Chọn đúng nơi du học phù hợp cho mình
Việc chọn đúng địa điểm để du học sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công trong quá trình du học của mỗi người.
Khi đi du học, tức là bạn phải bắt đầu một cuộc sống tự lập, tự giải quyết tất cả các vấn đề mình gặp phải. Bạn cũng nhớ rằng khi đó bạn đang ở nước ngoài, mọi việc sẽ khó khăn hơn nhiều so với ở Việt Nam, nên việc lường trước và hạn chế những rắc rối là điều không thừa.
Để xác định nơi đâu sẽ là điểm đến du học của mình, chúng ta căn cứ vào nhiều tiêu chí, nhưng trước tiên cần quan tâm đến 3 tiêu chí sau:
Sự phù hợp và phát triển về ngành học/lĩnh vực nghiên cứu
Tiêu chí này nên được quan tâm đầu tiên khi bạn nghĩ đến việc chọn nơi đến học, vì nó thỏa mãn mục tiêu quan trọng nhất của phần lớn du học sinh là để nâng cao trình độ, mở mang kiến thức, tiếp cận và học hỏi những kỹ thuật, kỹ năng mới, tiên tiến.
Chẳng hạn nếu bạn muốn học về Công nghệ Thông tin thì Mỹ, Nhật, Hàn nên là điểm lựa chọn. Nếu bạn muốn học về Y học thì Pháp, Mỹ là sự lựa chọn tốt. Bạn muốn học về Ngôn ngữ học thì nên đến những nước sử dụng ngôn ngữ đó là quốc ngữ thứ nhất…
Không hẳn đến nước thật phát triển, thật lớn là lựa chọn tốt. Vì có những ngành lại rất phát triển ở những nước nhỏ, kinh tế không phải tốp đầu. Ví dụ, Công nghệ Sinh học rất tốt ở Hàn và Singapore, ngành Du lịch khách sạn rất phát triển ở Thụy Sỹ, Y học ở Ba Lan cũng được đánh giá tốt, ngày càng nhiều các nước Ả rập, các nước Bắc Âu gửi sinh viên đến Ba Lan học ngành này…
Viện nghiên cứu Sức khỏe sinh sản và Thực phẩm Ba Lan
Sự phù hợp về ngôn ngữ
Tiêu chí này đặc biệt quan trọng với bậc học đại học và dưới đại học, vì phần lớn các bậc học này, người học phải sử dụng ngôn ngữ bản địa. Do đó, nếu bạn có ý định đi du học ở các bậc học từ đại học trở xuống, cần xét đến vốn ngoại ngữ của mình khi sang nước đó, xem mình đã đủ dùng chưa, có thể học và sống bằng tiếng nước bản địa không. Ví dụ, khi bạn sang Nhật, các bậc đại học phần lớn phải học bằng tiếng Nhật, sang Trung Quốc bạn cũng phải dùng tiếng Trung Quốc là chủ yếu.
Với các bậc học sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) hầu hết các nước có chương trình và nghiên cứu bằng tiếng Anh cho nghiên cứu sinh nước ngoài, nhất là các ngành Khoa học – Kỹ thuật, Sinh y. Tuy nhiên với những ngành đặc thù như văn hóa, ngôn ngữ, văn học… thì với bậc học này bạn cũng phải học và nghiên cứu bằng tiếng bản địa, nên khi chọn nước đến du học, chúng ta cũng cần xét đến sự phù hợp về ngôn ngữ. Ví dụ, hầu hết nghiên cứu sinh thạc sỹ và tiến sỹ Việt Nam đang học và nghiên cứu bằng tiếng anh ở Hàn, Nhật, Đức…
Video đang HOT
Sự phù hợp về ẩm thực, văn hóa và phong tục tập quán
Có bao giờ bạn tưởng tượng rằng cả một tuần bạn không ăn cơm? Cả năm không ăn canh hoặc rau xào? Và tìm khắp nơi không có một thực phẩm Việt Nam nào? Nồi cơm điện là cái gì đó rất là “lạ” với người dân?
Điều đó có thể xảy ra, nếu như bạn sang học ở một số nước châu Âu và nhất là học ở một số thành phố nhỏ, xa thủ đô, ít người nước ngoài sinh sống và cực hiếm hàng châu Á, do người dân ở đó không có thói quen dùng.
Hoặc, bạn có bao giờ tưởng tượng rằng, mọi thứ mình ăn đều có ớt, ớt nhiều đến đỏ cả nước canh, và khi ăn bạn có cảm giác như cháy trong cổ, và liên tục chảy nước mắt, nước mũi nếu không quen?
Điều này chắc chắn bạn sẽ gặp nếu bạn sang du học ở Hàn và ăn cơm ký túc xá.
Do đó, việc tìm hiểu, lựa chọn được những nước có văn hóa, phong tục, tập quán phù hợp với mình hoặc ít nhất mình có thể tồn tại và thích nghi được, là điều nên làm trước khi chọn nơi đến học.
Subway một thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến ở châu Âu
Mỗi nước có một nền văn hóa, ẩm thực và phong tục tập quán riêng. Chẳng hạn trong ẩm thực, người Nhật thích ăn gỏi, họ có món Sushi và rượu sa kê nổi tiếng, người Mỹ với văn hóa thức ăn nhanh mọi nơi, người Ba Lan thường dùng khoai tây hoặc bánh mỳ thay cơm, người Ấn Độ thường đãi bạn bè món cà ri và họ thường ăn bốc bằng tay, người Hàn luôn tự hào với hàng trăm loại Kim Chi… Trong văn hóa, người Hàn rất có tôn ti – người nhỏ luôn tôn trọng và nghe lời người lớn, giáo sư rất có uy tín. Còn người Ai Cập phần lớn theo đạo Hồi và họ không thích nghe những lời nói tục…
Theo TNO
Bộ GDĐT: Cần tổ chức giờ học phù hợp tâm sinh lý HS
Chia sẻ nỗi lo lắng của cha mẹ học sinh về tình trạng "học sinh thiếu ngủ, do phải đi học sớm", ông Nguyễn Đức Hữu, Phó vụ trưởng Vụ GD tiểu học- Bộ GD-ĐT khẳng định các địa phương phải ấn định giờ học phù hợp đặc điểm vùng miền và tâm sinh lý HS.
Những cái ngáp dài vì ngủ chưa đủ - Ảnh: Minh Đức
Ông Nguyễn Đức Hữu cho biết:
- Khi Tuổi Trẻ đăng bài và diễn đàn về vấn đề trẻ phải đi học sớm, nên thiếu ngủ, đặc biệt có nhắc tới trường hợp của học sinh tại TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã kiểm tra thông tin từ một số sở GD-ĐT và trao đổi cụ thể về việc này với sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh.
Theo thông tin của sở GD-ĐT TP.HCM cung cấp, hiện những trường tiểu học trên địa bàn này vào học sớm nhất là 7 giờ- 7g30 phút. Giờ này ở khu vực phía Nam (không có mùa đông) thì không phải quá sớm trong điều kiện học sinh được học ở trường gần nhà và các bậc cha mẹ học sinh bố trí thời gian biểu hợp lý để trẻ có thể ngủ đủ giấc.
Nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ và phản ánh của nhiều bậc phụ huynh thì tình trạng trẻ em thiếu ngủ, ngủ gật trên đường tới trường, ngủ gật trong giờ học vẫn phổ biến. Quy định 7g học nhưng trẻ phải tới trường trước 15 phút, và để tới trường, trẻ phải dậy từ 6g, thậm chí dậy sớm hơn nữa.
Khi kiểm tra thực tế, chúng tôi thấy có một số phụ huynh kết hợp đưa con tới trường rồi đi làm luôn, do vậy dễ dẫn đến tình trạng học sinh phải dậy sớm để theo bố mẹ đến trường trước khi bố mẹ tới công sở, nơi làm việc.
Ngoài ra có nhiều gia đình tự nguyện xin cho con em mình vào học các trường dân lập, trường quốc tế, những trường này thường tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô, ăn sáng tại trường, do đó một số học sinh ở xa trường có thể phải đón xe đi học sớm.
Cũng có những học sinh không học ở trường gần nhà mà học ở trường cách xa nhà, do bố mẹ muốn tiện đường đi làm hoặc bố mẹ muốn chọn cho con trường tốt hơn...Tất cả những lý do trên đều dẫn tới việc trẻ phải dậy quá sớm.
Những việc này không hoàn toàn đổ lỗi cho nhà trường được mà các bậc cha mẹ học sinh cũng có phần trách nhiệm.
* Như vậy, theo ông việc này các bậc phụ huynh là người cần thu xếp là chính?
- Ông Nguyễn Đức Hữu: Trước hết, cơ quan quản lí trực tiếp phải có trách nhiệm hướng dẫn các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương (điều kiện về địa lý, tự nhiên, thời tiết tùy theo mùa, điều kiện sinh hoạt, làm việc chung của các khu vực dân cư) và tâm sinh lí học sinh mỗi lớp, cấp học, để tổ chức giờ học một cách hợp lí.
Nhưng các bậc cha mẹ học sinh cũng nên cân nhắc, lựa chọn những trường cho con em mình vào học tại nơi cư trú. Hiện nay, hầu hết các xã, phường đều có trường tiểu học.
Các trường công lập có trách nhiệm phải nhận học sinh trong độ tuổi trên địa bàn vào học. Thay vào việc phải đi tới trường trong khoảng thời gian 20-30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ thì trẻ có thể chỉ cần 5- 10 phút để tới trường. Như thế các em có thêm giờ ngủ, giờ nghỉ ngơi.
Nhiều trẻ ở thành phố có thói quen ngủ muộn nhưng bố mẹ không nghiêm khắc nhắc nhở con đi ngủ đúng giờ, việc này các bậc cha mẹ cũng cần thu xếp để trẻ có một thời gian biểu hợp lý, đảm bảo các em được ngủ đủ giấc.
* Bộ GD-ĐT có quy định gì liên quan tới việc ấn định giờ học cho học sinh không? Theo ông, giờ học nên bắt đầu sớm nhất từ mấy giờ là hợp lý cho số đông học sinh, tạm loại trừ những trường hợp cá biệt?
- Ông Nguyễn Đức Hữu: Từ nhiều năm nay, kể cả thời gian năm học, trong đó có ngày tựu trường, ngày kết thúc năm học, Bộ GD-ĐT đều giao chủ động cho các địa phương. Vì giữa miền xuôi và miền núi, giữa Nam và Bắc có những đặc thù khác nhau, việc quy định cứng trên toàn quốc là không hợp lý. Các địa phương phải quyết định khung thời gian năm học, trong đó có cả giờ học. Trong khung thời gian đó, các trường có thể ấn định thời gian cụ thể đảm bảo các yếu tố như đã nêu ở trên.
* Theo phản ánh của nhiều phụ huynh thì sở dĩ trẻ thiếu ngủ mà phụ huynh không thể thu xếp cho con ngủ sớm hơn vì các cháu phải làm bài tập quá nhiều vào buổi tối. Một số nhà trường cũng giải thích việc ấn định giờ học sớm để đảm bảo phân phối chương trình. Ngoài ra có nhiều học sinh tiểu học hết giờ chính khóa phải học thêm nên ít giờ nghỉ ngơi. Ông có ý kiến gì về việc này?
- Ông Nguyễn Đức Hữu: Theo quy định của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn của Vụ GD tiểu học thì các trường tiểu học đã tổ chức học 2 buổi/ngày không được phép ra bài tập cho học sinh về nhà. Nếu trường nào vẫn giao bài tập tới mức học sinh phải học khuya là sai, cơ quan GD các địa phương cần kiểm tra, xử lý.
Các cơ sở GD cần nghiêm túc thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cũng quy định nơi dạy học 2 buổi/ngày tối đa không quá 7 tiết/ngày, nơi tổ chức dạy học 1 buổi thì tối đa không quá 5 tiết/buổi. Mỗi tiết học không quá 35 phút. Với thời lượng tối đa này thì không nhất thiết phải tổ chức giờ học quá sớm.
Các bậc phụ huynh không nên bắt con em mình phải đi học thêm vào các buổi tối vì hiện nay, cùng với việc đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, giảm tải nội dung, cấp tiểu học đang triển khai đổi mới cách đánh giá sao cho nhẹ nhàng, động viên khuyến khích được sự cố gắng của mỗi học sinh, trong đó có việc không cho điểm trong quá trình đánh giá thường xuyên để tránh áp lực cho học sinh mà thay vào đó là những nhận xét nhằm giúp các em tiến bộ từng ngày.
* Theo ông trẻ thiếu ngủ, ảnh hưởng thế nào tới chất lượng học tập?
- Đương nhiên thiếu ngủ sẽ khiến trẻ giảm khả năng tập trung, khó có thể tiếp thu bài học tốt. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến trẻ bị căng thẳng, sợ học.
Theo TNO
Lựa chọn hướng đi du học phù hợp Nhiều khóa học và chương trình học bổng hấp dẫn bậc dự bị, đại học và sau đại học tại hội thảo thông tin và tư vấn trực tiếp "Lựa chọn hướng đi phù hợp khi du học". Chương trình hội thảo thông tin và tư vấn trực tiếp Lựa chọn hướng đi phù hợp khi du học với các đại diện trường,...