Chơi games có thể khiến cho bạn thông minh hơn
Tất nhiên là chỉ ở trong mức độ hợp lý thôi nhé!
Từ trước đến nay, games vẫn thường được mọi người kể cả các nhà nghiên cứu gán cho “tội danh” gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu giáo dục mới đây lại cho biết chơi game trong một chừng mực hợp lý có thể kích thích trí thông minh của học sinh.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học quốc gia Đài Loan đã tìm ra những phát triển khả quan trong trí thông minh logic toán học cũng như khả năng vận động cơ thể đối với những học sinh là những game thủ. Những học sinh này chơi game trong chừng mực và có giới hạn, và đã có những tiến bộ đáng kể trong môn Toán, khả năng điều khiển các cử động của cơ thể cũng như kĩ năng cầm nắm các vật thể cũng khéo léo hơn nhiều.
Mặc dù sẽ rất khó cho các game thủ nếu họ muốn trở thành cầu thủ bóng đá, vận động viên hay các vũ công nếu suốt ngày chỉ có “dính mắt” đến màn hình máy tính, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng ít nhất game cũng cung cấp cho họ một số kĩ năng cơ bản, nhất là với những trò điều khiển mô tô hay xe hơi.
Nhà thiết kế games Michael Ooi cho biết trong lịch sử, các trò chơi được tạo ra vốn để trở thành các công cụ rèn luyện. Hầu hết các games, nhất là các games hành động thường yêu cầu người chơi biết kết hợp giữa mắt và tay cùng những kĩ năng phản xạ. Những trò chơi tốc độ cao sẽ tăng cường khả năng quan sát, khả năng cảm nhận không gian. Trong khi đó, các games chiến thuật lại tăng cường nhận thức, trí nhớ, liên kết và sự logic.
Chơi games hợp lý rất có ích cho các kĩ năng cần thiết của cuộc sống.
Trước đó, Daphne Bavelier, giáo sư nghiên cứu khoa học về não và nhận thức tại đại học Rochester, New York, Mỹ cho biết những game thủ nhận thức những thông tin hình ảnh nhanh và chính xác hơn 30% so với người bình thường. “Thậm chí một vài người còn đạt số điểm thi tuyệt đối mà hầu như những người không chơi games sẽ rất khó để đạt được” – ông cho biết.
Cũng giống như cuộc đời thực, các trò chơi yêu cầu khả năng suy nghĩ để đối phó với các thử thách, nhà tâm lý học tiến sĩ Lin Mei-Hua của đại học Sunway nói: “Sẽ luôn luôn có một mục tiêu. Bạn sẽ tự lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Theo logic này, chơi game giúp hình thành bản đồ tư duy và quá trình đưa ra quyết định mà chúng ta cần trong cuộc sống thực.”
Video đang HOT
Rất khó để đo đạc mức độ mà games giúp phát triển các khả năng một cách chính xác, nhưng nhà thiết kế games Ooi dựa vào chính kinh nghiệm của mình cho biết bạn sẽ giỏi hơn trong việc xử lý các tình huống và đối mặt với thử thách.
Games thường đi kèm với những mặt tiêu cực như nghiện games hay bạo lực, nhưng ông Ooi-hiện cũng đang giảng dạy tại một trường đại học cho biết, games phải đi kèm với việc sử dụng hợp lý.
“Cái gì quá mức cũng đều không tốt. Hiệu quả dựa vào việc vì sao bạn muốn làm nó và làm như thế nào.”
Ông cũng nói bài học mình học được lớn nhất từ các trò chơi là việc vượt qua các thử thách nhất định trong games.
“Hãy nhìn vào lượng thời gian người ta bỏ ra để vượt qua thử thách trong games. Nếu làm việc gì bạn cũng cố gắng nỗ lực như thế, chắc chắn nó sẽ thành công.”
Theo Edvantage
"Quái chiêu" sinh viên đòi nợ
Là sinh viên, vay tiền nhau là chuyện bình thường.. (Ảnh minh họa)
Là sinh viên, vay tiền nhau là chuyện bình thường, nhưng nhiều khi cho vay rồi, chờ dài cổ không thấy trả, có nhắc cũng chỉ được hứa và hứa. Bực mình, quyết đòi bằng được và cũng để bạn "rút kinh nghiệm", nhiều cô cậu nghĩ ra cách đòi nợ khá "độc".
Cứ người yêu đến là "tố"
Hoa, 19 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội, nổi tiếng cả ký túc xá nữ vì thói quen vay tiền "quên" trả. Lúc nào vay, cô cũng có chuyện khẩn cấp, cũng hứa như đinh đóng cột là trả ngay, rồi sau đó lờ tịt đi. Ai nhắc thì cô viện cớ để khất, rồi lại lờ đi, cứ thế cho đến khi người bạn phát chán không thèm đòi nữa, chỉ tự nhủ từ giờ chừa cho Hoa vay tiền.
Diệp vào ở phòng Hoa được mấy ngày thì một cô bạn cùng phòng dặn nhân lúc ăn trưa: "Cậu đừng cho cái Hoa vay tiền nhé, mất luôn đấy". Diệp ngớ ra: "Hôm qua nó hỏi vay 300.000 để mua sách, tớ đưa rồi". Cô bạn thở dài: "Mình nhắc muộn quá. Mà không phải sách vở gì đâu, tối qua thấy nó diện váy mới, 100% là tiền của cậu".
Và như thường lệ, món tiền của Diệp bị khất hết lần này đến lần khác, khiến cô rất giận, nghĩ cách đòi và cho Hoa một bài học. Một hôm, chàng người yêu đẹp trai của Hoa đến chơi, Diệp cười bảo: "Tớ phải đi mua đồ bây giờ, Hoa cho tớ xin 300.000 cậu vay tớ để mua váy hai tháng trước nhé". Hoa xấu hổ chỉ muốn chui đầu xuống đất, thấy Diệp cứ đứng trước mặt người yêu mình có ý đợi được tiền mới đi, cô đành móc ví ra trả. Cả phòng lúc đó đều có mặt và tỏ ra vô cùng khoái chí.
Thành, "chúa Chổm" nổi tiếng ở một khu trọ sinh viên tại Hoàng Mai, Hà Nội cũng bị một vố khá đau. Hôm đó cậu nghỉ học sau một đêm chơi games mệt lử, cô người yêu tưởng ốm đến thăm. Mấy nam sinh viên khác thấy thế liền sang phòng Thành, rồi chỉ túi xách của cô gái, bảo: "Túi em đẹp nhỉ. Em biết không, túi này thằng Thành vay tiền anh mua tặng sinh nhật em đấy. Em phải giữ cẩn thận, chứ ai đời tiền nó chưa trả anh mà túi đã sờn thế này rồi". Cả Thành lẫn bạn gái đang "đơ máy" thì mấy cậu khác nhao nhao: "Đâu có, túi này mua bằng tiền của tao chứ. Nó cũng vay tao đã trả đâu".
Chờ "hớt tay trên"
Nhiều chúa Chổm sinh viên khất nợ không phải vì thiếu tiền, mà chỉ vì khi có tiền, các cô cậu lại tiêu ngay vào việc mua sắm, chơi games, ăn nhậu... còn nợ thì cứ để đó. Đòi lắm chỉ mỏi mồm, nhiều chủ nợ sinh viên nghĩ ra cách "khấu trừ tại nguồn".
Vì chuyện vay và trả, nhiều người bạn không còn nhìn mặt nhau... (Ảnh minh họa)
Mấy cậu bạn cùng phòng Thắng biết rằng tháng nào cũng vậy, cứ ngày 27 là mẹ Thắng gửi tiền vào tài khoản và cậu bao giờ cũng rút ngay. Thế nên chiều 27 của một tháng nọ, Thắng vừa rút 2 triệu đồng từ máy ATM thì người đứng cạnh, mà cậu tưởng là người chờ đến lượt rút tiền, đã giật nắm tiền từ tay cậu. Ngẩng phắt lên chưa kịp kêu, Thắng đã nhận ra bạn cùng phòng, mà không chỉ một người. "Tiền này tao lấy 700.000 mày nợ tao, chỗ còn lại là phần thằng Liên và thằng Tuấn cho mày vay mấy tháng trước", cậu bạn nói rồi đếm tiền chia luôn cho mấy người kia trước sự sững sờ của Thắng.
Phương, ở cùng với Cúc trong phòng trọ bốn người, cũng đòi được tiền cho vay theo cách tương tự, dù không có kế hoạch trước mà chỉ nhờ một dịp may tình cờ. Hôm đó dì của Cúc đến chơi, trước khi về giở ví ra: "Mẹ cháu bảo chưa gửi kịp nên nhờ dì đưa 1 triệu cho cháu đóng tiền nhà trước". Cúc vừa cầm lấy chưa kịp cất thì Phương đã nhanh nhẹn nắm lấy tay: "May quá, có tiền đây rồi, cậu trả nợ tớ 600.000 luôn nhé, lâu quá rồi". Không tránh được, Cúc đành đếm tiền trả bạn.
Cực chẳng đã mới đòi nợ kiểu đó
Về vụ "chặn" luôn tiền của Thắng ngay lại máy ATM, mấy cậu bạn tâm sự: "Chẳng phải là bọn em không nể mặt nó, chính vì nể nhau nên mới cho vay và để nó lờ đi mãi mới đòi. Khi phải cư xử với nó như vậy thì cũng đã xác định là quan hệ bạn bè khó cứu vãn, nhưng mà không chịu nổi nó nữa".
Còn Phương sau khi lấy được tiền nợ của Cúc cũng dọn ra ở riêng. "Không phải vì em sợ nó vay đâu, vì chắc chắn em không cho vay nữa. Nhưng chuyện đã qua chứng tỏ hết tôn trọng nhau rồi, chán nhau lắm rồi, khó làm bạn lắm", cô gái nói.
Tác giả nhiều chiêu đòi nợ làm "đối tượng" mất danh dự thừa nhận, những kẻ thích vay mà không thích trả vốn đã rất "chai mặt" rồi, khi bị một vố "độc" cũng chỉ đỏ mặt tí chút, sau đó khi túng tiền lại vay tiếp, và "quên" tiếp. Mấy cậu bạn cùng khu trọ của Thành tâm sự sau vụ làm cho Thành mất mặt trước người yêu: "Bọn em làm thế cho bõ tức thôi chứ biết thừa là không thể đòi tiền nó, vì nó nợ quá nhiều, khi có tí tiền thì để tiêu chứ chả trả được đâu. Với nó thì chỉ có cách giữ chặt hầu bao, không nể nang cho vay nữa, chứ bêu xấu nó ăn thua gì".
Vì đó cũng là kết luận mà nhiều người rút ra sau khi bị xù nợ nên rốt cục, các chúa Chổm chây ỳ luôn phải đứng trước hoàn cảnh: Không ai dám cho vay, và không ai dám ở cùng, thậm chí nhìn thấy đã "chạy mất dép".
Theo Đất Việt
Quá khứ lầm lỡ của "cậu bé vàng" Toán học quốc tế Khó ai có thể ngờ, chàng trai "mang vàng, mang bạc" về cho đất nước, mới năm trước thôi đã từng khiến mẹ khóc vì cậu quá ham games. Trung tâm sự về một thời "lầm lỡ" của mình. Nguyễn Ngọc Trung (23/11/1992) Lớp 12 chuyên Toán - THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ Giải Nhì HSG Toán Quốc gia 2010 HCV...