Hải Phòng: Người đàn ông vẫy tay chào vợ rồi nhảy xuống hồ tự tử
Đang đi tập thể dục, ông Hùng bất ngờ cởi áo khoác vắt lên rào chắn quanh hồ, bỏ lại dép rồi vẫy tay chào vợ, đi xuống lòng hồ và chìm nghỉm.
Tìm kiếm xác tại khu vực hồ ông Hùng nhảy xuống tự tử.
Sáng 3/1, ông Lương Tiến Hùng (68 tuổi, trú tại ngõ 62 Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng) cùng vợ là bà Doãn Thị Phương (58 tuổi) đi tập thể dục buổi sáng quanh hồ Sen (Lê Chân, Hải Phòng).
Đến khoảng 6h45, khi bà Phương đang đứng tập thể dục trên vỉa hè bờ hồ thì ông Hùng (đứng đối diện cổng viện phụ sản Tâm Phúc) bất ngờ cởi áo khoác vắt lên rào chắn quanh hồ, bỏ lại dép rồi vẫy tay chào vợ, đi xuống phía lòng hồ và chìm nghỉm.
Thấy biểu hiện lạ của chồng, bà Phương vội chạy đến nhưng vì đứng khá xa nên khi bà đến nơi thì ông Hùng đã chìm hẳn.
Ngay sau đó, người nhà đã huy động lực lượng, tổ chức giăng lưới, tìm xác nạn nhân. Cơ quan công an cũng có mặt tại hiện trường ngay sau đó, cùng người nhà tổ chức tìm kiếm, ghi nhận vụ việc.
Đến khoảng 10h cùng ngày, xác nạn nhân đã được tìm thấy trong tình trạng tím ngắt.
Video đang HOT
Được biết, ông Hùng vừa ra khỏi bệnh viện tâm thần Đông Khê – Hải Phòng ít tháng trước. Ông cũng nhiều lần tìm đến cái chết nhưng không thành.
Hiện gia đình nạn nhân đã đưa xác ông Hùng về mai táng.
Theo Xahoi
Cán bộ "phình to" do... cơ chế!
Liên quan đến tình trạng số cán bộ hưởng ngân sách ở Quảng Ninh "phình to", Hải Phòng cũng đang rà soát lại đội ngũ cán bộ. Sở Nội vụ Hải Phòng cho biết, các cấp đều đang đệ đơn xin giảm cán bộ nhưng việc này khó thực hiện vì vướng cơ chế.
Sự "phình to"... bất đắc dĩ
Trao đổi với PV Dân trí về việc thực hiện thu gọn bộ máy cấp cơ sở, giảm chi từ ngân sách nhà nước, ông Trịnh Văn Minh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hải Phòng - thẳng thắn: Đội ngũ cán bộ cấp phường, xã của Hải Phòng hiện nay rất cồng kềnh, bất hợp lý. Hàng nghìn người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước nhưng hiệu quả công việc vẫn chưa cao. Địa phương đã nhiều lần gửi công văn lên Bộ Nội vụ xin được cắt giảm nhân lực bằng cách thu gọn đơn vị quản lý hành chính cấp cơ sở. Tưởng đơn giản nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa thực hiện được vì đang vướng phải chính sách.
Trước đây, toàn thành phố chỉ có 300 khu dân cư hoạt động khá hợp lý với đội ngũ cán bộ vừa phải. Đến năm 2002, Quyết định 13 có hiệu lực trên toàn quốc, yêu cầu các địa phương, trong đó có Hải Phòng chia nhỏ các thôn, khu dân cư theo quy định mới. Hải Phòng phải "băm nhỏ" 300 khu dân cư thành 1.413 tổ dân phố.
Ông Trịnh Văn Minh thừa nhận bộ máy cán bộ cấp cơ sở hiện bất hợp lý
Từ đây kéo theo bộ máy cán bộ hưởng lương, phụ cấp nhà nước tăng lên gấp 4 lần, tương đương quỹ ngân sách mỗi năm phải chi trả thêm hàng chục tỷ đồng cho 17 nghìn người để vận hành bộ máy "phình to" này.
Sau đó thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế, giảm ngân sách, làm gọn bộ máy cơ sở, thành phố Hải Phòng lại đề xuất "xin trở lại như xưa". Cụ thể Sở Nội vụ Hải Phòng đã gửi công văn lên Bộ đề nghị được thuyên giảm ngay khoảng 3.500 cán bộ hưởng ngân sách nhà nước. Bằng việc sáp nhập các tổ dân phố quy mô nhỏ hiện nay, đương nhiên sẽ giảm hẳn số lượng cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách từ cấp cơ sở. Theo đó Hải Phong sẽ giảm được 500 thôn, hàng năm tiết kiệm được khoảng 20 tỷ đồng tiền ngân sách.
Quyết định bất thành đổi tên nhưng không chia tách của Q. Kiến An để tránh phình to bộ máy cán bộ
Hiệu quả thì thấy rõ nhưng khó làm vì đang rất vướng cơ chế. TP Hải Phòng là một trong những địa phương đang thực hiện việc thí điểm bỏ qua tổ chức HĐND cấp quận, huyện. Mà theo quy định thì việc sáp nhập hay chia tách đơn vị hành chính đều phải thông qua hội đồng nhân dân sở tại.
"Phình to" nhân lực, "teo tóp" hiệu quả quản lý
Thời gian qua, Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng liên tục nhận được đơn xin sáp nhập tổ dân phố, giảm số lượng tổ dân phố hiện nay xuống còn một nửa để địa phương dễ quản lý, tiết kiệm ngân sách. Cụ thể đã có 6/7 quận thường xuyên gửi công văn xin chỉ đạo, muốn được sáp nhập sớm. Đơn cử như quận Lê Chân đề xuất được giảm từ 333 tổ xuống còn 162 tổ, Hồng Bàng từ 214 xuống còn 91 tổ, Kiến An từ 149 tổ nhập lại thành 59 tổ.
Xung quanh vấn đề này, ông Hoàng Văn Cương, Trưởng Phòng Nội vụ quận Kiến An, nêu ý kiến: "Trước tháng 8/2008, quận chúng tôi chỉ có 61 khu dân cư nhưng sau buộc phải tách nhỏ ra 149 tổ, mỗi tổ chỉ có khoảng 100 hộ dân. Ngay từ đầu chúng tôi đã nhận thấy việc bất hợp lý trong việc chia tách nên đã đề xuất đổi tên khu dân cư thành tổ dân phố mà không chia tách.
Việc chia tách như hiện nay tạo ra bất cập về số lượng cán bộ chuyên trách và không chuyên trách, ngân sách chi trả cũng vì thế mà đội lên. Ngoài ra thì hiệu quả hoạt động cũng như tính đoàn kết trong các khu dân cư thuyên giảm rõ rệt...".
Nhà văn hóa - nơi sinh hoạt cùng lúc của 5 tổ dân phố phường Lãm Hà (quận Kiến An)
Quận Kiến An đang "nóng" câu chuyện UBND phường Lãm Hà nhiều lần có công văn khẩn khoản xin được tinh giảm bộ máy cán bộ. Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Chí Thành, Chủ tịch UBND phường Lãm Hà, nói: "Phường đang vận hành "ngon lành" 5 khu dân cư với bộ máy cán bộ phụ trách gọn nhẹ thì thừa lệnh cấp trên phải "băm" sao cho đủ 20 tổ dân cư mới. Hiện nay các tổ chức đoàn thể ở các tổ dân phố hoạt động rời rạc, với thực trạng 80% tổ dân phố không có nơi sinh hoạt cộng đồng. Có tổ chỉ có 4 đảng viên nhưng vẫn phải có một bí thư chi bộ hưởng trợ cấp nhà nước để duy trì sinh hoạt Đảng. Mỗi dịp lễ tết tôi bạc bết cả đầu vì gồng mình "chi khéo" ngân sách. Tình trạng của phường "căng" lắm rồi".
Thu Hằng
Theo Dantri
Thanh niên 20 tuổi nhảy cầu tự tử Một thanh niên chứng kiến sự việc cho biết, sau khi nhảy cầu, thanh niên đó không chìm ngay mà còn nổi lên vùng vẫy được một lúc mới chìm hẳn. Xác nạn nhân vẫn đang được tìm kiếm Vào lúc 22 giờ, ngày 25-10, một thanh niên đi cùng nhóm bạn lên cầu Niệm chơi, đã bất ngờ nhẩy xuống sông Lạch...