Chọn đại học chuẩn quốc tế để tạo đà thành công thời hội nhập
Để đạt chuẩn quốc tế, các trường theo mô hình giáo dục này luôn nỗ lực đảm bảo chất lượng đào tạo, môi trường học tập, dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ sinh viên ở mức lý tưởng.
ảnh minh họa
Được học tập dưới điều kiện tốt, sinh viên vừa được trang bị kiến thức toàn diện, vừa được rèn luyện thể chất để tạo đà thành công thời hội nhập.
Điều kiện học tập hiện đại
Với mục tiêu đào tạo ra những công dân toàn cầu, điều kiện học tập của sinh viên các trường chuẩn quốc tế tại Việt Nam, trong đó có ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), thường được nhà trường đầu tư theo tiêu chuẩn của các trường đại học uy tín thế giới.
Điểm đến đầu tiên ấn tượng chính là hệ thống lớp học tiện nghi cùng những gam màu sắc ấn tượng. Sau giờ học trên lớp, sinh viên có thể thoải mái thực hành tại chuỗi hệ thống phòng mô phỏng, phòng thực hành cao cấp. Học đi đôi với hành chính là trải nghiệm ưu việt của sinh viên UEF.
Tiếp đến chính là thư viện, nơi sinh viên “cắm chốt” sau giờ học chính trên giảng đường bởi không gian tạo sự tập trung cùng đa dạng tiện ích, kho học liệu phong phú theo chuẩn quốc tế. Không gian thư viện được trang trí những gam màu tươi mới.
Điểm nhấn tiếp theo là khu vực tự học “Creative hub”. Đây là không gian của sự sáng tạo phù hợp với nhu cầu học tập sinh hoạt đa dạng của sinh viên, bên cạnh khu học tiếng Anh, phòng trình chiếu, thảo luận…
Video đang HOT
“Creative hub” – không gian cho ra đời nhiều ý tưởng sáng tạo của sinh viên.
Để có thể học tập tốt, sinh viên còn rất chú tâm rèn luyện sức khoẻ. Sau giờ học, nhiều sinh viên chọn đến khu thể thao tiện nghi, phòng gym được thiết kế đột phá, màu sắc trẻ trung, bật tung hứng khởi tập luyện.
Trẻ, khoẻ là nền tảng giúp sinh viên học tập tốt.
Đặt chân đến UEF, không chỉ tân sinh viên mà nhiều giảng viên cũng rất thích thú với không gian học tập đậm chất quốc tế cùng cấu trúc đồng bộ, phù hợp, trang thiết bị hiện đại.
Môi trường luyện tiếng Anh ưu việt
Được biết đến là đại học quốc tế đào tạo theo mô hình song ngữ, chương trình tiếng Anh của trường được thiết kế phù hợp với đa dạng đối tượng, chú trọng đầu tư kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu. Ngay khi nhập học, sinh viên được kiểm tra trình độ tiếng Anh. Những sinh viên chưa đạt yêu cầu được nhà trường hỗ trợ khóa học tiếng Anh dự bị miễn phí và các chương trình hỗ trợ tăng cường tiếng Anh.
Tất cả sinh viên UEF được học tiếng Anh tổng quát và chuyên ngành với thời lượng học tập hơn 50% chương trình đào tạo. 100% sinh viên khi tốt nghiệp có năng lực tiếng Anh tối thiểu IELTS 5.5 trở lên, tự tin tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Học tập và làm việc với giảng viên nước ngoài.Sôi nổi với nhiều hoạt động quốc tế
UEF là một trong những trường đại học dẫn đầu về hoạt động quốc tế dành cho sinh viên. Bên cạnh chương trình giao lưu học thuật quốc tế tại trường, sinh viên UEF thường xuyên “xuất ngoại” học tập tại hàng loạt trường đối tác ở Mỹ, Anh, Hungary, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan…
Không những thế, chương trình đào tạo của UEF được nhiều trường uy tín, danh tiếng trên thế giới tại Mỹ, Anh, Thụy Sĩ… công nhận. Vì thế, sinh viên UEF dễ dàng học tập chuyển tiếp quốc tế với các chương trình 2 2, 3 1.
Rèn ngoại ngữ, luyện kỹ năng với hàng loạt hoạt động giao lưu, học tập quốc tế.
Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ sinh viên luôn là điểm cộng của UEF. 100% sinh viên được nhà trường quan tâm, thụ hưởng các hoạt động chăm sóc như: hỗ trợ học vụ, cố vấn môn học, tư vấn tâm lý, đảm bảo chỗ thực tập, giới thiệu việc làm tại đơn vị uy tín… Sinh viên UEF cũng còn được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng hội nhập quốc tế, tham gia các CLB, đội, nhóm học thuật…
Theo Zing
Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần sớm 'giải cứu' học sinh
Chuyện cô giáo quỳ xin lỗi cha mẹ học sinh (CMHS) ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) xảy ra đã gần 2 tuần. Suốt thời gian đó, hơn 500 HS của trường chính là những người chịu hậu quả nhiều nhất. Cần sớm ổn định mọi chuyện để trả lại cho các em môi trường học tập thân thiện, trong lành.
Cổng trường TH Bình Chánh luôn đóng kín, không khí nặng nề bao trùm, đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc học của HS nhà trường. .
Những ngày này, Trường TH Bình Chánh luôn khóa kín cửa, không tiếp bất cứ ai, ngoài các cơ quan chức năng đến giải quyết vụ cô giáo quỳ xin lỗi CMHS. CMHS đưa con đến trường phải dừng lại ở cổng trường, chứ không được vào đến lớp như trước. Trong sân trường thường xuyên có xe của các cơ quan chức năng đậu. Người lạ đứng lảng vảng hoặc đưa điện thoại lên chụp ảnh trước cổng trường, liền bị người mặc thường phục đến nhắc nhở...
Cán bộ, giáo viên đến trường làm việc ít trò chuyện với nhau, ai cũng tập trung làm cho xong phần việc của mình. Sân trường giờ ra chơi không còn cảnh nhộn nhịp bình thường... Một không khí nặng nề bao trùm.
Còn trong lớp học, các HS cứ nghe ngóng xem cô Nhung có bị nghỉ việc, thầy hiệu trưởng có bị sao không?... Tại lớp 4.3 do cô Nhung chủ nhiệm, không khí còn nặng nề hơn. Đến mức, theo lời ông B có con học lớp 4.3, có lúc các HS nhỏ rủ nhau lên phòng Ban Giám hiệu (BGH) để xin cho cô giáo của các em được dạy tiếp, nhưng người lớn đã kịp can ngăn.
Cũng theo ông B, nhiều em lớp 4.3 về nhà cứ khóc vì thương cô giáo. Thậm chí có em còn nói: "Nếu cô nghỉ, con cũng nghỉ học!". Trong điều kiện đó, không thể nào các cháu có thể tập trung học tốt.
Theo thầy Nguyễn Văn Bơ - Hiệu trường Trường TH Võ Thị Sáu, TP.Tân An, ngôi trường điểm của tỉnh Long An, trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có kết luận chính thức, BGH Trường TH Bình Chánh cần tổ chức một số cuộc họp để thông suốt tư tưởng: Họp hội đồng giáo viên; họp Ban Đại diện CMHS và sinh hoạt với HS của từng lớp.
Tại các cuộc sinh hoạt đó, cần mạnh dạn công khai chuyện xảy ra, sai đúng của từng người (cô Nhung, thầy hiệu trưởng, các CMHS...) và cam kết khắc phục. Đặc biệt, không từ chuyện này mà tạo nên khoảng cách giữa nhà trường và CMHS, mà cần rút kinh nghiệm để phối hợp tốt hơn trong việc lo cho các HS.
Còn thầy Nguyễn Thành Nam - nguyên Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Mộc Hóa (huyện Mộc Hóa, Long An), CĐCS nhà trường và Tổ giáo viên cần gần gũi động viên, an ủi cô giáo Nhung, để cô sớm trở lại lớp, dạy lại bình thường. Tâm điểm hiện nay là lớp 4.3. Một khi cô Nhung đi dạy lại, ổn định được tinh thần của lớp 4.3, sẽ có tác dụng lan tỏa ra toàn trường.
Cũng theo thầy Nam, chính quyền địa phương và BGH trường không nên tạo không khí căng thẳng, nặng nề phía trước và trong trường. Hãy để mọi việc bình thường như vốn có, bởi đối với đầu óc non nớt, nhạy cảm của các em HS, bất cứ sự thay đổi tiêu cực nào cũng tác động xấu đến các em.
Theo Laodong.vn
Cần lắm phòng tâm lý học đường Là một trong những trường hợp khảo sát của Báo cáo nghiên cứu em Trình Quốc Trung, 19 tuổi, Hà Nội chia sẻ, một trong những nguyên nhân khiến trẻ em, thanh niên dễ mắc các vấn đề về tâm thần do sự phát triển quá đà của công nghệ khiến mọi người cách xa nhau hơn, người người ngồi cạnh nhau trong...