện nay chúng ta đã yêu cầu các trường phải công bố chuẩn đầu ra và cam kết thực hiện đúng lộ trình đó.
- Một trong những băn khoăn lớn nhất của các sĩ tử trước mùa tuyển sinh là việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Ông có lời khuyên gì cho các em về vấn đề này?
Việc chọn ngành dự thi của không ít thí sinh hiện nay là theo tâm lý đám đông, thị hiếu nhất thời của xã hội, chưa xuất phát trên nhu cầu sử dụng nhân lực, cơ hội việc làm thật sự.
Để chọn được ngành nghề phù hợp với mình, các em cần cân nhắc từ nhiều yếu tố như năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện đi lại... Các em cũng nên chú ý, hiện, số lượng trường đào tạo cùng một ngành, số lượng thí sinh đông đảo có nguyện vọng học, đăng ký xét tuyển vào một ngành học nào đó chưa phải là những thông số tin cậy phản ánh chính xác nhu cầu sử dụng nhân lực.
Các thí sinh nên chú ý đến các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động. Lựa chọn ngành học hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC
Khởi động chương trình tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh 2012 Ngày 4/2, báoiện tử Dân trí khởiộng chưH,CĐ 2012. nh nhằm cung cấi các thí sinh những thông tin thiết thực bổ ích nhất trong việc chọn ngành, chọn nghề giảiáp nhữngc mắc trong tuyển sinh 2012. Dân trí sẽ cung cấp, tưn giảiápc mắc của thí sinh, phụ huynh thông tin về ngành nghềào tạo, hưng chọn nghề phùi bản thân ngành...