Choáng với “công nghệ” trồng cần sa trong nhà vừa phát hiện tại Hải Phòng
Để trồng được cần sa ngay trong các phòng, Nam đã thiết kế lại ngôi nhà mình đang sống. Các cửa được đóng kín, khắp các phòng treo nhiều bóng đèn cao áp loại công suất lớn. Đây là “công nghệ” trồng “cỏ” mà hắn học được từ nước ngoài đem về Hải Phòng.
Những chậu cần sa được trồng trong các phòng kín
Sáng nay (20.3), Công an quận Lê Chân thông báo vừa phá vụ buôn bán trái phép chất ma túy, các đối tượng đã trồng cần sa ngay tại một ngôi nhà ở nội thành Hải Phòng để cung cấp loại “hàng” này.
Qua công tác quản lý địa bàn và nguồn tin do mạng lưới bí mật cung cấp, CA quận Lê Chân phát hiện đối tượng Đỗ Hải Nam, SN 1976 ở số 4/22/22 Miếu Hai Xã, phường Dư Hàng, quận Lê Chân có nhiều biểu hiện bất thường. Nam bỏ vợ, từ lâu hắn sống một mình trong ngôi nhà 4 tầng tại địa chỉ trên. Hắn sống khép kín, ít giao tiếp với hàng xóm và đặc biệt tất cả những cửa sổ, cửa chính của nhà hắn luôn luôn đóng kín mít. Dù sống một mình nhưng lượng điện tiêu thụ của nhà Nam luôn cao bất thường.
Xác định Nam chính là kẻ chuyên cung cấp, tiêu thụ ma túy cho các con nghiện, CA quận Lê Chân xác lập chuyên án 414M để điều tra, làm rõ.
Hồi 18h ngày 19.3, phát hiện Đỗ Hải Nam và đồng bọn có biểu hiện buôn ma túy, tổ công tác CA quận Lê Chân tiến hành kiểm tra căn nhà y. Tại đây CA phát hiện Đỗ Hải Nam và Nguyễn Phi Trường, SN 1974 ở 2/242 Hạ Lý, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) có biểu hiện mua bán ma túy.
Đối tượng Đỗ Hải Nam
Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nam, lực lượng CA thu giữ 8 túi nilon ma túy “đá” trọng lượng khoảng 5 gam; 23 cây cần sa (16 cây cao từ 80 đến 90 cm; 7 cây cao 12 -13 cm; 1 hộp đựng cần sa khô, 1 túi nilon đựng hạt giống cần sa, 1 túi nhựa đựng lá cần sa tươi và một số điếu cần sa, cành cần sa đã sấy khô. Ngoài ra lực lượng CA còn thu giữ 1 cân tiểu ly điện tử, các dụng cụ sử dụng ma túy đá, các vật dụng để sấy, đóng gói cần sa, 3 tuýp sắt.
Video đang HOT
Hoa cây cần sa do Nam trồng
Những dụng cụ chế biến cần sa của Đỗ Hải Nam
Những cây cần sa được Nam phơi khô, chuẩn bị cho công đoạn chế biến tiếp theo
Lực lượng công an phát hiện tại các tầng 2 – 3 của ngôi nhà, Nam bố trí khu vực khép kín dành cho việc đóng gói, chế biến cần sa. Hắn biến nhiều phòng thành nơi trồng cần sa với hàng chục chậu gieo trồng, tại đây rất nhiều bóng đèn cao áp được hắn sử dụng để cung cấp ánh sáng cho loại cây này phát triển.
Tại cơ quan công an, Nam khai ….nhặt được hạt giống cây cần sa tại một vũ trường rồi đem về nhà, lên mạng học cách trồng cần sa từ nước ngoài. Tuy vậy, cơ quan công an xác định lời khai của Nam không trung thực. Việc nhặt được hạt giống cây cần sa là rất vô lý. Hơn nữa, việc trồng cây cần sa với “công nghệ” hiện đại, phức tạp để loại cây này có thể nở hoa như Nam làm được là điều rất khó.
Hiện CA quận Lê Chân đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Theo Việt Hòa
Lao động
Cán bộ "phình to" do... cơ chế!
Liên quan đến tình trạng số cán bộ hưởng ngân sách ở Quảng Ninh "phình to", Hải Phòng cũng đang rà soát lại đội ngũ cán bộ. Sở Nội vụ Hải Phòng cho biết, các cấp đều đang đệ đơn xin giảm cán bộ nhưng việc này khó thực hiện vì vướng cơ chế.
Sự "phình to"... bất đắc dĩ
Trao đổi với PV Dân trí về việc thực hiện thu gọn bộ máy cấp cơ sở, giảm chi từ ngân sách nhà nước, ông Trịnh Văn Minh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hải Phòng - thẳng thắn: Đội ngũ cán bộ cấp phường, xã của Hải Phòng hiện nay rất cồng kềnh, bất hợp lý. Hàng nghìn người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả công việc vẫn chưa cao. Địa phương đã nhiều lần gửi công văn lên Bộ Nội vụ xin được cắt giảm nhân lực bằng cách thu gọn đơn vị quản lý hành chính cấp cơ sở. Tưởng đơn giản nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa thực hiện được vì đang vướng phải chính sách.
Trước đây, toàn thành phố chỉ có 300 khu dân cư hoạt động khá hợp lý với đội ngũ cán bộ vừa phải. Đến năm 2002, Quyết định 13 có hiệu lực trên toàn quốc, yêu cầu các địa phương, trong đó có Hải Phòng chia nhỏ các thôn, khu dân cư theo quy định mới. Hải Phòng phải "băm nhỏ" 300 khu dân cư thành 1.413 tổ dân phố.
Ông Trịnh Văn Minh thừa nhận bộ máy cán bộ cấp cơ sở hiện bất hợp lý
Từ đây kéo theo bộ máy cán bộ hưởng lương, phụ cấp nhà nước tăng lên gấp 4 lần, tương đương quỹ ngân sách mỗi năm phải chi trả thêm hàng chục tỷ đồng cho 17 nghìn người để vận hành bộ máy "phình to" này.
Sau đó thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế, giảm ngân sách, làm gọn bộ máy cơ sở, thành phố Hải Phòng lại đề xuất "xin trở lại như xưa". Cụ thể Sở Nội vụ Hải Phòng đã gửi công văn lên Bộ đề nghị được thuyên giảm ngay khoảng 3.500 cán bộ hưởng ngân sách nhà nước. Bằng việc sáp nhập các tổ dân phố quy mô nhỏ hiện nay, đương nhiên sẽ giảm hẳn số lượng cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách từ cấp cơ sở. Theo đó Hải Phong sẽ giảm được 500 thôn, hàng năm tiết kiệm được khoảng 20 tỷ đồng tiền ngân sách.
Quyết định bất thành đổi tên nhưng không chia tách của Q. Kiến An để tránh phình to bộ máy cán bộ
Hiệu quả thì thấy rõ nhưng khó làm vì đang rất vướng cơ chế. TP Hải Phòng là một trong những địa phương đang thực hiện việc thí điểm bỏ qua tổ chức HĐND cấp quận, huyện. Mà theo quy định thì việc sáp nhập hay chia tách đơn vị hành chính đều phải thông qua hội đồng nhân dân sở tại.
"Phình to" nhân lực, "teo tóp" hiệu quả quản lý
Thời gian qua, Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng liên tục nhận được đơn xin sáp nhập tổ dân phố, giảm số lượng tổ dân phố hiện nay xuống còn một nửa để địa phương dễ quản lý, tiết kiệm ngân sách. Cụ thể đã có 6/7 quận thường xuyên gửi công văn xin chỉ đạo, muốn được sáp nhập sớm. Đơn cử như quận Lê Chân đề xuất được giảm từ 333 tổ xuống còn 162 tổ, Hồng Bàng từ 214 xuống còn 91 tổ, Kiến An từ 149 tổ nhập lại thành 59 tổ.
Xung quanh vấn đề này, ông Hoàng Văn Cương, Trưởng Phòng Nội vụ quận Kiến An, nêu ý kiến: "Trước tháng 8/2008, quận chúng tôi chỉ có 61 khu dân cư nhưng sau buộc phải tách nhỏ ra 149 tổ, mỗi tổ chỉ có khoảng 100 hộ dân. Ngay từ đầu chúng tôi đã nhận thấy việc bất hợp lý trong việc chia tách nên đã đề xuất đổi tên khu dân cư thành tổ dân phố mà không chia tách.
Việc chia tách như hiện nay tạo ra bất cập về số lượng cán bộ chuyên trách và không chuyên trách, ngân sách chi trả cũng vì thế mà đội lên. Ngoài ra thì hiệu quả hoạt động cũng như tính đoàn kết trong các khu dân cư thuyên giảm rõ rệt...".
Nhà văn hóa - nơi sinh hoạt cùng lúc của 5 tổ dân phố phường Lãm Hà (quận Kiến An)
Quận Kiến An đang "nóng" câu chuyện UBND phường Lãm Hà nhiều lần có công văn khẩn khoản xin được tinh giảm bộ máy cán bộ. Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Chí Thành, Chủ tịch UBND phường Lãm Hà, nói: "Phường đang vận hành "ngon lành" 5 khu dân cư với bộ máy cán bộ phụ trách gọn nhẹ thì thừa lệnh cấp trên phải "băm" sao cho đủ 20 tổ dân cư mới. Hiện nay các tổ chức đoàn thể ở các tổ dân phố hoạt động rời rạc, với thực trạng 80% tổ dân phố không có nơi sinh hoạt cộng đồng. Có tổ chỉ có 4 đảng viên nhưng vẫn phải có một bí thư chi bộ hưởng trợ cấp nhà nước để duy trì sinh hoạt Đảng. Mỗi dịp lễ tết tôi bạc bết cả đầu vì gồng mình "chi khéo" ngân sách. Tình trạng của phường "căng" lắm rồi".
Thu Hằng
Theo Dantri
Cơn mưa lớn khiến thành phố Hải Phòng chìm trong biển nước Cơn mưa lớn đêm 29/5/2013 tại Hải Phòng đã làm hầu hết các đường phố tại 3 quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng bị ngập lụt nặng. Ngay từ 5h sáng nay Công ty Thoát nước - Môi trường đô thị quận Ngô Quyền đã bố trí nhân viên túc trực bên các biển báo tại các điểm cống đang mở để...