Choáng với cặp cá leo khủng, nặng hơn 1 tạ xuất hiện ở Đắk Lắk
Ngư dân đánh bắt được con cá leo khủng, dài 1,2m trên sông Sêrêpôk sau đó bán lại cho chủ một nhà hàng ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Ngày 14/7, anh Phạm Bá Tình, chủ nhà hàng ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, anh vừa đưa cặp cá leo nặng 105kg về nhà hàng phục vụ thực khách. Trong đó, một con nặng 40kg, dài 1,2m mua của ngư dân đánh bắt trên sông Sêrêpôk ( đoạn chảy qua tỉnh Đắk Lắk). Một con cá leo nặng 65kg, dài 1,5m ngư dân đánh bắt ở khu vực Biển Hồ ( Campuchia).
Con cá leo nặng 65kg được đánh bắt ở Biển Hồ, Campuchia
Con cá leo có dáng dẹt ngang, da trơn và màu hơi nâu
“Ngư dân dùng lưới chuyên dụng để đánh những con cá leo “khủng” này. Trước đó, khi nghe tin tôi đã liên hệ thương thảo nhiều lần mới có thể mua được cặp cá và sau đó chúng tôi vận chuyển cá bằng xe ô tô đưa về nhà hàng”, anh Tình nói.
Theo anh Tình, hiện tại con cá leo nặng 40kg vẫn còn sống và đang thả tại bể nước của nhà hàng.
Con cá leo nặng 40kg, dài 1,2m ngư dân đánh bắt trên sông Sêrêpôk ( đoạn chảy qua tỉnh Đăk Lăk)
Video đang HOT
Đầu cá tương đối to, dẹt đứng ở phần mõm
“Trên sông Sêrêpôk (đoạn chảy qua tỉnh Đắk Lắk) thỉnh thoảng ngư dân vẫn đánh bắt được cá leo lớn. Trước đây, vào tháng 9/2018, một ngư dân cũng dùng lưới đánh bắt được con cá leo nặng tới 60kg”, anh Tình nói thêm.
Theo anh Tình, con cá leo có dáng dẹt ngang, da trơn và màu hơi nâu. Đầu cá tương đối to, dẹt đứng ở phần mõm. Miệng cá rộng với hai đôi râu ở hàm trên và hàm dưới.
Nhiều người thích thú chụp ảnh lưu niệm bên con cá leo khủng
Tại Việt Nam, ngư dân không nuôi loài cá leo vì hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Cá leo thường sống trên khu vực sông Tiền, sông Hậu. Thỉnh thoảng ngư dân mới đánh bắt được cá leo nặng 10-20kg, còn loại 40-50kg thuộc loại “khủng” ngư dân ít khi đánh bắt được.
Cá leo là loại cá da trơn trong họ cá nheo, chiều dài thân cá có thể đạt đến 2,4m. Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.
Theo Duy Thanh- Nguyễn Đức (Dân Việt)
Chuyện "thầy giáo" áo lính xóa mù chữ cho những đứa trẻ không quốc tịch
Không quốc tịch, không giấy khai sinh, những đứa trẻ trở về từ Campuchia phải nương nhờ các thầy giáo "bất đắc dĩ" ở đồn biên phòng để học con chữ.
Những căn chòi dựng tạm trên dòng kênh ven biên giới Campuchia (xã Tuyên Bình, Vĩnh Hưng, Long An) là nơi cư ngụ của gần 30 gia đình người Việt xuôi thuyền từ Biển Hồ (Campuchia) về hơn chục năm nay. Từ cuối thế kỷ 19 thực dân Pháp đưa người Việt sang Campuchia làm việc trong các đồn điền, hình thành những cụm dân cư tại đây. Có một cộng đồng hàng trăm nghìn người Việt sống trên vùng Biển Hồ Tonle Sap.
Gần đây, chính phủ Campuchia cho rằng người sống trên Biển Hồ "nhập cư bất hợp pháp" và giải tỏa họ. Không có giấy tờ chứng minh mình sinh ra ở Campuchia, họ phải "về" Việt Nam và mang thân phận không quốc tịch, giấy tờ tùy thân. Sinh kế hạn hẹp, những người Việt này làm đủ nghề. Mùa nước nổi họ dong thuyền theo con nước đánh bắt cá, trẻ em đi bán vé số, thanh niên làm công nhân. Người già ở nhà trông cháu, hái lục bình, nuôi đàn bò, bầy vịt...Những đứa trẻ trong xóm cũng bươn bải từ sớm. Mỗi chiều, Nguyễn Văn Trầm (14 tuổi) giăng lưới ở khúc kênh gần nhà. Chưa vào mùa nước nổi nên có khi em để lưới cả đêm cũng chỉ dính vài con cá. Như bao đứa trẻ khác, Trầm chỉ biết mình sinh ra ở Campuchia và không có khái niệm nguyên quán. Ở tuổi 14, cậu bé mới chỉ học đến lớp 2, đọc viết chưa thành thạo.
Ngày hè, lục bình mọc kín kênh. Hồ Vân Yến (15 tuổi) chèo xuồng ra kênh cắt lục bình phụ cha mẹ.
Mười một tuổi, Nhiều mới được đến trường lần đầu. Nhà Nhiều có 5 anh em, tất cả đều đi bán vé số, chiều về hái phơi lục bình. Những đứa trẻ về từ Biển Hồ phần lớn không có giấy khai sinh, không có cơ hội theo học phổ thông.
Trước thực trạng này, vài năm qua, các chiến sĩ của đồn biên phòng Tuyên Bình mở lớp dạy học buổi tối cho các em. Mượn địa điểm và bàn ghế trong trường tiểu học Tuyên Bình, các thầy giáo biên phòng chia ngôi trường của mình thành 2 lớp: một phòng dành cho các em từ lớp 2 đến lớp 5; một phòng dành riêng cho các em lớp 1, vì nhu cầu xóa mù tiếng Việt chiếm đa số. Cao điểm, hai lớp học có 50 học sinh.
Binh nhì Nguyễn Quốc Huy (19 tuổi quê Tân Thạnh, Long An) về công tác đồn được một năm, nhận nhiệm vụ phụ trách lớp học. "Đa số cán bộ đồn đều không có chuyên môn sư phạm, dạy học bằng tình yêu trẻ. Kiến thức truyền đạt chủ yếu để các em biết đọc, viết, tính những phép tính đơn giản", Huy chia sẻ.
Hầu hết các em đều lao động cả ngày như người lớn. Một số đi bán vé số ở thị trấn Kiến Tường cách đó hơn 10 km, lang thang cả ngày dưới trời nắng. Nhưng những lớp học buổi tối rất ít khi vắng học sinh.
Nguyễn Thị Kim Ly (thứ hai từ phải sang) được các thầy giáo biên phòng giới thiệu như một niềm tự hào. Hơn 10 tuổi, em mới được đi học lần đầu, nhưng rất chăm học và học giỏi. Năm nay, Ly học lớp 3. Mỗi ngày, em đi khắp thị trấn Kiến Tường, bán 200 vé số rồi chiều tối vào lớp.
Toàn bộ sách, tập và dụng cụ học tập của các em đều do các "thầy giáo" vận động nhà hảo tâm tài trợ. "Thiếu nhất là loại tập có ô lớn. Vì nhóm trẻ này học viết chậm và cần tập có ô lớn", một chiến sĩ chia sẻ. Quần áo của các em phần nhiều cũng là do các mạnh thường quân ủng hộ, nhưng không đều, nên nhiều bạn vẫn phải mặc quần áo chật.
Sau sáu năm duy trì "ngôi trường" đặc biệt này, nhiều em học khá đã được bộ đội và chính quyền phối hợp cho đi học phổ thông chính quy. Nhưng việc duy trì các lớp học vẫn rất khó khăn. Mong ước của các "thầy giáo" là có ai đó tặng lũ trẻ bộ bàn ghế mới, và thêm sách vở.
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Quỳnh Trần - Hoàng Nam
Theo Vnexpress
Ngôi trường của những đứa trẻ lưu lạc xuyên biên giới Bộ đội biên phòng Việt Nam trở thành thầy giáo bất đắc dĩ cho những đứa trẻ không quốc tịch, không giấy khai sinh, lưu lạc từ Campuchia. Những căn chòi dựng tạm trên dòng kênh ven biên giới Campuchia (xã Tuyên Bình, Vĩnh Hưng, Long An) là nơi cư ngụ của gần 30 gia đình người Việt xuôi thuyền từ Biển Hồ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ

Tối nay, người dân TP HCM xem trình diễn 3D Mapping, pháo hoa tại đâu, lúc nào?

Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên

Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tái diễn tình trạng chiếu laser vào máy bay khu vực tiếp cận sân bay Đà Nẵng

Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An

TP. Pleiku: Xuất hiện mưa đá sau đợt nắng nóng kéo dài

Trên đường đi thu mua rau, 2 vợ chồng tử vong do va chạm với xe tải

Tài xế lái ô tô húc xe máy khi bị đe dọa giữa đường ở TPHCM

Tàu hỏa tông ô tô tải, tài xế mắc kẹt trong cabin

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4
Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ
Thế giới
12:18:34 26/04/2025
Chi Pu diện đồ Gucci lên tạp chí Ý, liệu có thành "Bạn thân thương hiệu"?
Phong cách sao
12:10:03 26/04/2025
Giao 87.000 xe ở Việt Nam, VinFast bán được bao nhiêu ô tô tại nước ngoài?
Ôtô
12:04:01 26/04/2025
Chung khung hình cùng Hồ Ngọc Hà, Doãn Hải My bị dân mạng soi "góc kém xinh", visual không còn đỉnh như ảnh tự đăng
Sao thể thao
11:41:30 26/04/2025
Váy suông vừa giấu dáng tốt vừa mát nhẹ, dịu dàng
Thời trang
11:10:31 26/04/2025
Cuộc sống làm mẹ bỉm sữa ở tuổi 40 của Nhật Kim Anh
Sao việt
10:57:54 26/04/2025
Tháng sinh Âm lịch của người phụ nữ mang nhiều phúc khí giúp chồng giàu to
Trắc nghiệm
10:49:29 26/04/2025
Nâng tầm trang phục với loạt phụ kiện không thể thiếu
Làm đẹp
10:31:19 26/04/2025
Hoàng Bách tiết lộ màn biểu diễn đặc biệt trong chương trình mừng Đại lễ 30/4
Nhạc việt
10:31:13 26/04/2025
Mỹ nhân "khóc đẹp như tiên" nhận đòn giáng đầu tiên sau ồn ào "bắt cá 2 tay", ngoại tình với tài tử có vợ con
Sao châu á
10:28:10 26/04/2025