Chọn chương trình tiếng Anh cho con khi vào lớp 1
Không phải cứ khóa học đắt tiền là tốt nhất, mà cần dựa trên sở thích, khả năng tiếp thu của trẻ, hạn chế nhồi nhét kiến thức.
Phụ huynh thường muốn con học tiếng Anh ngay từ khi vào lớp 1 nhưng có thể còn chưa rõ thời lượng học bao nhiêu, mô hình nào phù hợp với điều kiện tài chính. Ngoài tiếng Anh cần trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nào để con rèn tự tin, yêu thích học tập.
Ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo iSMART Education cho biết, không có lựa chọn tốt nhất mà chỉ có lựa chọn phù hợp với năng lực của học sinh. Quan trọng đối với chương trình tiếng Anh lớp 1 là không làm mất đi hứng thú của trẻ. Lớp 1 – thời điểm thay đổi bước ngoặt khi các em chuyển sang môi trường học tập, nề nếp khác ở nhà, trường mẫu giáo.
Phong cách sư phạm thân thiện, năng động; giáo viên có khả năng tích hợp học tiếng Anh vào hoạt động trải nghiệm, trò chơi tương tác trên lớp và ngoại khóa (như xem phim hoạt hình, đố vui, đóng kịch…) rất quan trọng. Hoạt động thực tế giúp các em nhận ra ứng dụng của tiếng Anh, tạo niềm yêu thích, có thể thực hành vốn từ vựng, ngữ pháp qua ngữ cảnh tự nhiên…
Trẻ yêu thích môn tiếng Anh hơn khi cảm thấy hứng thú.
Để có lựa chọn phù hợp, ba mẹ có thể chủ động tìm hiểu chương trình tiếng Anh tại trường tiểu học như khung chương trình, thời lượng, học phí, phương pháp sư phạm, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn giáo viên, bài giảng mẫu… Phụ huynh có thể xem xét chất lượng chương trình qua website, fanpage, youtube của từng đơn vị, tham khảo thông tin trên báo chí, diễn đàn giáo dục trực tuyến dành cho cha mẹ.
Khi đã có thông tin, phụ huynh đăng ký tham quan trường, tham gia các lớp học mẫu để con trải nghiệm môi trường học tập thực tế. Con chủ động và thoải mái tìm hiểu sẽ gắn bó với môn học này hơn. Một số trường tiểu học có mô hình lớp học mở (open house) để cha mẹ cùng trẻ tham gia, hiểu tiết học tiếng Anh. Cha mẹ có thể nghe tư vấn chương trình từ buổi họp phụ huynh.
Video đang HOT
Trẻ cảm thấy hào hứng khi học tập mới quan trọng. Phụ huynh nên tôn trọng con, để bé bắt đầu từ chương trình nhẹ nhàng, thoải mái. Các chuyên gia giáo dục cho rằng cha mẹ nên xem xét nguyện vọng, sở thích của con về ngoại ngữ để chọn mức độ, chương trình phù hợp. Nền tảng gia đình, điều kiện tài chính là yếu tố thực tế phải cân nhắc vì giáo dục là hành trình, không thể một sớm chiều thấy kết quả. Việc bỏ dở giữa chừng có thể tạo tiền lệ xấu, gieo ác cảm khiến trẻ ngại ngoại ngữ sau này.
Học sinh lớp 1 tương tác với giáo viên bản xứ trong một giờ học tiếng Anh.
Cô Nguyễn Thị Mai Thanh, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (quận 4, TP HCM) chia sẻ, để chọn chương trình tiếng Anh bổ trợ cho học trò, nhà trường mong chờ giáo viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, có khả năng bao quát lớp tốt, nắm tâm sinh lý từng học sinh, từ đó giám sát sự tiến bộ của các em. Giáo viên tốt sẽ không từ bỏ học sinh nào dù các em có thể yếu hơn.
Ông Trương Minh Châu cho biết, không phải chương trình đắt tiền là tốt nhất. Cha mẹ nên hỏi con có tự tin, yêu thích không thay vì nhồi nhét kiến thức. Chương trình tiếng Anh tốt thường mượn nội dung các môn học khác đã được dạy trong chương trình tiếng Việt để học sinh ôn tập lại dưới lớp vỏ ngôn ngữ mới. Cách tiếp cận này nhẹ nhàng và phù hợp với mức độ phát triển tự nhiên của độ tuổi tiểu học.
Kim Uyên
Theo VNE
Phổ điểm môn tiếng Anh vào lớp 10 Hà Nội: 37.600 thí sinh đạt điểm dưới trung bình
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 của Sở GD&ĐT Hà Nội, lần đầu tiên môn Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc trên phạm vi toàn thành phố.
Vốn được xem như một môn học thế mạnh của học sinh Hà Nội nhưng môn Tiếng Anh lại chiếm tỷ lệ điểm trên trung bình thấp nhất so với 3 môn còn lại.
Cụ thể, chỉ có 55,78% thí sinh đạt điểm trên trung bình; có tới 37.600 thí sinh (44,22%) bị điểm dưới trung bình; điểm số có nhiều thí sinh nhất là 3 và điều này khiến dư luận khá bất ngờ. Tuy nhiên đây cũng là môn thi có số thí sinh đạt nhiều điểm 10 nhất trong 4 môn thi với 1355 thí sinh (1,59%) và chỉ có 1 thí sinh bị điểm 0.
Đây là năm đầu tiên Hà Nội đưa Tiếng Anh là môn thi bắt buộc nên chính vì thế mà sự đầu tư cho môn học này ngay từ đầu cấp THCS để đi thi chưa được chỉn chu như các môn Toán và Văn. Có lẽ từ năm sau trở đi điểm thi môn Tiếng Anh sẽ được cải thiện vì nhà trường và phụ huynh có thời gian và sự quan tâm lớn hơn vì đây là môn thi bắt buộc cùng với Toán và Văn.
Và cũng vì là năm đầu tiên thi Tiếng Anh nên đề thi không hề đánh đố thí sinh; ngược lại còn khá dễ thở vì có đến 80% kiểm tra các kiến thức cơ bản; không xuất hiện nhiều các câu hỏi về từ vựng; minh chứng là xuất hiện 1355 điểm 10, hơn nửa số thí sinh đạt điểm trên trung bình.
Tuy nhiên, với mức độ đề cơ bản như này, việc 44,22% số thí sinh có điểm dưới trung bình khiến chúng ta vô cùng lo ngại về trình độ Tiếng Anh của phần lớn thí sinh còn quá yếu, chưa đạt tới mức cơ bản.
Đề thi được đánh giá dễ thở nhưng lại không phải là một đề thi hay. Đề thi hay là một đề thi vừa kiểm tra được các kiến thức nền tảng, vừa có sự phân hóa học sinh rõ rệt. Số lượng các câu hỏi phân loại thí sinh đếm trên đầu ngón tay, còn chưa kể sự chưa cân đối về số lượng các câu hỏi kiểm tra từ vựng - ngữ pháp.
Nếu so sánh giữa đề Tiếng Anh của Sở GD&ĐT Hà Nội với đề của Sở GD&ĐT TP.HCM, chúng ta thấy một sự khác biệt về nội dung đề thi; nếu như đề của TP.HCM thiên về từ vựng thì đề của Hà Nội lại chủ yếu tập trung vào ngữ pháp. Tuy nhiên, nó sẽ hay hơn nếu chúng ta cân đối được số lượng các câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp mà vẫn phân loại được học sinh.
Tiếng Anh là một môn học đặc thù khi phải kết hợp 3 yếu tố từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng làm bài. Để làm tốt một bài thi Tiếng Anh, thí sinh phải vận dụng tốt 3 yếu tố này. Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết học sinh ở Việt Nam mới chỉ có được 1-2 yếu tố thôi.
Học Tiếng Anh là một quá trình tích lũy, chúng ta không thể học vài ngày mà giỏi được; chính vì thế một yếu tố quan trọng hơn cả là phải chăm chỉ và kiên trì.
Hiện nay, học sinh có xu hướng thích học những cái gì nhanh chóng, lười tư duy và suy nghĩ nhưng chúng đâu có biết rằng để học tốt được Tiếng Anh và hiểu đúng bản chất của nó thì phải học bằng ngôn ngữ Tiếng Anh "thật" , không có một phương pháp hay mẹo nào có thể giúp chúng trở nên tốt hơn.
Như vậy, học sinh ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cần phải nhìn nhận lại cách học ngoại ngữ của mình. Qua phổ điểm cho thấy đây là một tín hiệu đáng buồn cho những người học ngoại ngữ trong khi Tiếng Anh là một công cụ có thể giúp chúng gia tăng cơ hội phát triển trong tương lai. Học sinh cần phải chủ động và chăm chỉ hơn trong việc học ngoại ngữ của mình.
Nguồn: Tổ Tiếng Anh - Hệ thống Giáo dục HOCMAI
Theo Dân trí
Những cụm từ nên biết nếu muốn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi phỏng vấn bằng Tiếng Anh Tìm việc luôn là áp lực với tất cả mọi người, nhất là những bạn học sinh, sinh viên sắp và vừa mới tốt nghiệp. Khi được gọi đi phỏng vấn, bạn phải đối mặt với nỗi sợ hãi tìm cách ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, và càng áp lực hơn khi đó là buổi phỏng vấn bằng Tiếng Anh. Hiện...