Chọn hàng gỏi vịt ngon ở Sài Gòn
Thịt vịt chín vừa tới để giữ vị tươi ngon, da vừa giòn… sẽ giúp thực khách có cảm giác ngon miệng và không ngán.
Gỏi là món ăn thường được chế biến với sự pha trộn giữa nhiều nguyên liệu thơm ngon và đẹp mắt. Thịt vịt lại cung cấp rất nhiều protein cho cơ thể. Những nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ cho ra một đĩa gỏi vịt đậm đà, ăn hoài không thấy ngán. Ở Sài Gòn, món ăn này được bán khá phổ biến. Điểm đặc biệt của món ăn này là nước chấm, vì vậy, thường người bán sẽ pha nước chấm sao cho phù hợp với khẩu vị từng vùng miền.
Thịt vịt rất mềm, ngọt thịt, dễ ăn. Gỏi thì trộn rất ngon, màu sắc đẹp mắt, thấm đều nước trộn gỏi và gia vị niêm vào, không quá chua mà rlại rất vừa ăn.
Nhắc đến khu vực Thanh Đa, quận Bình Thạnh, nhiều người sẽ nghĩ đến một món ăn khá nổi tiếng chính là gỏi vịt. Quán khá nổi tiếng vì xuất hiện từ rất lâu và cách chế biến món vịt lại theo một công thức đặc trưng riêng. Món gỏi vịt được quán chế biến gồm các nguyên liệu đa dạng như bắp cải trắng, hoa chuối, đu đủ, ngó sen, hành sim, lạc rang, rau răm… Vịt để chế biến món gỏi cũng phải còn tươi ngon.
Sau khi chế biến, thịt vịt ở đây rất mềm, ngọt, dễ ăn, không tanh. Gỏi thì trộn rất ngon đậm đà, thấm đều nước trộn gỏi và gia vị, không quá chua mà rất vừa ăn. Ngoài gỏi vịt, một số quán thường có thêm các món như miến, bún, cháo… với vị nước lèo đậm đà thơm phức.
Quán nằm tại số 108 Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh, mở bán lúc 8h đến 23h.
Quán gỏi vịt Bà Quẹo
Đây được xem là quán gỏi bình dân nhưng chế biến khá ngon và bắt mắt. Để làm được một đĩa gỏi vịt ngon, đậm đà, ngoài việc người đầu bếp phải biết cách lựa chọn thịt vịt, biết pha chế gia vị để trộn gỏi, nước chấm là một yếu tố không kém phần quan trọng. Chính vì vậy, để tăng thêm vị ngon của món gỏi vịt, nước chấm được các chủ quán pha chế cùng với gừng băm nhuyễn để tăng thêm vị thơm cho món ăn. Chủ quán là người miền Tây nên nước chấm thịt vịt được pha có phần hơi ngọt, tuy nhiên nếu muốn phù hợp với khẩu vị, bạn có thể cho thêm ít chanh hoặc nước mắm cốt nhỉ được chủ quán để tại bàn.
Một đĩa gỏi vịt 2 người ăn giá khoảng 90.000 đồng. Quán nằm ngay chợ Võ Thành Trang trên đường Trường Chinh, Tân Bình, mở bán từ 15h đến 21h các ngày trong tuần.
Video đang HOT
Quán gỏi Vịt Cây Bàng
Khu vực quận Tân Bình tập trung khá đông người miền Bắc sinh sống. Có lẽ vì vậy mà người bán gỏi vịt cũng phải biết cách chế biến món ăn và nước chấm sao cho phù hợp với khẩu vị của người thưởng thức.
Gỏi vịt ở đây chia làm 2 loại, bắp cải hoặc chuối, trộn chung với rau thơm và trên cùng là hành phi. Quán hấp dẫn ở chỗ thịt vịt luôn nóng khi dọn ra. Một đĩa gỏi vịt thịt ít mỡ, miếng thịt dày, da giòn sẽ khiến bạn khi ăn không thấy ngán. Người bán đã biết cách chế biến đĩa gỏi vịt thơm ngon, đậm đà và gia vị trộn gỏi cũng khá vừa miệng. Món ăn có giá cả lại phải chăng và phù hợp với túi tiền nhiều người. Quán chỉ bán khoảng 2 tiếng đồng hồ là hết.
Quán nằm tại số 5 Phạm Văn Hai, phường 2, Tân Bình, được bán khoảng 15h đến 17h.
Hà Lâm
Theo Ngôi Sao
[Chế biến] - Cháo vịt, gỏi rau muống
Thịt vịt là một thực phẩm mát, tốt cho cơ thể và có thể kết hợp thành nhiều món ngon như vịt nấu chao, vịt tiềm, vịt luộc chấm mắm gừng, cháo vịt...
Từ một con vịt, bạn có thể nấu thành một bữa ăn ngon miệng cho ngày cuối tuần. Thịt vịt ngon ngọt sẽ cho bạn một nồi cháo sóng sánh thơm béo, thịt vịt chặt miếng cũng sẽ rất hợp vị khi ăn kèm nước mắm gừng và gỏi rau muống.
Nguyên liệu
1 con vịt (2-2,5kg)
400g nấm rơm
1 chén gạo dẻo, pha thêm chút nếp
2 củ hành tím
1 nhánh gừng nhỏ
10g hành lá, ngò rí
Gia vị: Muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, tiêu
Nước mắm chấm: 5 tép củ tỏi, 3 muỗng cà phê đường, 1 nhánh gừng, 3 trái ớt, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 trái chanh
Gỏi rau muống: 1 bó rau muống, 3 quả chanh, 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 20g đậu phộng rang, 20g hành phi, 1/2 củ tỏi, 3 trái ớt hiểm, 1 ít kinh giới, rau ngổ, húng quế, cần nước
Thực hiện
Vịt làm sạch, khử mùi bằng cách chà xát hỗn hợp gừng, rượu trắng và muối hột. Làm kỹ phần lòng, để riêng lòng, huyết.
Nướng hành tím cho thơm, đập dập cùng với gừng. Cho vịt, hành tím, gừng và 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi nước luộc vịt, luộc lửa vừa cho đến khi vịt chín hẳn. Vớt vịt ra, chặt miếng vừa ăn.
Gạo vo sạch, để ráo, cho vào chảo rang cho hơi vàng. Cho gạo vào nước luộc vịt, chờ nước sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút cho đến khi cháo nhừ.
Nấm rơm cắt bỏ gốc, ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa lại nước sạch. Hành lá, ngò rí làm sạch, xắt nhuyễn.
Cho nấm rơm, lòng, huyết vịt vào nồi cháo nấu chín, nêm muối, hạt nêm, tiêu vừa ăn. Vớt lòng, huyết ra cắt miếng vừa ăn.
Nước mắm chấm: Tỏi bóc vỏ. Gừng cạo vỏ, đập hơi giập, xắt sợi nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt. Giã nhuyễn tỏi, ớt với đường, thêm nước mắm, nước chanh và 1 muỗng canh nước ấm vào khuấy cho đường tan sau đó cho gừng vào, nêm lại cho vừa miệng.
Gỏi rau muống: Rau muống lặt bỏ bớt lá, bào mỏng theo chiều dài, rửa sạch, chần qua nước sôi, thả vào chậu nước đá cho tươi, giòn. Vớt rau muống ra để ráo, bóp nhẹ cho ráo nước. Đậu phộng rang hơi sém, chà bỏ vỏ, đập hơi giập. Rau kinh giới, ngổ, húng quế, cần nước nhặt, rửa sạch, xắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ. Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Giã ớt, tỏi với đường, cho thêm nước cốt chanh, nước mắm, bột ngọt vào khuấy tan.
Cho 1/2 nước trộn gỏi vào rau muống trộn đều, vắt ráo cho thấm và ra bớt nước. Thêm nước trộn còn lại vào trộn đều.
Dọn gỏi rau muống ra đĩa, rắc đậu phộng, hành phi và hỗn hợp rau thơm lên trên, trộn đều. Múc cháo ra tô, dọn ăn cùng gỏi rau muống, lòng, huyết, chấm nước mắm gừng.
Theo PNO
Đặc sản Cao Bằng đậm chất núi rừng Những món ăn được chế biến từ các nguyên liệu hoang sơ, giản dị luôn phảng phất chất núi rừng Đông Bắc. Cao Bằng có nét ẩm thực đặc trưng của đồng bào Tày, Nùng. Những món ăn có tên kỳ lạ chế biến từ nguyên liệu của rừng vừa kích thích tò mò vừa đem lại khoái cảm đặc biệt cho người...