Chọn chương trình ĐH quốc tế chất lượng tại Việt Nam
Mỗi năm, có khoảng 65.000 sinh viên từ khắp nơi trên thế giới theo học chương trình do Trường Broward (Mỹ) cấp bằng. Tại Việt Nam, đã có 700 sinh viên đang học chương trình này.
Tiết kiệm tối đa chi phí
Có thể nói, việc lựa chọn học tập tại một quốc gia xa xôi đòi hỏi bạn trẻ phải có bản lĩnh và khả năng sống độc lập mới có thể gặt hái được kết quả học tập tốt đẹp sau thời gian dài du học. Trong khi đó, vẫn có nhiều lựa chọn để sinh viên (SV) có thể vừa học ngay trong nước để gần gũi gia đình trong 2 năm đầu, vừa lấy được bằng cử nhân CĐ có giá trị quốc tế mà vẫn được hưởng một môi trường học tập năng động, hiện đại và hiệu quả. Sau đó, có thể chuyển tiếp lên bất cứ trường ĐH nào ở Mỹ để lấy bằng cử nhân ĐH.
Bạn Dương Thanh Thảo – SV vừa hoàn tất chương trình Broward tại Viện giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cho biết: “Em lựa chọn học 2 năm đầu tại Việt Nam để tiết kiệm được một chi phí rất lớn. Trong 2 năm đầu, em chỉ phải đóng khoảng 120.000.000 VNĐ (tương đương 6.000 USD), trong khi ở Mỹ chi phí là 60.000 USD”. Hiện nay, Thảo đã chuyển tiếp sang Massachusett (Mỹ) để hoàn tất chương trình học của mình. Tương tự, Nguyễn Thị Anh Thư và Nguyễn Anh Dũng đã được nhận vào học năm 3 tại một trường ĐH của Mỹ.
Ông David Amstrong, Hiệu trưởng Trường Broward trong chuyến thăm VATC tháng 5/2012 đã khẳng định: “Học xong 2 năm tại Việt Nam, các bạn sẽ được nhận bằng cử nhân CĐ do Broward cấp. Bạn cũng có thể sử dụng các tín chỉ của Broward tại Viện giáo dục Hoa Kỳ IAE để liên thông lên hầu như bất kỳ ĐH nào trong tổng số hơn 4.500 đại học của Mỹ”. Ngoài ra, còn nhiều học bổng trị giá 50% học phí dành cho sinh viên tại IAE khi chuyển tiếp lên năm ba tại một số đại học của tiểu bang Florida.
Hiệu trưởng trường Broward, Ông David Amstrong gặp gỡ sinh viên VATC.
Môi trường giáo dục phát triển
Video đang HOT
Được biết, Trường CĐ nghề Việt Mỹ (VATC) – Viện giáo dục Hoa Kỳ (IAE) đã liên kết với Broward để đào tạo chương trình cử nhân CĐ. Với bảng điểm và bằng cấp của Broward, SV hoàn toàn có thể chuyển tiếp sang gần như bất kỳ đại học nào của Mỹ để học năm 3 và năm 4 bất kỳ ngành học nào mình quan tâm. Hoặc có thể làm việc ngay trong môi trường quốc tế với kỹ năng chuyên môn cao và tiếng Anh thông thạo.
Được VATC thành lập để triển khai chương trình Broward tại Việt Nam, Viện giáo dục Hoa Kỳ được đầu tư và quan tâm về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giống bất cứ phân hiệu nào của Broward trên thế giới và không khác biệt với cơ sở chính tại bang Florida. Chương trình giảng dạy của Broward tại IAE đã được Hiệp hội các trường CĐ-ĐH miền nam nước Mỹ (Southern Association of Colleges and Schools – SACS) kiểm định. Đây là 1 trong 6 hiệp hội được Bộ Giáo dục Mỹ ủy quyền đánh giá chất lượng đào tạo các trường ĐH-CĐ của Mỹ. SV học tại IAE được công nhận và có đầy đủ quyền lợi như một SV quốc tế đang học tại Hoa Kỳ.
Hình ảnh sinh viên VATC.
Trong quá trình học, SV được hỗ trợ làm quen và thích nghi với môi trường ĐH Mỹ thông qua phương pháp giảng dạy, phong cách giao tiếp, điều kiện học tập… nhằm giúp SV khi chuyển tiếp sang Mỹ sẽ có thể hoà nhập nhanh chóng. Ông David Amstrong chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn mang nền giáo dục Mỹ chất lượng và cơ hội tốt nhất cho các bạn sinh viên Việt Nam thông qua chương trình Broward để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, kích thích tính tư duy của SV, đáp ứng các các yêu cầu quốc tế về giảng dạy. Đây là một cơ hội tốt mà SV Việt Nam nên nắm bắt để mở rộng khả năng học tập và làm việc tại khắp thế giới”.
Vào ngày 28.5, ông David Amstrong – Hiệu trưởng trường Broward đã có chuyến viếng thăm Bộ Lao động thương binh và xã hội. Tại đây ông có buổi gặp mặt ông Nguyễn Ngọc Phi – Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội và bà Nguyễn Thị Hằng – Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam – Nguyên Bộ Trưởng Bộ LĐTB & XH. Ngày 29.5.2012, ông David cũng viếng thăm Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM và có buổi gặp mặt ông T.An Le – Tổng Lãnh sự tại TP.HCM.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Viện Giáo Dục Hoa Kỳ (IAE) – Lầu 4, Tòa nhà Flemington, 182 Lê Đại Hành, P.15, Q.11, Tp.HCM – Điện thoại: 08. 3962 5888 – Hotline: 0906 92 95 92
Hoặc tham khảo thêm tại website: http://college.vatc.edu.vn
Theo VNN
"Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực kiểm toán, kế toán đầy tiềm năng"
Việt Nam đang phải đối mặt là việc thiếu nguồn nhân lực về kế toán và kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho lượng sinh viên học các ngành Kế toán, Kiểm toán càng ngày càng tăng, cho thấy Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân sự đầy tiềm năng.
Đó là nhận định của ông Alex Malley, Tổng giám đốc toàn cầu CPA Australia với báo chí sau buổi ký hợp tác giữa CPA Australia và Bộ Tài Chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán vừa diễn ra tại Hà Nội.
Cụ thể, trong thoả thuận hợp tác này hai bên hướng tới mục đích gì, thưa ông?
Hợp tác của CPA Australia và Bộ Tài chính Việt Nam chủ yếu trong các các lĩnh vực chia sẻ các kinh nghiệm chuyên môn, mang tính kĩ thuật tiến hành nghiên cứu và chia sẻ các kết quả nghiên cứu đó. Chủ yếu là những nghiên cứu nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các bên liên quan, và những chương trình khác như: cấp học bổng cho các cán bộ của Bộ cũng như các sinh viên của các trường đại học. Và chủ yếu là cùng nhau đi trên một con đường và cùng đồng hành trên một hành trình. Chúng tôi rất mong muốn tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực như trên và nâng cao sự hợp tác lên một tầm cao mới.
Ông Alex Malley, Tổng giám đốc toàn cầu CPA Australia.
Đánh giá của ông về nguồn nhân lực của Việt Nam hiện tại và trong tương lai của ngành Kế toán, Kiểm toán?
Trong thời gian qua, chúng tôi cũng theo dõi rất kỹ thị trường của Việt Nam, các vấn đề quản lí nhà nước ở Việt Nam hay việc áp dụng các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam ra sao. Trên thực tế, chúng tôi thấy sự tiến bộ ở Việt Nam khá là nhanh. Nhìn chung, một vấn đề cũng khá lớn mà đa phần các quốc gia trong đó có Việt Nam phải đối mặt là việc thiếunguồn nhân lực về kế toán và kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Tôi nghĩ rằng để đóng góp cho quá trình này cần phải có vai trò của rất nhiều các cơ quan, các tổ chức nghề nghiệp cùng đóng góp để có thể tạo thành một đội ngũ kiểm toán viên có kỹ năng tốt và có kiến thức tốt.
Qua nhiều cuộc trao đổi với các trường đại học, chúng tôi nhận được một thông tin phản hồi là hiện nay số lượng sinh viên đăng kí học các ngành kế toán kiểm toán càng ngày càng tăng lên. Và đây cũng là xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam. Mới đây nhất, tôi có một buổi nói chuyện với khoảng 500 sinh viên Việt Nam và đã nhận được rất nhiều câu hỏi. Điều này cho thấy Việt Namđang sở hữunguồn nhân sự rất ham học hỏi.
Tại sao các kế toán và kiểm toán viên của Việt Nam cần phải có các bằng cấp, chứng chỉ của các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới?
Với kinh nghiệm của một giáo sư trong suốt 20 năm qua tôi nhận thấy, học tập là chuyến hành trình rất dài và liên tục. Điều đó có nghĩa khi bạn bắt đầu học chương trình đại học để lấy bằng hoặc chứng chỉ của các hiệp hội ngành nghề thì vấn đề không chỉ là tích lũy thêm các kiến thức về mặt kĩ thuật, chuyên môn mà bạn còn được trang bị thêm kĩ năng mang tính chất tổng hợp. Cụ thể, với CPA Austrialia, chúng tôi luôn tìm cách để giúp các Chính phủ thông qua việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán để có thể đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia. Bản thân các thành viên là các cá nhân mà chúng tôi đã đào tạo sau đó sẽ làm việc như các chuyên gia tư vấn hoặc lãnh đạo ở các doanh nghiệp và với cách ứng xử và các kĩ năng mà họ học được thông qua các chương trình của chúng tôi thì họ cũng ý thức rất rõ nhiệm vụ của họ về bảo vệ các quyền lợi của nhà nước.
Theo ông, các tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng gì? Giúp đỡ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán CPA Australia sẽ có lợi gì?
Tôi cho rằng,Việt Nam cũng như là nhiều quốc gia khác đều phải đương đầu với một thách thức khá lớn. Đó là thách thức nhằm đảm bảo nâng cao các chuẩn mực trong ngành nghề Kế toán, Kiểm toán. Các chuẩn mực đó xoay quanh ba yếu tố cơ bản, bao gồm: Đảm bảo tính độc lập, tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức và cuối cùng là giải quyết các xung đột về lợi ích. Tuy nhiên, trên thực tế, việc hài hòa các chuẩn mực kế toán và kiểm toán vẫn là một vấn đề khá là nổi cộm đối với nhiều quốc gia. Đến thời điểm này, CPA Australia đã sẵn sàng phối hợp với chính phủ Việt Nam để phát triển ngành kế toán và kiểm toán. Xin nhấn mạnh, với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận và kinh nghiệm trong 125 năm, chúng tôi đã có một bề dày kinh nghiệm nhất định. Theo tôi để có thể hợp tác hiệu quả với các quốc gia thì tốt nhất nên phát triển trong những lĩnh vực mà quốc gia đó cần. Ngược lại, bản thân CPA Australia sẽ tạo ra các giá trị gia tăng đối với quốc gia thông qua các giá trị hợp tác của mình.
Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì các đề án này. CPA có hỗ trợ Bộ Tài chính trong đề án này hay không? Với tư cách của một chuyên gia trong lĩnh vựctài chính, kế toán, ông có thể đưa ra nhận định và những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tái cơ cấu này?
Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ và hợp tác với Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Tài chính. Khi mối quan hệ của chúng ta phát triển thì mức độ sẵn sàng của chúng tôi sẽ càng ngày càng cao hơn và chúng tôi có thể thấy rằng khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì phải có một quy trình. Theo tôi, vấn đề đầu tiên chính phủ ViệtNam phải thực hiện là đưa ra một khuôn khổ để thực hiện các chương trình về tái cơ cấu doanh nghiệp sau đó có quá trình đánh giá lại hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp này. Xin nhấn mạnh, tái cơ cấu không phải là việc một sớm, một chiều mà là quá trình bao gồm nhiều bước khác nhau và nguyên tắc là luôn luôn phải có những quan điểm đánh giá độc lập cũng như những chế độ kiểm toán và báo cáo độc lập.
Ngay Austrialia hiện cũng đang cố gắng để thực hiện quá trình phi điều tiết có nghĩa là nếu chúng tôi có quá nhiều quy định sẽ trở nên rất cồng kềnh và rất khó quản lý.
Xin cảm ơn ông!
Theo dân trí
Bi hài sinh viên kể chuyện 'đi thầy' Hè về cũng là thời gian sinh viên thi cuối kỳ, bảo vệ tốt nghiệp. Xung quanh chuyện "đi thầy" qua lăng kính giới sinh viên cũng lắm bi hài. Méo mặt Gương mặt méo xẹo Minh - SV năm 3 một trường đại học thuộc khối kỹ thuật ở Hà Nội tâm sự: "Cuối năm bao khoản tiền phải đóng góp nhưng...