Chọn mua laptop màn hình cảm ứng
Kể từ khi Microsoft tung ra phiên bản hệ điều hành Windows 8 hướng tới các thiết bị cảm ứng, laptop có màn hình cảm ứng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường và trở thành một phân khúc đáng chú ý. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng thắc mắc không biết có nên mua laptop có màn hình cảm ứng, sử dụng màn hình cảm ứng trên laptop có thuận tiện không, nên mua dòng laptop cảm ứng nào?
Có thể nói, xu hướng cảm ứng đã lan rộng trong thế giới công nghệ và các thiết bị số, mang lại cơ hội sáng tạo cho các nhà sản xuất truyền thống. Hãng Intel thậm chí đã đưa tiêu chí “có màn hình cảm ứng” vào các mẫu Ultrabook thế hệ thứ tư. Hãy xem một số mẫu laptop có màn hình cảm ứng trên thị trường hiện nay.
Loại “biến hình”
Laptop biến hình đã hiện diện từ khá lâu, cho phép người dùng gấp ngược màn hình và xoay theo bản lề để biến chiếc laptop thành một máy tính bảng. Điển hình cho thiết kế này là các mẫu Lenovo ThinkPad Twist, Dell XPS 12, Lenovo Yoga, Acer Aspire R7. Ưu điểm của thiết kế này là bạn có thể dựng đứng laptop trên bàn và thao tác trên màn hình một cách dễ dàng, thích hợp khi xem phim.
Lenovo Yoga 11
Những mẫu laptop có thiết kế này thường khó phân biệt với laptop thông thường, có trọng lượng và các thành phần khung máy không khác gì laptop thông thường. Hầu hết chúng có kích thước màn hình 11.6 inch và 13.3 inch, rất dễ sử dụng như một máy tính hàng ngày.
Nhược điểm của laptop “biến hình” là không thể gỡ bỏ bàn phím. Ngoài ra, do vẫn được trang bị các chi tiết phần cứng thông thường nên máy khá nặng, thường từ 2-4 kg. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người dùng muốn sử dụng máy như một máy tính xách tay nhiều hơn là một máy tính bảng.
Loại gắn dock (dockable)
Đây là một dạng laptop có dock bàn phím rời, khi cần sử dụng như laptop, bạn chỉ cần gắn phần màn hình cảm ứng vào dock. Màn hình có chứa các thành phần quan trọng đối với hoạt động của máy tính, do đó, bàn phím chỉ là một thiết bị ngoại vi kết nối thông qua một cơ chế lắp ghép. Các mẫu máy dạng này bao gồm Asus Vivo Tab, HP Envy x2, Lenovo ThinkPad Helix.
Lenovo ThinkPad Helix
Các laptop màn hình cảm ứng dạng gắn dock có thể khó sử dụng trong chế độ máy tính xách tay bởi vì các thành phần hệ thống cốt lõi đều được đặt trong phần màn hình, khiến nó hơi nặng. Thường thì các mẫu máy này có màn hình không lớn hơn 12.1 inch (mặc dù có những trường hợp ngoại lệ), nghĩa là bàn phím sẽ khá nhỏ và cấu hình phần cứng yếu. Bộ xử lý Intel Core thế hệ 4 mới có thể mang lại tốc độ tương đối nhanh cho các laptop dạng gắn dock, nhưng các thành phần phần cứng cao cấp có thể rất đắt tiền. Những người dùng quan tâm tới hiệu suất làm việc của máy tính tốt hơn nên lựa chọn một laptop thông thường hoặc laptop biến hình.
Tuy nhiên, khi là một máy tính bảng, các mẫu gắn dock cho hiệu suất tốt hơn các thiết bị màn hình cảm ứng khác với Windows. Khả năng loại bỏ bàn phím cũng giúp giảm khá nhiều trọng lượng máy, xuống chỉ còn khoảng 1 kg, tương đương các máy tính bảng iPad 10 inch hoặc Google Nexus 10. Ngoài ra, nhiều mẫu còn tích hợp thêm một pin dự phòng trong dock bàn phím, có thể dùng để sạc máy tính bảng hoặc kéo dài thời lượng pin cho máy tính xách tay.
Loại trượt (slide)
Các laptop cảm ứng dạng trượt về cơ bản giống như laptop biến hình, nhưng thay vì xoay màn hình theo bản lề thì màn hình sẽ trượt trên mặt bàn phím và để lộ ra một bàn phím bên dưới màn hình cảm ứng. Các mẫu theo xu hướng này có thể kể đến Toshiba Satellite U920t, Sony Vaio Duo 11, Asus Eee Slider.
Sony Vaio Duo 11
Các máy tính xách tay có sử dụng thiết kế này có xu hướng nhẹ và nhỏ với kích thước màn hình từ 10.1 – 12.5 inch. Về trọng lượng, chúng tương tự như loại gắn dock nhưng không bị nặng đầu. Nhược điểm của loại này là không gian bàn phím hạn chế và hầu như không có chỗ nghỉ tay (palmrest). Một số mẫu thậm chí không cung cấp touchpad trên bàn phím, đó có thể là một vấn đề đối với một số người dùng. Ngoài ra, thanh trượt thường cố định màn hình ở một góc nhất định, do đó nó không linh hoạt khi cần điều chỉnh màn hình.
So với một netbook thông thường thì mẫu máy tính dạng trượt này khá gọn nhẹ, tiện lợi, thao tác trượt đơn giản. Về cơ bản nó là một máy tính bảng phục vụ giải trí, nhưng khi cần làm việc bạn chỉ cần trượt bàn phím ra. Loại sản phẩm này phù hợp với những ai có ý định sắm một máy tính bảng mà ưu tiên cả giải trí và công việc.
Laptop cảm ứng “tiêu chuẩn”
Thực ra đây chính là mẫu laptop thông thường nhưng có thêm màn hình cảm ứng. Với yêu cầu bắt buộc của Intel đối với Ultrabook thế hệ thứ 4 là phải có màn hình cảm ứng, những mẫu laptop loại này sẽ ngày càng trở nên phổ biến.
Video đang HOT
Asus Vivobook S550CA
Thực tế, mẫu laptop này không thể sử dụng như một máy tính bảng, nghĩa là nó chỉ có một hình dạng như laptop truyền thống và bạn không thể xoay gập hay tách màn hình để biến nó thành máy tính bảng. Màn hình cảm ứng của máy được dùng như một touchpad khổng lồ.
Việc vươn người về phía trước để sử dụng cảm ứng trên màn hình nó không phải là một tư thế lý tưởng và dễ chịu, bàn tay của bạn cũng sẽ khá mỏi nếu phải thao tác lâu trên màn hình. Mặc dù vậy, nếu dùng thay touchpad thì thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn, ví dụ khi bạn tắt/khởi động máy, hoặc bấm nút chơi nhạc, xem phim, lướt qua các trang web…
Máy tính xách tay màn hình cảm ứng xuất hiện trên thị trường từ khoảng cuối năm 2012 với giá khá cao, nhưng hiện nay giá đã hấp dẫn hơn nhiều. Hiện trên thị trường thậm chí có những mẫu chưa đến 9 triệu đồng.
Khảo sát trên thị trường hiện nay, hầu hết các hãng sản xuất laptop đều có vài mẫu laptop màn hình cảm ứng, nhưng nhiều nhất có lẽ là Sony và Asus. Các mẫu laptop này đều được cài đặt sẵn hệ điều hành Windows 8.
Nên chọn loại nào?
Mẫu máy tính “biến hình” có lẽ thích hợp nhất cho những người dùng muốn có một thiết bị duy nhất tất cả-trong-một, nhất là những người hay di chuyển và ưu tiên hơn cho công việc.
Nếu bạn cho rằng mình sẽ dùng chức năng máy tính bảng nhiều hơn máy tính xách tay, hãy chọn loại gắn dock, vừa giảm trọng lượng máy cầm trên tay vừa có thể dễ dàng biến thành laptop khi cần.
Thiết bị dạng trượt có lẽ ít được lựa chọn hơn, mặc dù nó khá tiện lợi vì bạn không phải nghĩ xem có nên mang theo bàn phím không – đơn giản vì chỉ cần trượt màn hình là có ngay bàn phím bên dưới. Dạng máy này không có nhiều kích thước để lựa chọn, đa phần là loại 10-11 inch, và cũng không có nhiều mẫu mã trên thị trường.
Máy tính xách tay truyền thống với màn hình cảm ứng có thể không thật hữu ích nếu bạn không hay dùng tính năng cảm ứng của màn hình. Màn hình cảm ứng được trang bị chủ yếu nhằm tối ưu việc sử dụng hệ điều hành Windows 8, nhưng do máy vẫn có thể sử dụng chuột, touchpad nên tính năng cảm ứng có thể bị “quên” hoặc ít dùng tới, trong khi bạn phải trả tiền để có thêm màn hình cảm ứng. Mặc dù vậy, cảm ứng là một xu hướng của tương lai máy tính nên nếu không muốn lạc hậu với xu hướng này, có thể bạn vẫn nên mua một chiếc.
Theo Digital Trends
Đánh giá Sony Vaio Pro 13 mỏng nhẹ, màn hình Full HD
Vaio Pro 13 tạo được ấn tượng với kiểu dáng mỏng nhẹ, màn hình cảm ứng độ phân giải Full HD cùng cấu hình phần cứng mạnh, chip Core i7-4500U và SSD có khả năng chống sốc tốt, tính di động cao.
Thiết kế
Ultrabook Vaio Pro 13 là phiên bản nâng cấp của Vaio Z với phần cứng nền tảng Haswell.
Không chỉ là phiên bản nâng cấp của Vaio Z, mẫu ultrabook mới của Sony có thiết kế mỏng nhẹ hơn đáng kể với trọng lượng chỉ 1,06 kg và mỏng 1,7 cm. Lớp vỏ ngoài và vùng đệm kê tay sử dụng chất liệu hợp kim nhôm, kết cấu khung máy bằng sợi carbon nên tổng thể máy khá nhẹ so với tiêu chuẩn ultrabook nhưng vẫn đạt được sự cứng cáp cần thiết, độ tin cậy cao.
Vaio Pro 13 là một trong những mẫu ultrabook màn hình 13,3 inch nhẹ nhất hiện nay với trọng lượng chỉ 1,06 kg.
Nét mới trong thiết kế sản phẩm là hệ thống tản nhiệt cũng được thiết kế lại nhằm tạo sự thoải mái cho người dùng. Không khí lấy vào qua bề mặt bàn phím và những khe thông gió để làm mát những linh kiện phần cứng bên trong và luồng không khí nóng được đẩy ra ngoài ở mặt sau.
Ngoài ra, giá trị của Vaio Pro 13 còn thể hiện qua việc trang bị màn hình cảm ứng điện dung 13,3 inch, công nghệ đặc trưng Triluminos display cùng tấm nền (panel) OptiContrast cải thiện độ sáng và độ tương phản cao mang lại hình ảnh sáng rõ, rực rỡ cả khi sử dụng ở nơi có ánh sáng mạnh.
Cổng giao tiếp, khả năng nâng cấp
Cổng giao tiếp thiết bị ngoại vi tập trung ở cạnh phải thân máy.
Tương tự những ultrabook khác, mẫu Vaio Pro 13 cũng không trang bị ổ quang gắn trong, ngõ xuất tín hiệu hình ảnh analog (VGA) và chỉ có 2 cổng USB 3.0.
Cổng cấp nguồn đầu vào và khe thông gió của tản nhiệt ở cạnh phải.
Ngoài các kết nối không dây như Bluetooth 4.0, WiFi 802.11b/g/n và kết nối mạng Ethernet thông qua cổng RJ-45, Pro 13 còn hỗ trợ một số giao tiếp "thời thượng" như Wireless Display 3.0 (WiDi 3.0) chia sẻ hình ảnh, video giữa máy tính và HDTV, khả năng trao đổi thông tin, dữ liệu, tin nhắn hoặc thanh toán điện tử qua giao tiếp không dây tầm gần NFC (Near Field Communication).
Màn hình
Màn hình cảm ứng điện dung, độ phân giải Full HD và công nghệ Triluminos display đặc trưng của Sony.
Vaio Pro 13 trang bị màn hình cảm ứng độ phân giải Full HD nhưng kích cỡ nhỏ hơn (13,3 inch). Công nghệ đặc trưng Triluminos display cùng tấm nền (panel) OptiContrast cải thiện độ sáng và độ tương phản mang lại hình ảnh sáng rõ và rực rỡ cả khi sử dụng ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng mạnh. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng hiển thị trên màn hình cũng dễ dàng phân biệt rõ ràng. Việc trang bị màn hình gương có khả năng hấp thụ ánh sáng và độ sáng màn hình cao nên khi sử dụng ngoài trời, hình ảnh hiển thị vẫn sáng, rõ nét dù có sự suy giảm so với trong văn phòng.
Đệm cao su ở hai góc màn hình giúp máy "đứng" vững, không bị lật về sau khi thao tác trên màn hình cảm ứng.
Thử nghiệm độ nhạy màn hình cảm ứng và khả năng tương tác người dùng của mẫu laptop trên cũng để lại ấn tượng tốt. Cụ thể với game Angry Birds và Ninja Fruit, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp thao tác trên màn hình nhẹ, thoải mái và chính xác, thao tác game linh hoạt hơn so với khi dùng touchpad hoặc chuột gắn ngoài.
Bàn phím, touchpad
Bàn phím tích hợp đèn nền LED tiện dụng khi làm việc trong môi trường thiếu sáng.
Vaio Pro 13 còn được trang bị bàn phím chicklet đèn nền LED, tiện dụng hơn khi làm việc trong môi trường thiếu sáng. Phím nhấn êm, độ đàn hồi đủ tốt để lướt nhanh khi gõ văn bản. Khoảng cách giữa các phím rộng, giúp bạn thao tác thoải mái mà không sợ nhầm phím.
Trừ nhóm phím chức năng (Fn) ít sử dụng đến khá nhỏ thì những phím nhấn còn lại kích thước lớn, khoảng cách giữa các phím hợp lý, phù hợp với cả người dùng có cỡ tay lớn.
Touchpad rộng, hỗ trợ cảm ứng đa điểm, cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp chuột di chuyển chính xác hơn, các chức năng cuộn, phóng to và xoay ảnh cũng dễ thực hiện hơn.
Đánh giá hiệu năng, chi tiết kết quả thử nghiệm
Hiệu năng
Thử nghiệm với cấu hình phần cứng dùng chip Haswell Core i7-4500U (1,8 GHz, 4 MB smart cache, TDP 15 W), đồ họa tích hợp HD Graphics 4400 (GT2), 4 GB RAM DDR3L bus 1.600 MHz và SSD 256 GB, giao tiếp SATA 6 Gb/giây.
Kết quả PCMark 8 Home.
Xét hiệu năng tổng thể, Vaio Pro 13 có thể đáp ứng tốt nhu cầu làm việc và giải trí di động nhẹ nhàng. Trong đó, hiệu năng đồ họa tích hợp HD Graphics 4400 cao hơn từ 20 đến 30% so với HD Graphics 4000 của chip Ivy Bridge dòng U (dòng điện áp thấp) do có đến 20 đơn vị thực thi lệnh (execution unit - EU), trong khi với HD Graphics 4000 chỉ có 16 EU.
Phép thử đồ họa 3DMark.
Một trong những thay đổi lớn của chip Haswell là tích hợp các đơn vị quản lý điện năng (PCU) và bổ sung một số trạng thái tiết kiệm năng lượng mới S0ix nhằm kiểm soát tốt hơn việc tiêu thụ điện năng của các thành phần nhàn rỗi đồng thời vẫn đảm bảo tính sẵn sàng. Vì vậy, Vaio Pro 13 có thời lượng dùng pin cao hơn đáng kể so với những mẫu Vaio Z dùng chip Ivy Bridge.
MobileMark 2007 là một trong những công cụ tiêu chuẩn hàng đầu dùng đánh giá thời lượng pin laptop.
Cụ thể trong phép thử Productivity, MobileMark 2007, thời lượng dùng pin mẫu laptop này đạt đến 7 giờ 21 phút, cao hơn một chút so với Inspiron 14-7000 trong cùng phép thử. Tương tự với phép thử PCMark 8, Home kiểm tra thời lượng dùng pin liên tục của mẫu ultrabook này cũng đạt đến 5 giờ 10 phút, cao hơn khoảng 5,1% so với Inspiron 14-7000.
Tốc độ truy xuất dữ liệu
Tốc độ truy xuất ổ cứng qua phép đo PCMark 05.
Việc trang bị SSD đã góp phần nâng cao hiệu năng chung đồng thời mang lại khả năng đáp ứng tốt hơn, chẳng hạn quá trình khởi động Windows 8 chỉ mất khoảng 9 đến 10 giây tính từ lúc nhấn nút nguồn cho đến khi vào giao diện Modern UI và giảm còn 7 giây khi kích hoạt chế độ "Turn on fast boot" của hệ điều hành.
Kết quả PCMark 05 đo tốc độ truy xuất ổ cứng trong môi trường giả lập cho thấy tốc độ khởi chạy ứng dụng đạt 108,8 MB/giây, quét virus đạt 431,9 MB/giây, tốc độ ghi đạt 541,4 MB/giây trong khi quá trình khởi động Windows XP đạt đến 253,1 MB/giây. Tương tự với PCMark 8, tốc độ truy xuất của ổ cứng đạt 247,4 MB/giây, tương đương 4.955 điểm.
Khả năng tản nhiệt
Kiểm tra khả năng tản nhiệt trong môi trường thử nghiệm 30 độ C.
Bên cạnh các phép đánh giá hiệu năng, Số Hóa cũng ghi nhận khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường có nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng. Trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark Cloud Gate, hệ thống tản nhiệt hoạt động vẫn khá êm và hiệu quả khi nhiệt độ bộ xử lý và đồ họa HD Graphic 4400 cao nhất tương ứng là 75 và 73 độ C.
Chi tiết kết quả thử nghiệm
Theo VNE
ATIV Book 9 Lite chính thức lên kệ, giá từ 13 triệu đồng Theo tin từ Microsoft Store, Samsung đã bắt đầu bán ultrabook ATIV Book 9 Lite tại thị trường Mỹ với giá từ 599 USD (khoảng 13 triệu đồng). Sản phẩm sử dụng vi xử lý AMD và có màn hình cảm ứng 13.3 inch. ATIV Book 9 Lite do được trang bị ổ SSD 128 GB, màn hình cảm ứng lớn và hệ...