“Chọn bạn” cho con
Tại phòng chờ khám của bệnh viện, nhiều bà mẹ bế bồng con nhỏ đứng ngồi với vẻ mặt lo lắng và đăm chiêu. Vài người trao đổi với nhau mấy câu cho đỡ trống trải trong khi đợi đến lượt mình. Tôi chú ý hơn đến một người mẹ trẻ đi cùng hai con gái khoảng tuổi lên ba lên năm, vì cô cứ phải chạy theo các con hoài…
Hai cô bé khá hiếu động, lúc nào cũng thích sờ tay vào một vật gì đó trong tầm mắt. Nghịch vòi nước uống, sờ vào nắm cửa, vuốt vuốt cái tay vịn bằng inox gắn dọc theo lối đi… Có vẻ như chúng muốn khám phá bằng hết thì thôi. Còn người mẹ thì vì không muốn con tiếp xúc nhiều với những đồ vật trong bệnh viện nên chốc chốc lại nạt, dọa, rồi thỉnh thoảng phải phếch vào mông hai nàng công chúa tinh nghịch. Ba mẹ con cứ xoay một hồi như vậy cho đến khi người mẹ mệt đừ, chị đành rút điện thoại ra đưa cho chúng nghịch.
Vậy là ổn thỏa. Hai nhóc xúm xít vào màn hình chơi trò gì đó và không quấy nữa. Tôi nhìn ra xung quanh thì thấy những đứa bé khác đều đang “ngoan ngoãn” cả. Những bé còn quá nhỏ thì được mẹ ẵm trên tay, cứ như vậy mà ung dung quan sát khắp lượt khu phòng chờ, những bé nhỉnh hơn một tý thì đang chăm chú vào điện thoại của mẹ, chẳng mè nheo gì cả. Tôi bắt chuyện với người mẹ trẻ kia, hỏi thăm về hai cháu bé. Chị bảo với tôi rằng cực chẳng đã mới để hai con dùng điện thoại di động vì biết là hại cho con, nhưng vì chúng ở không cũng gây đủ chuyện phiền toái, nhất là cứ hay động tay động chân, mất vệ sinh nên đành nhượng bộ theo kiểu này.
Theo như tôi quan sát thì trong cuộc sống hằng ngày có khá nhiều tình huống cha mẹ cần con ngồi yên chứ không riêng gì những thời điểm “hóc búa” như vậy. Nhiều ông bố, bà mẹ cần con ngồi yên cho mẹ “buôn dưa lê” với bạn bè, làm việc nhà, đi shopping, lên Facebook…; ngồi yên cho bố xem chương trình thể thao yêu thích hoặc thậm chí là lướt web, xem video; ngồi yên khi phải di chuyển đường dài bằng ô tô, tàu hỏa… Như vậy, vô hình trung, cha mẹ càng có nhiều nhu cầu hoạt động riêng tư thì khoảng thời gian cho phép con tiếp xúc với điện thoại cũng càng tăng lên, để con không quấy quả làm phiền hoặc gây ồn ào.
Để chơi cùng với con thì có rất nhiều trò hấp dẫn, như chơi tập tầm vông và những trò chơi dân gian khác, đọc truyện cho con nghe, chơi nhập vai theo chuyện kể, tập vẽ bằng bút màu, thi xếp cốc nhanh theo mẫu, thi giải câu đố vui, giải mê cung, chơi cờ vua… và nhiều hoạt động ngoài trời nữa. Rất nhiều niềm vui và sự gắn kết sẽ thêm bền chặt từ những trò chơi chung giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ sắp xếp được nhiều phút giây hạnh phúc như vậy thì quả là không gì có thể tuyệt vời hơn với khoảng trời tuổi thơ của con.
Vậy thì những khi cha mẹ không thể bày trò để chơi cùng con được? Chỉ còn mỗi cách là để con chơi một mình, với “người bạn” của con mà thôi. Và dĩ nhiên, người bạn mà chúng ta chọn cho con không nên là một chiếc điện thoại thông minh iPad, máy tính… như mọi người vẫn quen làm một tý nào! Thử đưa cho con bút chì màu, giấy trắng sẵn có trong chiếc túi của bạn và gợi ý cho bé tự vẽ tranh, vẽ lại những gì bé quan sát hoặc tưởng tượng ra tại thời điểm ấy.
Con bạn cũng có thể ngồi cày cục một khối lập phương rubik trong lúc chờ bạn tập trung giải quyết việc gì đó. Hoặc là trò xếp giấy, cho bé luyện những mẫu bạn đã chơi cùng bé lúc rảnh rỗi cũng là một cách khá thú vị để con trải nghiệm khoảng không gian của riêng mình… Đầy ắp một thế giới sinh động để cho bé thỏa sức khám phá và chìm đắm, say mê. Một chiếc điện thoại di động thông minh ư? Không cần thiết và không thể nào thân thiện bằng đâu!
Trở lại câu chuyện về người phụ nữ trẻ tuổi kia, tôi nghĩ chị đã chào thua hơi sớm rồi. Nhiều khi chỉ vì lý do tiện lợi mà chúng ta bỏ qua những cảnh báo an toàn về sức khỏe và trí tuệ của con, quên mất việc tìm kiếm những khả năng thay thế ưu việt hơn, hoặc đôi khi chúng ta còn bỏ mặc con với những khoảng trống im tiếng cười đùa ngây thơ. Điều đó thật không nên chút nào! Thật sự là cần phải thận trọng hơn trước mỗi lựa chọn dành cho đứa con bé bỏng của mình, bằng tình yêu và cả trách nhiệm, vì hơn ai hết, cha mẹ là lá chắn, là sự bao bọc, che chở vô điều kiện của tuổi thơ con.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng biết điều mà người mẹ kia ái ngại, con trẻ tiếp xúc sớm với sản phẩm công nghệ thì sẽ gặp nhiều hạn chế cho mắt, trí não, khả năng giao tiếp, tư duy, giờ giấc ngủ nghỉ, ăn uống… Nhưng với những trường hợp chẳng đặng đừng như trên thì biết xử trí thế nào đây?
Thái Thị Liễu Chi
Theo giaoducthoidai.vn
15 bài sơ cứu mẹ nhất định phải thuộc lòng để cứu con kịp thời khi gặp nạn
Trẻ con thường có tính hiếu động nên rất dễ xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn. Vì thế, bạn nhất định phải biết cách sơ cứu cho bé khi gặp nạn để cứu con kịp thời.
Video đang HOT
1. Sơ cứu khi bé bị co giật
Bạn biết không, nếu bị có rất thì trẻ sẽ rất dễ cắn phải lưỡi và gây nguy hiểm cho đến tính mạng. Lúc này, các mẹ không được cuống mà hãy bình tĩnh nhét một khăn mềm vào miệng bé. Sau đó, cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, đầu kê gối và chuẩn bị đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
2. Sơ cứu khi bé bị bỏng
Bỏng là một trong những trường hợp mà rất nhiều trẻ hiếu động gặp phải. Bỏng có nhiều cấp độ khác nhau, nếu con bạn có vết bỏng không rộn và bề mặt vết bỏng không gây tổn thương da nghiêm trọng thì hãy xả vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ trong khoảng 5 phút. Tiếp đến, bạn dùng 1 chiếc khăn sạch thấm khô và thoa thuộc trị bỏng hoặc mỡ trăn lên vùng da bị bỏng.
Tuy nhiên, nếu con bạn bị bỏng ở mức động hơn gây tổn thương da nghiêm trọng thì trước hết bạn cần bọc vết bỏng bằng khăn sạch thật sạch. Đồng thời, hãy nhớ xả nước đến khi bé hết cảm giác nóng rát rồi chuyển viện để bé được cấp cứu kịp thời,
3. Sơ cứu khi trẻ bị axit bắn vào mắt
Khi con bị axit bắn vào mắt, bạn phải nhanh tay sử dụng một bát nước sạch rửa mắt liên tục trong khoảng 15 phút. Chú ý, hãy thay nước liên tục để loại bỏ axit. Việc cần thiết là chuyển viện ngay để bé được điều trị theo mức độ.
4. Sơ cứu khi bé bị hóc xương cá
Nếu con không may bị hóc xương cá trong bữa ăn, các mẹ có thể dùng tỏi nhét vào lỗ mũi ngược bên hóc xương sẽ giúp trẻ nôn xương ra ngoài. Theo đó, nếu bé bị hóc xương bên trái thì hãy dùng một tép tỏi nhét vào lỗ mũi bên phải. Và nếu bị hóc bên phải thì bạn làm tương tự và ngược lại như vậy. Chỉ trong khoảng 3 phút thôi là bé sẽ hắt hơi và khạc xương cá ra ngoài.
5. Sơ cứu khi bé bị nuốt phải xà phòng
Các mẹ hãy cho bé ngậm một viên kẹo ngọt nếu con bị nuốt phải xà phòng nhé. Chỉ trong vài phút, kẹo sẽ làm tan xà phòng và bé sẽ thấy bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu cách làm này chỉ giúp giảm triệu chứng thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay.
6. Sơ cứu khi bé uống phải hóa chất
Bạn hãy nhớ, nếu trẻ nuốt phải dầu hôi thì cần phải cho uống từng ngụm nước để làm giảm nóng rát cuống họng. Đồng thời, tuyệt đối không cho trẻ nôn nếu uống phải các hóa chất bay hơi như dầu hỏa hoặc các loại axit, bazơ vì chất độc có thể tràn vào khí quản, gây bỏng thực quản hoặc làm viêm phổi nghiêm trọng. Những trường hợp này đều vô cùng nguy hiểm nên bạn chỉ có thể từ từ cho bé uống từng ngụm nước lọc và chuyển đến viện ngay lập tức.
Nếu con uống nhầm thuốc diệt cỏ thì nôn lại là điều cần làm ngay sau 1 tiếng đầu nuốt phải. Bạn hãy móc họng để bé nôn hoặc cũng có thể cho bé uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em để gây nôn. Lưu ý, khi bé nôn thì nên để đầu bé hạ thấp hoặc nằm nghiêng để tránh dịch nôn sặc vào phổi hoặc khí quản gây ngạt thở. Khi đã gây nôn thành công, các mẹ tiếp tục cho bé uống than hoạt tính 1g/kg/lần pha uống; hoặc uống đất sét. Những loại này hấp thụ paraquat trong thuốc trừ sâu rất tốt. Và sau đó, hãy nhanh chóng đưa bé cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất nhé!
7. Sơ cứu khi bé bị bong gân, gãy xương
Những bé ưa thích hoạt động thường hay bị bong gân nên các mẹ hãy nhớ dùng đã lạnh chườm lên vết thương cho con để giảm sưng và đau trước khi đi cấp cứu. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn là nếu bé bị gãy xương thì bạn dùng hai thanh gỗ nẹp phần gãy cố định trước khi đến bệnh viện.
8. Sơ cứu khi bé bị rắn cắn
Khi bé không may bị rắn cắn, cha mẹ hãy nhanh chóng sử dụng khăn hoặc garô để buộc chặt phía trên vết thương khoảng 3-5 cm giúp ngăn không cho độc tố chạy đi khắp cơ thể. Phải khẩn chương đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
9. Sơ cứu khi bé bị chảy máu cam
Khi bé bị chảy máu cam, bạn tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Theo đó, nê để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại và sử dụng miệng để hít thở. Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trong trường hợp nếu bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu thì tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.
10. Sơ cứu khi bé bị giật điện
Bạn nhất định phải thật bĩnh tĩnh để không biến mình thành nạn nhân tiếp theo khi thấy bé bị điện giật. Lúc này, hãy nhanh chóng tắt nguồn điện hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạc dây điện khỏi người bé. Tiếp đến, kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao. Trường hợp trẻ ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại.Sau đó, bạn phải nhanh chóng đưa trẻ đến viện để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
11. Sơ cứu khi bé bị đuối nước
Đầu tiên, bạn phải nhanh chóng đưa trẻ lên chỗ khô ráo, thoáng khí. Tiếp đó, hãy kiểm tra đường thở và quan sát lồng ngực xem bé còn thở hay không. Nếu trẻ không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo. Sau hai lần thổi ngạt, tiếp tục kiểm tra tim trẻ có dấu hiệu đập hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực trái hoặc bắt mạch.
Nếu vẫn không thấy có dấu hiệu sống thì bạn hãy làm song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15:2, tức 15 lần thổi ngạt và 2 lần ép tim. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp hợp trẻ tự thở được, bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng, cởi hết quần áo ướt và giữ ấm. Sau cùng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tránh tiếp diễn tình trạng ngạt thở.
12. Sơ cứu khi bé giẫm phải đinh
Giẫm phải đinh sẽ khiến trẻ dễ bị uốn ván và tử vong. Do đó, bạn không nên chủ quan với các tai nạn này.Với trường hợp đinh đã được rút ra khỏi chân bé, bạn cần kiểm tra vết thương có nhiều máu không, có kèm chất bẩn, chất gỉ sét, đất cát hay không. Tiếp đến, hãy rửa vết thương bằng xà phòng, cầm máu, thoa thuốc sát trùng và băng lại trước khi cấp cứu.
Trong trường hợp đinh còn găm vào chân thì chạ mẹ nên dùng gạc vô trùng bọc quanh. Đồng thời, phải có miếng khác lót vào xung quanh định và dùng băng ép cố định các miếng lót này trước khi chuyển viện.
13. Sơ cứu khi bé bị ngã tiếp xúc vùng đầu
Trong trường hợp bé chỉ bị ngã đâu mà không ngất thì bạn chỉ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc trạm y tế gần nhất. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu bất tỉnh, chảy máu mũi hoặc miệng, nôn ói, chân tay co giật nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.
Lưu ý, khi di chuyển phải đặt trẻ thằng người, đầu hơi thấp hơn so với chân và mặt nghiêng về một phía để phòng bé nôn không bị sặc ngược trở lại vào khí quản. Tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ăn thêm bất cứ thứ gì. Trong 36 tiếng đầu sau cấp cứu, cần heo dõi bé liên tục để xem các dấu hiệu bất thường. Thỉnh thoảng lay bé xem có tỉnh không vì nếu có hiện tượng chảy máu não, bé sẽ rơi vào hôn mê sâu.
14. Sơ cứu khi trẻ bị dập ngón tay, chân, sưng tấy
Đưa ngón tay, chân lên cao và dùng đá lạnh đã bọc khăn để chườm nhằm giảm sưng tấy. Sau đó đem bé đến bệnh viện để kiểm tra các tổn thương khác.
15. Sơ cứu khi bé bị hóc dị vật
Khi con bị hóc dị vật, các mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Đồng thời, khum bàn tay mẹ lại và vỗ dứt khoát từ 7-10 cái ở phần giữa xương bã vai để bé nôn ra ngoài. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn bé tự chúc đầu xuống thấp hơn ngực và thực hiện tương tự.
Theo www.phunutoday.vn
Chân con bầm tím, bố đưa đi kiểm tra rồi dự định dẫn đi du lịch nhưng bác sĩ yêu cầu: "Không đi đâu cả. Nhập viện ngay" Thấy chân con bầm tím, người bố vẫn chẳng lo lắm vì theo anh, trẻ con lúc nào cũng có vết bầm tím do hiếu động. Tuy nhiên, những vết bầm tím mãi không mờ đi, anh lo sợ có chuyện chẳng lành nên đã gọi cho một người bạn là bác sĩ để hỏi thăm. Bố mẹ của cô bé Kaiya Patel...