Chọn học dự bị ĐH để được vào trường tốp?
Mùa tuyển sinh năm nay nhiều thí sinh trúng tuyển vào các trường dự bị ĐH có điểm thi cao hơn cả điểm chuẩn nhiều trường ĐH khác. Vì sao các thí sinh này chấp nhận học một năm dự bị mà không vào thẳng ĐH?
Sinh viên sau khi học ở Trường Dự bị ĐH TP.HCM sẽ được chuyển vào các trường tốp đầu – NGỌC DƯƠNG
Nhiều thí sinh thuộc đối tượng được xét tuyển vào các trường dự bị ĐH (DBĐH) có điểm từ 14,75 (trong đó mức điểm chuẩn theo điểm thi THPT quốc gia là 12, điểm ưu tiên khu vực – đối tượng là 2,75) vẫn có thể trúng tuyển vào các trường ĐH bình thường khác trong tình hình điểm chuẩn năm nay thấp. Tuy nhiên, những thí sinh này vẫn chọn cách trải qua một năm DBĐH chứ không chịu vào thẳng các trường ĐH khác đủ điều kiện trúng tuyển.
Theo thông tin từ Trường DBĐH TP.HCM, sinh viên sau khi học dự bị tại đây sẽ được chuyển về học chính thức tại các trường ĐH tại TP.HCM và các tỉnh thành như: Y Dược TP.HCM, Y Dược Cần Thơ, Y Tây Nguyên, Y Đà Nẵng, Y Huế, Kinh tế, Luật, Ngân hàng, Tài chính – Marketing, Ngoại thương, Kiến trúc, các trường thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM và nhiều trường ĐH lớn khác (trừ các trường có thi năng khiếu, các trường có tổ chức sơ tuyển như: cảnh sát, an ninh, quân đội và ngành sư phạm). Các trường DBĐH ở các địa phương khác cũng chuyển tiếp đến các trường ĐH lớn.
Thông tin giới thiệu của Trường DBĐH T.Ư (Việt Trì) còn ghi rõ: “Học sinh sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng dự bị, nhà trường căn cứ vào kết quả bồi dưỡng, nguyện vọng của học sinh, chỉ tiêu phân bổ của Bộ GD-ĐT để phân bổ học sinh vào học tiếp các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH trọng điểm (học sinh không phải thi ĐH bên ngoài)”.
Theo lãnh đạo một trường DBĐH, chỉ tiêu của hệ thống trường này dựa vào chỉ tiêu các trường ĐH chuyển về. Đầu năm học, lãnh đạo trường DBĐH sẽ gửi công văn đến các trường ĐH hỏi về nhu cầu chuyển tiếp sinh viên dự bị. Sau khi xác nhận chỉ tiêu từ các trường ĐH, lãnh đạo trường DBĐH mới gửi công văn lên Bộ GD-ĐT để xác định chỉ tiêu xét tuyển vào trường.
Khi trúng tuyển, mỗi thí sinh sẽ đề xuất nhu cầu học tại các trường ĐH cụ thể. Sau khi hoàn tất một năm dự bị, mỗi trường sẽ có cách phân bổ sinh viên vào các trường ĐH khác nhau. Chẳng hạn Trường DBĐH TP.HCM sẽ xếp hạng kết quả học tập của sinh viên cuối khóa, sau đó dựa vào thành tích này để phân bố vào các trường ĐH.
Theo một chuyên gia có thời gian nhiều năm làm công tác tuyển sinh ĐH, sự lựa chọn này của thí sinh không có gì đáng ngạc nhiên. Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm. Dù năm nay điểm chuẩn một số trường ĐH thấp, các thí sinh này có thể trúng tuyển chính thức nhưng đa số đây là trường ngoài công lập và không có thương hiệu lớn như các trường công lập tốp đầu về y dược, kinh tế, công an, quân đội.
Chính vì vậy, đây là “cửa ngách” để các thí sinh có thể vào học tại các trường này vì điểm thi của thí sinh không cách nào vào thẳng được.
Video đang HOT
Đối tượng ưu tiên xét tuyển
Điều 3 và điều 4, chương II của thông tư quy định đối tượng xét tuyển vào các trường DBĐH là thí sinh thuộc đối tượng 01 của nhóm ưu tiên và khu vực 1 (thí sinh dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa). Riêng các thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp THPT thì sẽ được tuyển thẳng vào các trường DBĐH.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia ngay trong năm xét tuyển được đăng ký để xét tuyển vào học hệ DBĐH theo một trong 2 phương thức là xét tuyển theo điểm thi THPT hoặc xét tuyển theo điểm học bạ. Nếu xét tuyển theo điểm thi THPT, điểm tối thiểu phải là 12 cho mỗi tổ hợp môn (chưa kể điểm ưu tiên khu vực, đối tượng). Nếu xét tuyển theo điểm học bạ, điểm trung bình tối thiểu mỗi môn trong tổ hợp phải là 6,0.
Theo thanhnien.vn
Xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018: Đảm bảo quyền tự chủ của các trường
Mùa tuyển sinh sắp kết thúc, mặc dù năm nay điểm sàn giảm nhưng đánh giá chung lượng tuyển sinh vẫn đảm bảo. Nhiều cơ sở đã đủ nguồn tuyển ngay sau kết thúc nguyện vọng 1. Để có nhìn nhận, đánh giá khách quan về công tác tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2018, ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đã có những chia sẻ với báo chí.
Công tác xét tuyển ĐH, CĐ đã đạt được các tiêu chí nhanh gọn, nhẹ nhàng và hiệu quả
Công tác xét tuyển đảm bảo nhẹ nhàng, hiệu quả
Thưa ông, sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1 vào ĐH, CĐ, ông đánh giá như thế nào về công tác xét tuyển năm nay?
Công tác xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 1 năm nay đảm bảo được các tiêu chí an toàn, hiệu quả. Điểm trúng tuyển đã phản ánh được chất lượng đào tạo và sự phân hóa chất lượng giữa các thí sinh, giữa các nhóm trường...
Ngay trong đợt 1, đã có 172 mã tuyển sinh tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu tính theo tỷ lệ 70% trở lên thì đã có 226 mã tuyển sinh tuyển đủ chỉ tiêu, chiếm 70% tổng số mã tuyển sinh trên toàn quốc. Con số này đã phản ánh được kết quả là, công tác xét tuyển năm 2018 đã đạt được các tiêu chí như: Nhanh gọn, nhẹ nhàng, hiệu quả và giảm được áp lực cho các công tác tuyển sinh đợt sau.
Ngoài ra, phương thức tuyển sinh năm 2018 đã đảm bảo tính khoa học, hợp lý, khách quan, công bằng đối với các thí sinh và đối với các trường. Đồng thời thực hiện được đổi mới công tác tuyển sinh theo tiêu chí và theo tinh thần của Nghị quyết 29. Trên cơ sở đó, công tác tuyển sinh năm nay đã được xã hội, thí sinh và các trường đánh giá tốt. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục duy trì và tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình, kỹ thuật phần mềm để áp dụng cho các năm tiếp theo trong công tác tuyển sinh.
Một điểm khá quan trọng đó là: Năm 2018, thí sinh được đăng ký số lượng không giới hạn về nguyện vọng; đặc biệt sau khi có điểm thi các em được điều chỉnh một lần nữa để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
Phương thức tuyển sinh năm 2018 đảm bảo công bằng cho thí sinh và các trường ĐH, CĐ
Quá trình tuyển sinh đảm bảo được quyền tự chủ của các trường. Năm nay cũng là năm các trường được tự chủ xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh, tham gia các nhóm tuyển sinh hoặc tuyển sinh độc lập. Các trường có thể dự tính được tỷ lệ ảo và xác định được ngưỡng trúng tuyển và danh sách trúng tuyển theo đúng quy định của pháp luật.
Kế thừa kết quả thành công của năm 2017, năm 2018 đã điều chỉnh một số kỹ thuật nhỏ để khắc phục những hạn chế, đồng thời áp dụng công nghệ triệt để hơn, từ khâu đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, xác nhận nhập học... ngày 22/8 các trường phải nhập toàn bộ danh sách các thí sinh nhập học.
Thực tế cho thấy, điểm chuẩn đầu vào của các trường đều giảm từ 1 - 3 điểm so với năm ngoái. Ông có nhận định gì về điểm chuẩn của các trường năm nay?
Theo đánh giá phổ điểm năm nay có thấp hơn phổ điểm của năm 2017 một chút. Tuy nhiên, việc các trường hạ điểm chuẩn xét tuyển phụ thuộc vào mấy điểm sau:
Thứ nhất, số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành, các trường. Trên thực tế, khi nói đến điểm chuẩn thì cần xác định điểm của ngành, khối ngành, chứ chúng ta không nói điểm chuẩn của trường. Có rất nhiều trường top trên cũng có những ngành khó tuyển.
Và khi nói đến điểm chuẩn của các ngành thì cần nói tới cách xác định, nguyên tắc xác định điểm chuẩn. Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: Một là, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành. Nếu ngành có độ "hot" cao, đáp ứng yêu cầu xã hội thì số lượng thí sinh đăng ký vào nhiều.
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học
Thứ 2, phụ thuộc vào chỉ tiêu. Nguyên tắc xét tuyển đó là xét đủ chỉ tiêu thì sẽ xác định được điểm chuẩn. Điểm chuẩn của các ngành có thể hơi thấp một chút, điều đó phụ thuộc vào chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo của các ngành đó và độ "hot" của thị trường đối với ngành đó.
Vì thế đây cũng là cơ hội để các trường, các ngành khi có điểm chuẩn thấp, không thu hút được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển thì chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình, nâng cao chuẩn đầu ra, chất lượng đội ngũ để tăng được uy tín của ngành nhằm thu hút được thí sinh trong những năm tới.
Đầu vào chỉ là một khâu trong quá trình đào tạo
Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại về chất lượng đầu vào của các trường đại học, cao đẳng năm nay. Vậy theo ông lo ngại này liệu có căn cứ?
Trên thực tế, xét tuyển đầu vào chỉ là một khâu trong quá trình đào tạo chung. Trong quá trình đào tạo chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Quá trình đào tạo của một sinh viên kéo dài từ 4 - 5 năm. Và quá trình đào tạo này là quá trình sàng lọc kỹ đối với sinh viên.
Thực tế có nhiều trường, sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt 70 - 80%, thậm chí có những trường về kỹ thuật công nghệ họ chỉ đạt được 65% so với số sinh viên vào học. Đây là quá trình sàng lọc để đảm bảo cho các sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo quy định. Vì vậy, đầu vào cũng chỉ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đào tạo mà thôi.
Cùng với quá trình đào tạo và đầu ra thì mới đánh giá được chất lượng đào tạo. Ông đánh giá như thế nào về một số thay đổi trong tuyển sinh năm nay?
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, Bộ GD&ĐT quyết định không làm tròn đến 0,25 điểm mà được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điều này tạo sự phân hóa cho thí sinh, giúp các trường không phải đặt ra quá nhiều tiêu chí phụ; đặc biệt là những thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển. Đây là bước tiến mới và các trường đều hoan nghênh về quy định này.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu về khoảng cách điểm ưu tiên theo khu vực cho thấy, khoảng cách giữa các vùng miền đã thu hẹp khá nhiều. Sau khi nghiên cứu kỹ, xin ý kiến của các ngành chức năng, các bộ, ngành thì chúng tôi quyết định giảm điểm ưu tiên khu vực xuống một nửa. Điều này đã tạo ra công bằng hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển và giảm bất cập cho nhiều trường hợp các em ở vùng khó nhưng lại có điểm rất cao so với điểm của các em ở thành thị.
Xin cảm ơn ông!
Theo giaoducthoidai.vn
Đề xuất tuyển người giỏi không qua sư phạm vào làm giáo viên Thực tế người được giao trọng trách dạy đội tuyển học sinh giỏi, ôn thi đại học môn Toán không phải học trường sư phạm. Từng là thầy giáo, ông Phạm Xuân Anh chia sẻ quan điểm về việc tuyển chọn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này. Một trong những đổi mới đáng ghi nhận trong mùa tuyển sinh...