Choáng với sách giáo khoa đầy “sạn”
Dù những kiến thức trong đó được coi là chuẩn mực nhưng trên thực tế, sách giáo khoa từ tiểu học đến THPT vẫn mắc rất nhiều lỗi.
Một trong những cuốn sách giáo khoa (SGK) rất nhiều sạn là Tiếng Việt 1, tập 1 do NXB Giao duc Việt Nam (trực thuộc Bô GD-ĐT) phat hanh.
Sai từ tiểu học…
Trong cuốn SGK được coi là mẫu mực này, người đọc có thể bắt gặp rất nhiều lỗi sai ở cách viết thường, viết hoa. Ví dụ, sau bài 28 (dạy về chữ thường, chữ hoa), học sinh đã được nhận biết về chữ hoa, chữ thường nhưng sách lại viết rất lộn xộn, tùy tiện.
Ở trang 81, sách in hoa chữ Chào Mào nhưng tại trang 85, sách lại chỉ viết hoa chữ Tu, còn chữ hú lại viết thường, dù Chào Mào và Tu Hú cùng là những loại chim. Trang 89 tiếp tục viết hoa chữ Sáo Sậu nhưng châu chấu, cào cào thì lại viết thường. Trang 101 viết hoa chữ Kiến nhưng trang 99 chữ lợn lại viết thường. Trang 115, sách viết Trai gai ban mương cung vui vao hôi, trong khi Mường là danh tư riêng, nhất thiết phải viết hoa.
Sách giao khoa cần sự chuẩn mực và chính xác
Sách viết cho học sinh lớp 1 phải rất trong sáng, dễ hiểu để phù hợp với lứa tuổi này nhưng các tác giả lại dùng nhiều từ khó hiểu, đánh đố các bé. Cách dùng từ bò bê có cỏ, bò bê no nê ở trang 29 khiến nhiều người lớn cũng phải suy nghĩ chứ đừng nói gì đến trẻ 6 tuổi. Ở đây, thay vì dùng từ có, sách nên dùng từ ăn để học sinh có thể hiểu bài.
Một ví dụ khác của sự tùy hứng xuất hiện ở bài 26, trang 55. Hình minh họa trong sách vẽ trạm y tế nhưng câu học sinh được học lại là bé bị ho, me cho be ra y tê xã , thay vì tram y tê xã…
Anh Ngô Bá, một phụ huynh có con đang học lớp 2, cho biết rất kinh ngạc với các kiến thức được cung cấp trong sách tham khảo Cùng em học Tiếng Việt được NXB Hà Nội ấn hành. Ngay trong những trang đầu tiên, sách đã đưa ra bài trắc nghiệm đánh đố không chỉ học sinh mà cả phụ huynh.
Ở bài Có công mài sắt có ngày nên kim, sách đưa đưa ra câu hỏi câu trắc nghiệm: “Trong lúc đi chơi, điều gì làm cậu bé ngạc nhiên? A. Từ một thỏi sắt, bà cụ mài một lúc đã thành chiếc kim. B. Có một bà cụ mải miết mài thỏi sắt thành tảng đá. C. Có một bà cụ ngồi chơi bên đường, tay cầm thỏi sắt”… Anh Bá cho hay rất bất bình về cách ra câu hỏi trắc nghiệm kiểu này cũng như kiến thức của những người viết sách. Trên thực tế, cả 3 đáp án đều sai và quan trọng hơn là làm sai ý nghĩa của câu tục ngữ rất hay này của người Việt.
Video đang HOT
… đến trung học
SGK môn Lịch sử 6 có dung lượng rất mỏng (chỉ 84 trang), song “sạn” cần phải nhặt thì lại khá nhiều. Dù đã qua nhiều lần sửa chữa, tái bản nhưng ở bản năm 2013, sách vẫn viết Đạo quân bộ của Mã Viện lẻn qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh), xuống vùng Lục Đầu (trang 50).
Lỗi sai này là nghiêm trọng vì giở bất kỳ cuốn từ điển, sổ tay địa danh nào hay vào Google tìm đều có thể biết Quỷ Môn Quan thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Thêm vào đó, từ “lẻn” chỉ hợp với hành động lén lút của một người, không phù hợp với một đạo quân “gồm 2 vạn quân tinh nhuệ” – như thông tin được chính SGK Lịch sử 6 này đưa ra.
Trang 58, sách viết: Lí Bí quê ở Thái Bình, mạn bắc Sơn Tây nhưng các tác giả không hề có chú thích Thái Bình, mạn Bắc Sơn Tây nằm ở đâu, thuộc tỉnh, thành phố nào để học sinh biết.
SGK Lịch sử 6 cũng thiếu nhất quán khi ở trang 56 viết Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên nhưng phần chú thích ở các trang 73 và 79 lại viết Hào trưởng: người có thế lực lớn nhất ở một vùng miền xuôi.
Cách diễn đạt trong sách cũng không trong sáng khiến học sinh hiểu nhầm. Trang 47, sách viết Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ có thể khiến học sinh nhầm tưởng lạc tướng là quan cấp huyện (lạc tướng là chức quan đứng đầu các bộ của nước Văn Lang – Âu lạc).
Không phải chỉ một lần các chuyên gia lịch sử, thậm chí cả Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đã lên tiếng về những sai sót này. Tuy nhiên, đến lần tái bản thứ 11 năm 2013, những “hạt sạn” nêu trên vẫn giữ nguyên.
Không chịu tiếp thu GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho rằng những góp ý chỉ có tác dụng khi người làm sách muốn nghe, còn nếu không muốn tiếp thu thì không có ý nghĩa gì. “Nhắc nhiều rồi mà những người biên soạn sách không tiếp thu thì công luận phải lên tiếng, không thể trông chờ văn bản góp ý của một hội nào đó” – GS Vũ Minh Giang bức xúc.
Theo TNO
Dạy con "gu" thẩm mỹ, thời "đương đại"?
Kí ức nhắc rằng các cán bộ ngành văn hóa xưa, chưa biết có giỏi không, nhưng thường nhiệt tình, khuấy động. Còn hôm nay mặt trận văn nghệ như tắt lửa lòng: từ các "thày cai", đến các nghệ sĩ nhiều danh hiệu, và cả "quần chúng" phụ huynh nữa, chấp nhận sống chung với cảnh con mình chẳng có gì ra hồn để xem, đọc?
Nếu định cho con đi xem triển lãm tranh để "nuôi" khiếu thẩm mỹ, bạn dễ thất vọng. Các gallery bán tranh, một điểm nhấn của kinh tế thị trường, vẫn khá xa lạ với nhu cầu xây dựng khiếu thẩm mỹ cho thế hệ mới. Các bức tranh cổ động (nay gọi là nghệ thuật đồ họa), nhợt nhạt, không sức sống. Lơ thơ vài tranh biếm chẳng "châm", tranh vui gượng gạo.
Hội họa hôm nay cẩu thả hơn, và trần trụi hơn, như những bức họa bọn nhóc gọi là vẽ bà "chuổng cời". Tinh tướng những tác phẩm siêu "trừu tượng", thi nhau đánh đố người xem. Những "hạt vàng" của tài năng nghệ thuật Việt bị lấp dưới đống tranh nổi đình đám chỉ vì được giới "đại gia" mua...
Quẩn quanh "thế giới Pokemon"
Hennessy và Heineken
Nhà hát Lớn vẫn là một kỳ quan văn hóa - nghệ thuật... Thời bao cấp nó dành cho tầng lớp được cấp giấy mời trong xã hội, nhưng phó thường dân vẫn có thể có dịp thăng tiến về khiếu thẩm mỹ, mỗi lần vinh dự bước chân vào công trình này.
Có vị thủ trưởng "Trùm Sò" giãi bày, vừa xem "hòa nhạc Heineken" (đúng ra là Chương trình hòa nhạc Hennessy, giới thiệu những tinh túy của nhạc cổ điển). Cái lầm be bé này đặc tả cung cách khai thác "vô cảm" Nhà hát Lớn gần đây, đến mức có nghệ sĩ tên tuổi phàn nàn đây là một kiểu vandalism (hủy hoại các danh thắng, công trình nghệ thuật). Người ta cho chạy sô ở Nhà hát Lớn cả những ca sĩ hạng ba, tên thì hay, nhưng chưa nổi đã chìm...
Hôm nay, ý đồ tạo cho con phó thường dân năng lực thưởng thức nghệ thuật bị đánh bại bởi tấm vé mệnh giá tiền triệu!
Tệ hơn văn học, phim Việt Nam dường như nhường toàn bộ sân chơi cho "ngoại binh". Phim Việt ra hồn dành cho người lớn cũng chẳng có, nói gì đến phim thiếu nhi. Việc "xã hội hóa" điện ảnh kết thúc bằng việc các hãng tư chỉ làm những phim "Trần Quấy", để "cá kiếm" bằng cách mua vui, cả theo cách thức nhảm nhí, vào dịp Tết. Chỉ còn trông mong vào phim "mậu dịch". Nhưng "họa vô đơn chí". Ở Hãng phim truyện gần nửa trăm tỉ biến đi cùng đạo chích khoác áo điện ảnh gia. Rồi lương của các chuyên gia làm phim gây thừa chất liệu để làm phim bi - hài: 500 ngàn/ tháng, trong "bão giá" trên cấp mười...!
Báo chí năm trước viết nhiều đoàn kịch Hà Nội giành nhiều giải cao trong Hội diễn. Đoàn kịch nào của Hà Nội nhỉ? Lâu nay, các nghệ sĩ sân khấu như đi biểu diễn ở "trên cung trăng", cho nhau xem, rồi tự "thưởng" cho nhau. Không còn tập quán đi xem rạp, toàn gia nay đi hát Karaoke, hoặc... "đi chơi" siêu thị. Kịch cho thiếu nhi là khái niệm của thế kỷ trước.
Sách dịch từ tiếng Trung quốc. NXB Mỹ thuật
"Trứng" Doreamon đã nở
Đưa con ra hiệu sách cũng đầy thách đố. Hôm nay không còn ai vồ vập xui mua những tập Doreamon (có những nhân vật thích "tỏ ra là nguy hiểm"), Pokemon (có những "nhân vật" tập này tốt, tập kia không tốt, khá tùy tiện; một số nước từng ngại nội dung chứa những chuyện ma quái, ngầm khuyến khích những tệ nạn như đánh bạc), nhưng nay chúng vẫn chiếm cả kệ sách dài. Chất lượng mỹ thuật của "trường phái" Doreamon từng gây e ngại rằng 9X sẽ thụt lùi về năng lực thẩm mỹ ngay cả so với lớp cha anh "lớn lên trong kháng chiến". Nhưng có người phát hành bảo, vẽ quái vật thì cần "quái" gì đẹp!
Các "nhà sách nội" nỗ lực lớn mấy năm lại đây, làm phong phú thêm quầy sách thiếu nhi. Hàng loạt sách nội "mới", cả sách dịch, thoạt đầu gây cảm giác được tăng quyền lựa chọn. Cuốn nào cũng bóng bảy, "bắt mắt", vì thế, chúng trông giống nhau, là bản sao của nhau về cách trang trí, gây cảm giác đơn điệu, nhàm. Điều tệ hơn là những kiểu cách Doreamon/Pokemon đã "hóa thân" vào nhiều "tác phẩm mới" tiếng Việt.
Thời đồ đá mới?
Giáo dục hiện chưa tạo được khả năng phê phán một cách xây dựng. Đầu tư nhà nước để kiến tạo nền lý luận phê bình làm móng cho hệ thống chuẩn mực về nghệ thuật chưa coi được là "hoàn vốn"...
Mặt khác, đầu tư về văn hóa ở Việt Nam, hay nơi khác, chưa từng là phương thức kiếm tiền nhanh. Đầu tư văn hóa, kể cả đúng hướng, sẽ không hoàn được vốn theo nghĩa đen, nhưng nó sẽ giúp thế hệ mới biết xây hạnh phúc trong đời sống tinh thần. Sự hoàn vốn này vô giá: nó bảo tồn "hồn nước" cho Việt Nam; nó xây đài văn hóa, cả văn hóa kinh doanh, để dân được giàu, nước được mạnh thực sự, nhất là về giá trị tinh thần.
Hiện tại, tiền vẫn đóng vai "chỉ đạo nghệ thuật", dẫn chương trình, chi phối mạnh sự phát triển về văn hóa. Vì phải đảm bảo doanh số, nghệ sĩ và cả nhà quản lý văn hóa nhắm mắt chiều theo thị hiếu còn thấp trên "thị trường nghệ thuật". Kết quả là những bứt phá về mỹ thuật để vun trồng khiếu thẩm mỹ cứ mãi là hạt giống cho mùa sau...
Đang diễn ra quá trình bạc màu chất lượng sống thấm mỹ, do những khó khăn được điểm danh sơ khoáng ở trên. Bom rải thảm đã không ném được chúng ta trở về thời đồ đá. Tuy nhiên, nếu cứ thờ ơ giảm "suất đầu tư" về văn hóa, kể cả bằng cách "nhái" lại, hay nhường hẳn sân cho những sản phẩm văn hóa xa lạ, chắc sẽ "tiết kiệm" được công sức, tâm huyết, và chắc là nhiều tiền.
Nhưng sẽ bào mỏng tầng lớp có văn hóa trong dân cư, và dày cộm lên nếp sống thô bạo, khi cách hành xử bạo lực, từ "tự xử" (tự rạch chân tay xả stress, tự sát) đến "đánh hội đồng", trở thành chìa khóa để giải quyết mọi va chạm, bức xúc trong đời sống dân sự.
Các giải pháp công lực không thể ngăn chặn, báo động, mà chỉ can thiệp khẩn cấp, sau khi cảnh "chém người như chém chuối" (như trong sách truyện về một thời mông muội) diễn ra, vừa qua gần như cơm bữa. Liệu có ai chịu bỏ công ghi chép, phân tích hiện trạng này thành tác phẩm văn học, âm nhạc, điện ảnh, hội họa... để tạo sức đề kháng cho xã hội công dân?
Chỉ có lực lượng của các giá trị tinh thần mới ngừa được mầm bạo lực.
Theo Lê Đỗ Huy (Vietnamnet)
Khoa học Việt Nam kẹt trong phi chuẩn mực, tư duy ăn xổi Việt Nam là nước đi sau về KH-CN. Ta du nhập cách làm KH-CN từ các nước XHCN Liên Xô và Đông Âu, gần đây từ các nước tư bản Âu-Mỹ. Ý thức hệ và thiết chế của hai hệ thống hoàn toàn khác nhau, song tư duy và cách nghiên cứu khoa học khá giống nhau. Học họ, nhưng ta chẳng giống...