Chọn cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng
Chiều 6/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo quy định về Thông tư chính tả trong chương trình, sách giáo khoa mới. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về các nội dung được thể hiện trong dự thảo, trong đó có nội dung về từ Hán Việt.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo
Góp ý về từ Hán Việt PGS.TS Hoàng Dũng – Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh cho rằng, định nghĩa về từ Hán Việt như trong dự thảo Thông tư đã lấy cái cơ chế đang có hiệu lực trong tiếng Việt để xác định từ Hán Việt, tức là trên quan điểm gọi là từ nguyên học đồng đại một quan điểm được Cao Xuân Hạo cổ vũ.
Đó là một quan điểm đúng đắn, xét trên yêu cầu giáo dục hướng đến năng lực. Trong trường hợp này, việc nắm vững vốn từ Hán Việt cần thiết thông qua con đường cung cấp kiến thức ngôn ngữ học lịch sử thì khó khăn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, việc triển khai quan điểm này không đơn giản. Vì thế PGS.TS Hoàng Dũng đề xuất nên sửa thành: Từ Hán Việt là những từ mượn tiếng Hán mà các yếu tố cấu tạo nó không có khả năng hoạt động độc lập trong câu (không được sử dụng làm thành phần của cụm từ hoặc của câu), ví dụ: giang sơn, tổ quốc, bình đẳng,… hoặc có khả năng làm thành phần của cụm danh từ có yếu tố chính ở sau, ví dụ: không quân, nhã ý, cao cấp, thành tâm, thành ý, đội trưởng, đoàn phó …
Tuy thế, cần lưu ý một số ngoại lệ về cụm danh từ có cấu trúc (phụ chính) nhưng yếu tố phụ không phải là Hán Việt, ví dụ cửa hàng trưởng, nhớt kế, xoắn khuẩn, amper kế, vân kế, …
Còn theo PGS.TS Hà Văn Minh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khi giải thích về từ Hán Việt cần chú ý thêm các vấn đề như: âm Hán Việt; cấu tạo không thể tùy tiện thay đổi; từ mượn tiếng Hán còn nhiều bộ phận khác không phải từ Hán Việt. Mặt khác đã giải thích thuật ngữ từ Hán Việt thì cũng nên cân nhắc giải thích thêm từ thuần Việt.
Video đang HOT
PGS.TS Hà Văn Minh cũng nêu vấn đề: Trong trường hợp âm tiết chứa âm I là tên riêng nhưng đó là tên riêng từ thời trung đại thì viết thế nào? Chẳng hạn: nhà Lý hay nhà Lí; Hồ Quý Li hay Hồ Quý Ly…
Ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết của các nhà khoa học, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị: Ban soạn thảo cần tiếp thu các ý kiến góp ý tại hội thảo. Trong quá trình soạn thảo văn bản cần chọn cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng vì đối tượng không chỉ là người viết sách, mà sau này các thầy, cô giáo dạy học sinh cũng phải được hiểu rất kỹ các nội dung này.
Thứ trưởng giao Bộ phận soạn thảo, trực tiếp là Vụ Giáo dục trung học cần sớm có văn bản báo cáo, đề xuất với Chính phủ cho phép Bộ GD&ĐT được ban hành Thông tư quy định về chính tả trong sách giáo khoa mới.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, theo tiến độ thì từ nay đến tháng 5/2018 là phải ban hành Thông tư. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chạy theo tiến độ; quan trọng nhất vẫn là chất lượng.
Vì thế có thể đặt ra mục tiêu muộn nhất tháng 9/2018 là phải hoàn thành việc soạn thảo Thông tư. Lúc đó chúng ta đã có thẩm định chương trình, các tác giả cũng bắt đầu viết sách giáo khoa và ngay từ đầu họ viết sách theo đúng quy định thì sau này sẽ không phải sửa nữa.
Thứ trưởng đề nghị Thông tư đổi lại thành “Thông tư quy định về chính tả trong sách giáo khoa giáo dục phổ thông” để phù hợp với thực tiễn hơn. Mong muốn của Bộ là Thông tư có tính kế thừa nhưng vẫn phải mang tính xã hội cao. Ngoài ra, Ban soạn thảo cũng nên bổ sung phần giao trách nhiệm thực hiện và các điều khoản thi hành khác.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Dễ đi vào "ngõ cụt" khi lớp học quá tải
Điểm nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông mới đó là giảm áp lực học tập cho học sinh - điều rất nhiều phụ huynh, học sinh mong chờ trong nhiều năm qua.
Các lớp học quá tải sẽ là một "rào cản" khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh họa: Q.Anh.
Tuy nhiên, sau khi Dự thảo các môn học trong chương trình mới được công bố, nhiều ý kiến cho rằng lớp học quá tải, chương trình một số môn học chưa thực sự giảm tải cho học sinh như đã kỳ vọng.
Mối lo những lớp học quá tải, tạm bợ
Sau gần một tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình mới đã thu hút được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cũng đã "mổ xẻ" nhiều điểm cần phải làm rõ, thậm chí lo ngại về những điểm có thể khiến cho chương trình giáo dục mới khó triển khai một cách hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.
Mong muốn được giảm tải chương trình, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay ở các thành phố lớn - nơi được cho là có điều kiện thích hợp để áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, điểm đáng lo hiện nay là quy mô trường lớp ở một số thành phố lớn luôn thiếu, dẫn đến tình trạng quá tải trong nhiều năm trở lại đây. Một số nơi, mỗi lớp sĩ số lên tới 50-60 học sinh, ngày nào cũng phải sinh hoạt, học tập, thậm chí ăn ngủ ngay tại lớp học chật chội, khó đảm bảo được chất lượng dạy và học, nhất là chương trình giáo dục mới đòi hỏi cần có điều kiện thích hợp hơn cho các môn học.
mối lo trường lớp quá tải, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục, bà Bùi Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết: "Trường hiện đang trong tình trạng quá tải về quy mô học sinh khi sĩ số lên tới 50 HS/lớp và tương lai còn tăng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường đang có chiều hướng xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, vì vậy, để triển khai có chất lượng chương trình, rất cần sự quan tâm, đầu tư".
Còn theo lãnh đạo Trường tiểu học Nam Thành Công (quận Đống Đa, Hà Nội), tình trạng quá tải về quy mô học sinh hàng năm là khó khăn chung của giáo dục tiểu học hiện nay, đặc biệt là ở Hà Nội. Nhiều khả năng đây sẽ là rào cản không nhỏ trong quá trình triển khai của các trường học luôn có sĩ số đông. Trong khi đó, các trường vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa lại có mối lo khác đó là điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp còn nhiều thiếu thốn. Các lớp học tạm bợ, sơ sài khó có thể đảm bảo cho hiệu quả các môn học mới cần không gian, trang thiết bị hỗ trợ.
Học sinh có thực sự được giảm tải?
Dù đặt quyết tâm cao để "chạy đua" thời gian, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất tốt khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới, song GS.Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cũng thẳng thắn chỉ ra một thực trạng ở một số nơi còn tình trạng lớp học đông, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. "Chúng tôi đề nghị các địa phương, đặc biệt là Hà Nội giảm sĩ số học sinh theo quy định. Cụ thể, với tiểu học là 35 em/lớp và với trung học là 40 - 45 em/lớp. Nếu sĩ số 50 - 60 em/lớp như hiện nay thì không cách gì tổ chức được lớp học theo nhóm", GS Nguyễn Minh Thuyết thêm.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó, các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài. Ngay tại Hà Nội, nhiều ngôi trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi yêu cầu để thực hiện chương trình mới là phòng học phải đảm bảo, trang bị đầy đủ thiết bị, máy tính để học sinh tăng thời lượng thực hành.
Bộ GD&ĐT cho biết, vai trò của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với quá trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới là rất quan trọng. Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khảo sát thiết bị dạy học ở tất cả các trường và nhận diện được những khó khăn, thiếu thốn của từng cấp, từng địa phương. Trên cơ sở đó, đã xác định được những trọng tâm ưu tiên đầu tư, trong đó có bổ sung thiết bị dạy học cho các địa phương trong thời gian tới theo lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Nội dung này đã được thể hiện trong Đề án Đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ đã trình Chính phủ.
Ngoài mối lo lớp học quá tải, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn... Nhiều ý kiến của chuyên gia, giáo viên cũng lo lắng rằng các môn học mớidù học sinh được định hướng phát triển năng lực, nhưng nếu xét cụ thể vào từng môn học, ở cấp THCS, THPT cũng sẽ có khá nhiều môn học, bên cạnh việc chưa cụ thể hóa lượng kiến thức ra sao, nhưng việc đưa số lượng kiến thức lớn theo chương trình cũng sẽ được tính đến, cộng với việc tăng cường các tiết kỹ năng, ngoại khóa, chưa kể phải học thêm ngoại ngữ, ôn thi cuối cấp... nên việc chương trình mới có giảm tải được hay không cũng khiến nhiều người băn khoăn, mong Ban soạn thảo xây dựng chi tiết hơn.
"Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được chuẩn bị, xây dựng một cách kỹ lưỡng và đón nhận nhiều sự góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong thời gian qua. Tinh thần giảm tải được triển khai xuyên suốt ở các môn học trong Dự thảo nhưng không phải giảm tải một cách cơ học, mà là tổ chức lại nội dung chương trình phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở từng cấp học. Học sinh sẽ hoạt động nhiều và thường xuyên hơn thông qua môn học bắt buộc là hoạt động trải nghiệm. Mặt khác, việc tăng thời lượng và yêu cầu thực hành ở hầu hết các môn học cũng là cách giảm tải, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và hình thành kỹ năng một cách bền vững".
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Theo Giadinh.net
Nâng cao năng lực giảng viên sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới Hội thảo "Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về chương trình giáo dục phổ thông mới" do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) phối hợp Dự án hỗ trợ đổi mới chương trình, SGK giáo...