‘Choáng’ với điểm chuẩn học bạ của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Nhiều ngành học có mức điểm chuẩn trên 28 điểm. Nhóm trường chuyên năng khiếu, ngành Robot và trí tuệ nhân tạo có mức điểm chuẩn lên đến 30 điểm.
Thí sinh tìm hiểu hông tin tuyển sinh tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: PHẠM ANH
Chiều tối 6-8, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ đợt 1 năm 2020.
Đây là năm đầu tiên trường ĐH này sử dụng phương thức xét học bạ với khoảng 1.000 chỉ tiêu do sự thay đổi về kỳ thi THPT quốc gia.
Đặc biệt, trường chủ yếu xét tuyển học bạ của những học sinh khá giỏi đến từ các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT tốp đầu, THPT thường của cả nước.
Theo công bố của trường, điểm chuẩn của các ngành ở các tiêu chí nhóm trường THPT đều ở mức cao.
Đáng chú ý trong đó, điểm chuẩn học bạ xét từ những thí sinh đến từ các trường THPT tốp thường lại có mức cao nhất.
Trong nhóm này, ba ngành có điểm cao nhất là ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, ngành Công nghệ thông tin và Kinh doanh quốc tế (đều ở hệ đại trà) có mức điểm là 29. Kế đến là bốn ngành gồm Logistics và Thương mại điện tử, Công nghệ kỹ thuật hóa học và Sư phạm tiếng Anh với 28,75 điểm.
Nhóm ngành cũng có mức cao đến 28,5 điểm là Công nghệ kỹ thuật máy tính, Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật y sinh, Tự động hóa.
Các ngành còn lại trung bình cũng từ 23-26 điểm.
Với nhóm thí sinh có kết quả là học sinh giỏi của các trường chuyên, năng khiếu, cao nhất là Robot và trí tuệ nhân tạo với 30 điểm, kế đến là ngành sư phạm tiếng Anh với 27,5 điểm. Các ngành còn lại trung bình từ 21-25 điểm.
Được biết điểm xét tuyển này được tính theo công thức là tổng điểm (điểm trung bình học bạ theo môn của 5 học kỳ, trừ học kỳ hai của lớp 12) của 3 môn theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (không nhân hệ số), áp dụng cho trường THPT chuyên, THPT tốp 200 và THPT còn lại.
Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh, môn tiếng Anh nhân hệ số 2. Nhóm ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Kiến trúc nội thất thì môn Vẽ nhân hệ số 2.
Nhà trường cũng thông báo sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt hai từ ngày 12-8 đến 20-8. Các trường hợp thuộc diện các trường liên kết nếu không đủ điểm chuẩn phải đăng ký qua các ngành có điểm chuẩn thấp hơn.
Điểm chuẩn cụ thể như sau:
Thi tốt nghiệp THPT thời điểm này là không cần thiết
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều người cho rằng Bộ GD-ĐT phải cân nhắc kỹ, nên dừng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, thay bằng xét tốt nghiệp cho thí sinh để đảm bảo an toàn, tránh áp lực cho xã hội.
Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) thực hiện xịt khử khuẩn chống dịch Covid-19 định kỳ, vệ sinh phòng ốc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 - ẢNH: PHẠM HỮU
Gây áp lực cho toàn xã hội
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trong thời điểm này nên bỏ thi tốt nghiệp THPT. Hiện tại, ở Đà Nẵng và Quảng Ngãi, gần như chắc chắn học sinh sẽ không thi tốt nghiệp. Nếu vẫn tổ chức thi ở tất cả địa phương khác thì sẽ bất công cho học sinh ở 2 địa phương này.
Chia sẻ về vấn đề trên, hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM cho rằng việc tổ chức thi đến thời điểm hiện tại là không cần thiết, gây áp lực cho cả thí sinh (TS) và xã hội. Đặc biệt, kỳ thi đặt áp lực lớn lên vai ngành y tế, và những người nằm trong ban tổ chức vì phải gồng mình để đảm bảo an toàn cho hàng triệu TS tham gia.
"Ở TP.HCM, tỷ lệ học sinh rớt tốt nghiệp năm trước chưa tới 3%, vậy chúng ta tổ chức một cuộc thi tốn hàng trăm tỉ đồng chỉ để sàng lọc 3% học sinh để làm gì? Tôi cho rằng, thời điểm này Bộ GD-ĐT nên trao lại cho các trường ĐH, CĐ và TS quyền lựa chọn, tự chủ. Việc công nhận đậu tốt nghiệp có thể dựa trên học bạ của các em, như vậy vừa nhanh chóng, tiết kiệm lại đảm bảo an toàn cho cả TS và cán bộ tham gia công tác trong kỳ thi này", vị này thẳng thắn chia sẻ.
Đà Nẵng chính thức kiến nghị không thi tốt nghiệp THPT do Covid-19
Ý kiến
Hủy thi ở những tỉnh có nguy cơ cao
Sức khỏe và sự an toàn của TS, cán bộ coi thi và của cộng đồng trong thời điểm này vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Ở những tỉnh có nguy cơ cao hoặc đang có ca nhiễm thì nên hủy thi, sau này có thể thi bằng đề dự bị. Đối với những tỉnh có nguy cơ thấp và không có ca nhiễm, có thể vẫn tổ chức thi nhưng công tác tổ chức phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
Nguyễn Hữu Tài (Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin, Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh)
Không muốn đặt con vào tình huống nguy hiểm
Việc tập trung học sinh đi thi trong thời điểm này tôi thấy rất đáng lo. Vẫn biết các con năm nay quá vất vả trong việc học và thi, hiện các con cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, nếu hủy thì rất tội nghiệp. Nhưng đi thi trong tình trạng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thì còn đáng sợ hơn. Tôi mong muốn các con không bị đặt vào tình huống nguy hiểm.
Trần Thị Thu Hương - (Phụ huynh có con đang học lớp 12 Trường THPT Trần Phú, TP.HCM)
Nên lựa chọn sự an toàn
GS-TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, cho biết trong hoàn cảnh này, cần xác định bảo đảm an toàn là số 1. Nếu tổ chức thi tập trung thì phải lo lắng, không biết cách nào đảm bảo an toàn được. "Trong hoàn cảnh này, có thể quyết định công nhận tốt nghiệp. Việc xét tuyển của mỗi trường ĐH giao cho các trường quyết định. Hiện tại là nguồn lây trong cộng đồng, rất phức tạp. Đảm bảo an toàn là trên hết", GS-TS Trần Hồng Quân nói.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, tác giả của hơn 50 đầu sách về giáo dục, đặt vấn đề: "Trong tình trạng hiện tại nếu vẫn cố tổ chức kỳ thi thì câu hỏi đặt ra là chúng ta lựa chọn sự an toàn cho TS hay chọn hoàn thành công việc của người lớn? Việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ thì chỉ các trường tốp trên cần có một bước sàng lọc TS riêng và việc này không khó. Còn phần lớn các trường ĐH, CĐ hiện nay đã tuyển sinh khá đại trà nên không nhất thiết phải dựa vào kết quả từ kỳ thi THPT".
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng ngày 2/8: Thêm 4 ca mắc mới ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và TP. HCM
Tâm lý bất an ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi
Ông Thiều Quang Thịnh, giáo viên Trường THPT Long Thới (H.Nhà Bè, TP.HCM), cho rằng nếu đồng ý với phương án đặc cách cho TS Đà Nẵng, Quảng Nam thì cũng nên cân nhắc và mở rộng thực hiện việc đặc cách hoặc xét tốt nghiệp cho toàn bộ học sinh lớp 12 trên cả nước trong năm học này.
Theo ông Thịnh, học sinh những ngày qua cũng đang có tâm trạng lo lắng, bất an trước diễn biến phức tạp của dịch. Đây cũng là một áp lực lớn trong việc làm bài thi, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. "Quyết định dừng tổ chức kỳ thi này hoàn toàn là việc làm đúng thời điểm", ông Thịnh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình, Trưởng phòng Sau ĐH, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cho rằng tâm lý bất an của TS, phụ huynh trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm bài của TS, điều này sẽ khó thực hiện được khả năng phân loại TS trong kỳ thi tuyển sinh.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), nhận định: "Nếu tổ chức thi, với khoảng 1 triệu TS trên cả nước thì có hàng triệu gia đình có con em tham gia sẽ tập trung vào kỳ thi và đông đảo thành viên tham gia từ các lực lượng xã hội, các ban ngành liên quan... Vậy cớ sao không ngưng thi để cả nước dồn tâm trí lực cho cuộc chiến chống dịch?".
Ông Phú cũng cho hay nếu chỉ xét đặc cách cho TS Đà Nẵng và Quảng Nam thì lại làm khó cho TS ở khu vực này khi muốn xét vào ĐH, đặc biệt các trường tốp trên... Vì vậy, nếu đặc cách thì thực hiện trên cả nước và công nhận tốt nghiệp, dừng thi tốt nghiệp THPT là một giải pháp phù hợp trong tình thế cấp bách khi xã hội huy động toàn lực cho chống dịch.
Bản tin Covid-19 ngày 1.8: Lại có thêm ca tử vong, lây nhiễm cộng đồng diễn biến rất phức tạp
Tiến sĩ ngành Logistics khát khao giúp sinh viên nghiên cứu khoa học Với vai trò là Phó trưởng bộ môn Logistics của HIU, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành đã hướng dẫn thành công sinh viên năm nhất chế tạo thành công mô hình Logistics. 1 trong 3 sinh viên Việt Nam nhận học bổng của Đài Loan Nhận học bổng toàn phần cho chương trình Tiến sĩ tại trường đại học Quốc gia Khoa học...