Chọn đại học xa nhà để tự do bay nhảy: Teen 2K2 hãy đánh giá cả cái “rủi” và cái “vui”!
Mong muốn được “thoát khỏi” vòng tay ba mẹ để có thể tự do bay nhảy và làm điều mình thích, nhiều bạn trẻ đã “định vị” ngôi trường đại học ở vùng đất mới. Nhưng điều mới, điều lạ chưa hẳn sẽ toàn là điều vui!
Vì sao chúng tớ thích “dịch chuyển”?
Với nhiều teen Việt chọn một trường Đại học xa-thật-xa ngoài mong muốn vẫy vùng khắp nơi mà không bị ba mẹ kiểm soát thì còn đơn giản là bởi trót “cảm nắng” những món ăn miền Bắc hấp dẫn, “mê mệt” những bãi biển miền Trung xanh ngát, hay nhịp sống nhộn nhịp của người dân miền Nam. Không chỉ vậy, học xa nhà còn là cách để nhiều bạn trưởng thành hơn, mở rộng thêm vốn sống về văn hóa và con người địa phương.
Teen yêu tự do và ghét sự gò bó chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội “tung cánh bay” này. Nguồn ảnh: Dribbble
Bạn Hoàng Anh (lớp 12, Phổ thông Năng Khiếu, TP.HCM) chia sẻ: “Mình muốn ra Hà Nội học vì mình nghĩ đi xa sẽ giúp mình trưởng thành hơn là cứ mãi ở bên cạnh gia đình. Với lại ngành mình thích chỉ có trường ở ngoài ấy.”
Còn với cô bạn Tâm Anh đến từ Thái Bình: “Đa phần bạn bè mình sẽ học ở Hà Nội nhưng vì mình thích sự năng động, trẻ trung của Sài Gòn nên sắp tới mình sẽ thi vào Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Mình có hơi lo sốc văn hóa nhưng đã chọn rồi thì phải học cách thích nghi.
“Đời không như mơ” khi ta đến nơi xa lạ
Việc phải rời xa gia đình để đến vùng đất mới đồng nghĩa teen sẽ phải tự mình đối mặt với nhiều vấn đề xảy ra. Từ sự khác biệt về văn hóa, con người, khẩu vị ăn uống và thời tiết địa phương, thậm chí cả chi phí sinh hoạt “đắt đỏ” hay sức khỏe bị ảnh hưởng,… đều đang để cửa ngỏ chờ teen bước tới.
Chia sẻ về điều này, Bảo Ngọc (sinh viên năm nhất, Đại học Y Thái Bình) bộc bạch: “Ra miền Bắc học, điều làm mình “sốc” nhất có lẽ là văn hóa vùng miền. Người miền Bắc đa số là khó tính, thẳng thắn và ít cởi mở hơn nên với một đứa sống ở Sài Gòn 18 năm như mình thật không dễ thích nghi. Với lại, khẩu vị ăn uống cũng khác hoàn toàn trong Nam luôn.”
“Sốc văn hóa” chính là từ khóa teen cần lưu ý để trang bị tâm lý vững vàng và thái độ phù hợp khi chuyển đến địa phương mới. Ảnh: Dribbble
Còn với “cô bạn Hà Thành”Phương Anh (sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM): “Thực sự mình không bị sốc văn hóa vì Sài Gòn rất trẻ trung, năng động, thoải mái, lại còn là nơi cho mình nhiều cơ hội phát triển. Chỉ là năm đầu tiên thì mình nhớ nhà với bạn bè khủng khiếp, chỉ có thể về vào hè hoặc Tết. Mà chi phí đi lại vào dịp Tết lại mắc nữa.”
Video đang HOT
Chưa kể các bạn trẻ của hội-ghét-bếp-không-nghiện-nhà sẽ phải “chia tay lâu dài” với bữa cơm mẹ nấu, phải tự chăm sóc bản thân lúc ốm đau và phải “gặm nỗi tủi hờn” khi hội bạn thân họp mặt, đi chơi.
Tuổi trẻ không ngại đi xa, chỉ cần chuẩn bị thật kỹ càng!
Dù những ngẩn ngơ và bỡ ngỡ khi “độc mã” đến vùng đất mới là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên để có được trải nghiệm tốt nhất và không để phí hoài công sức của bản thân, teen có thể “ngồi xuống tĩnh tâm” trước khi đặt bút xuống “chốt sổ” nguyện vọng của mình:
- Bạn có thực sự muốn đến đó học Đại học, hay chỉ vì đi theo “đám đông”?
- Những khó khăn, rủi ro bạn sẽ gặp phải trong suốt 4 năm ở đó là gì, bạn sẽ xoay sở như thế nào?
- Bạn đã bàn bạc với gia đình về chuyện này chưa? Những khoản học phí, chi tiêu ăn ở, thuốc men gia đình bạn có thể chu cấp là bao nhiêu?
Ba mẹ chắc chắn sẽ đặt lòng tin khi chứng kiến sự chuẩn bị nghiêm túc của teen cho kế hoạch “dịch chuyển” này. Ảnh: Dribbble
Nếu đã chắc chắn với câu trả lời của mình, hãy bắt đầu:
- Lên kế hoạch ôn thi nghiêm túc để đạt được mục tiêu mình đề ra.
- Tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, cuộc sống nơi bạn sẽ đến
- Nghe chia sẻ, lời khuyên từ những anh chị đi trước
Hy vọng với tuyệt chiêu của nhà Hoa, teen đã sẵn sàng “lên dây cót” để thuyết phục ba mẹ và “thu hoạch” được nhiều niềm vui trong “chuyến đi dài hạn” của mình sắp tới nhé!
'Công dân trẻ' của thành phố nghĩa tình - Kỳ 4: 'Cậu bé vàng' trong làng cờ vua
Năm 2012, Nguyễn Anh Khôi khiến người mê cờ vua Việt Nam vui hết xiết khi mang về chức vô địch giải trẻ thế giới lứa tuổi U10. Khi ấy cậu bé Khôi mới lên 10, đang học lớp 5.
Dù dồn sức chuẩn bị vào đại học song Nguyễn Anh Khôi vẫn dành thời gian luyện cờ mỗi ngày - Ảnh: Q.L.
Tám năm qua, chàng trai ấy giờ đang ở tuổi 18, vẫn gắn bó với cờ vua, vẫn cứ như "ông cụ non" ngày nào và còn có phần chững chạc hơn với nhiều dự định tương lai khi đây là năm cậu sẽ vào đại học. NGUYỄN ANH KHÔI bộc bạch:
- Thực ra cảm giác nhớ nhất đến lúc này khi biết tin được bình chọn "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" với tôi là... rất vui, vì lúc đó tôi còn bé quá để hiểu hết vinh dự được nhận. Cả đại gia đình bên ngoại tôi ở Nha Trang cũng vào để cùng dự lễ trao giải. Tôi tự hào vì lần đầu tiên được tham dự buổi lễ trang trọng như vậy. Hơn nữa, danh hiệu đó mang lại ý nghĩa tinh thần rất lớn bởi nó mang giá trị vĩnh viễn, dù chỉ được trao lần duy nhất trong đời.
Chơi cờ để bớt mê game!
* 6 tuổi có phải cũng là hơi trễ để làm quen với cờ vua không?
- Ba là người đưa tôi đến với cờ vua. Lý do ba dạy chơi cờ là để tôi bớt thời gian chơi game. Giải đấu đầu tiên của tôi là giải năng khiếu TP.HCM và tôi được giải 3. Với thành tích ấy, các thầy động viên cho tôi đi thi giải toàn quốc, nhưng ba mẹ khi đó không muốn cho đi vì giải tổ chức ở Đồng Tháp trong thời gian khá dài.
Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng ba đồng ý đưa tôi đi thi. Ở lần "ra biển lớn" đầu tiên đó, tôi giành chức vô địch lứa tuổi U7 toàn quốc. Đó cũng là giải thưởng lớn đầu tiên trong đời mình. Dĩ nhiên là cả nhà tôi vui lắm và có phần bất ngờ nữa. Đó cũng là động lực để tôi chọn gắn bó với cờ vua đến nay và ba mẹ cũng rất ủng hộ điều này.
* Có vẻ như người ta nhắc đến kỳ thủ Nguyễn Anh Khôi chỉ toàn là chiến thắng, vô địch...
- Có thể vì tôi đã giành được chức vô địch giải trẻ thế giới cờ chuẩn lứa tuổi U10 và U12 khá sớm. Rồi sau này là chức vô địch cờ nhanh, cờ chớp lứa tuổi U16 thế giới và gần nhất là huy chương bạc cờ nhanh, cờ chớp lứa tuổi U18 thế giới. Tôi cũng có nhiều chức vô địch các lứa tuổi ở khu vực và châu lục. Hiện tôi cũng đang là đương kim vô địch quốc gia giải vô địch cờ vua toàn quốc. Có lẽ vì thế nên nhiều người biết đến kỳ thủ Anh Khôi với những chiến thắng.
Thật ra tôi cũng có thất bại chứ. Với các giải đấu khác của thế giới không phải là giải trẻ, tôi vẫn cần phải cố gắng và học hỏi thêm nhiều từ bậc đàn anh. Chỉ là hiện đang trong giai đoạn dịch bệnh, các giải đấu gần như tạm dừng hết. Bình thường như trước đây tôi tham gia mỗi năm khoảng năm, sáu giải. Riêng năm học lớp 12 này, tôi phải giảm bớt lịch thi đấu và dành thời gian cho việc học nhiều hơn.
"Tôi sẽ theo ngành y"
* Nghe nói bạn đã quyết định chọn ngành y cho quãng đường đại học sắp đến?
- Tôi đam mê học môn sinh. Kết quả thủ khoa thi đầu vào lớp 10 chuyên sinh Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) giúp tôi thêm tự tin với lựa chọn của mình. Song để đảm bảo vừa học vừa đáp ứng tốt việc thi đấu, tôi đã xin chuyển từ lớp chuyên qua lớp thường. Tôi thực sự rất cảm ơn ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý cho tôi chuyển lớp, luôn tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành bài kiểm tra, thi học kỳ phù hợp với lịch thi đấu khi bị trùng.
Gia đình không ai theo ngành y, nhưng tôi lại rất thích và may mắn là ba mẹ cũng có ý hướng tôi học ngành này. Tôi chọn theo học y, còn sẽ học ở trường nào vẫn đang tham khảo thông tin, chứ chưa có quyết định cụ thể và phụ thuộc kết quả thi của tôi sắp tới nữa. Tôi chọn ngành y vì nghĩ học ngành này có thể giúp ích được nhiều cho xã hội.
* Bạn sẽ du học chứ?
- Cái này thì không! Tôi chỉ muốn học trong nước. Hiện đã có nhiều chương trình đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài khá ổn, ngành y cũng có rồi. Việc tiếp cận thông tin với thế giới hiện đã rất dễ dàng. Tôi cũng quen với việc đọc và nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh từ nhiều năm nay.
Vì thi đấu thường xuyên nên mỗi năm tôi có dịp đi vài nước và tự nhận thấy bản thân không đơn giản để hòa nhập với văn hóa các nước.
Nếu có đi học nước ngoài, tôi chỉ muốn đi một thời gian ngắn dưới dạng một chương trình liên kết nào đó, vào năm cuối hoặc sau khi kết thúc chương trình ĐH trong nước.
* Đâu là không gian riêng của bạn ngoài cờ vua và học?
- Tôi thích đọc sách, xem phim, đặc biệt là sách, phim về khoa học. Tôi cũng mê đọc sách lịch sử nữa. Tôi có thể đọc xong một cuốn sách khá nhanh nếu gặp đúng chủ đề mình thích. Thường các lần đi thi đấu ở nước ngoài, tôi hay tìm mua những cuốn sách mình yêu thích ở sân bay và tranh thủ đọc giữa thời gian nghỉ của các trận đấu. Kết thúc giải đấu, tôi cũng đọc hết cuốn sách ấy.
Tôi chơi võ từ lúc 5 tuổi. Ba năm đầu tôi tập karatedo, còn hiện tôi đang theo đuổi môn taekwondo. Tôi chọn môn này vì muốn sử dụng các đòn chân nhiều, giúp mình năng động hơn do đặc thù môn cờ vua chỉ ngồi yên một chỗ khi thi đấu suốt nhiều giờ liền.
Gương mặt nhỏ tuổi nhất
Nguyễn Anh Khôi đã nhận cú đúp danh hiệu khi năm 2012 có mặt trong danh sách 10 vận động viên tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời được bình chọn là một trong sáu "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM". Tính đến nay, sau 14 năm TP.HCM tuyên dương danh hiệu "Công dân trẻ tiêu biểu", Nguyễn Anh Khôi là gương mặt nhỏ tuổi nhất khi được nhận danh hiệu này.
Anh Khôi cũng đi vào lịch sử cờ vua khi là kỳ thủ thứ hai vô địch cả hai nội dung U10 và U12 thế giới sau một kỳ thủ người Pháp, và là kỳ thủ Việt Nam duy nhất có trong tay hai chức vô địch giải trẻ thế giới.
Anh Khôi hiện là thành viên đội tuyển cờ vua quốc gia, đã chính thức được Liên đoàn Cờ vua thế giới phong đại kiện tướng - danh hiệu cao nhất của vận động viên cờ vua - vào tháng 9-2019, trở thành đại kiện tướng cờ vua thứ 11 của Việt Nam.
Bỏ thi THPT quốc gia 2020: Công sức ôn luyện của thí sinh sẽ 'đổ sông đổ bể' Nhiều thí sinh lo lắng nếu kỳ thi THPT quốc gia 2020 không diễn ra, công sức cố gắng ôn luyện trong năm học coi như "đổ sông đổ bể". Bộ GD&ĐT vừa trình Chính phủ hai phương án chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có phương án bỏ kỳ thi ở tình huống xấu nhất. Theo các chuyên...