Choáng váng phụ huynh dùng tiền mua điểm từ… con
Con được thưởng 10 ngàn đến 200 ngàn đồng cho điểm 8 – 10 tùy theo hệ số điểm. Bảng quy chế phụ huynh dùng tiền “mua điểm” của đứa con học lớp 6 làm nhiều người bị sốc.
Một bảng “ quy chế thưởng tiền theo mức điểm” của phụ huynh áp dụng cho con được chia sẻ trên mạng xã hội trong những ngày qua làm nhiều người choáng váng.
Theo bảng quy chế này, phụ huynh “treo thưởng” bằng tiền với giá trị khác nhau cho con đang học lớp 6 nếu đạt được mức điểm từ 8 – 10 tùy hệ số điểm. Thấp nhất là 10.000 đồng cho điểm 8 ở bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Và mức cao nhất là thưởng 200.000 đồng cho điểm 10 ở kiểm tra học kỳ.
Quy chế thưởng tiền theo điểm của phụ huynh được cho là ở Bắc Giang gây choáng váng trên mạng xã hội
Bảng quy chế còn chú thích mức thưởng trên thực hiện cho các môn Toán, Văn, tiếng Anh, Lý, Sử, Địa, Sinh. Và thời gian thực hiện là từ ngày 20/12/2018 cho đến kết thúc năm học.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là bảng quy chế của phụ huynh áp dụng đối với con đang học lớp 6 tại một trường THCS ở Bắc Giang.
Trên thực tế, không ít phụ huynh dùng tiền để thưởng cho con khi con đạt điểm cao, có hẳn quy ước với con.
Nhiều người đã phải thốt lên “trời ơi” đối việc dùng tiền để thưởng cho con nếu đạt điểm cao, hay nói cách khác là “mua điểm” của phụ huynh. Phụ huynh này dường như cho rằng, tiền có thể mua được tất cả mọi thứ, và động lực, kết quả học tập của con cũng có thể mua bằng tiền.
Video đang HOT
“Tưởng là tốt nhưng cách này phụ huynh đang truyền đi thông điệp vô cùng độc hại đến con trẻ. Việc học là học cho bản thân, để tiếp nhận tri thức, để khai sáng… nhưng lại bị chính bố mẹ mua bán bằng việc học chỉ để lấy tiền thưởng”, chị Lê Ngọc Hà, một phụ huynh bày tỏ.
Cô N.M.Ng., một giáo viên dạy Văn ở TPHCM bộc bạch, điểm là 1 thước đo của việc học nhưng không phải là tất cả. Hơn nữa, nếu con điểm đó có được từ sự học vẹt, học thuộc hay gian lận lại càng không có giá trị trong việc chứng minh năng lực của đứa trẻ.
Cha mẹ mua từng con điểm, có thể nghĩ sẽ động viên, khuyến khích con nhưng thực là đang hại con. Con sẽ hình thành tư duy mọi thứ đều quy ra tiền và mua được bằng tiền, con sẽ gian dối để tránh điểm kém và nguy hiểm nhất là con không thấy được niềm vui trong học tập….
Cô M.Ng. nói: “Thưởng điểm bằng tiền là tạo động lực bên ngoài, không bền vững như việc giúp con có động lực học tập từ bên trọng. Đây là một hình thức phản giáo dục”
Trong nhiều lần chia sẻ với phụ huynh về giáo dục, nhà giáo Đàm Lê Đức, cô giáo lớn tuổi nổi tiếng ở TPHCM cảnh báo, nguy hiểm lớn nhất với thế hệ học sinh hiện nay là học sinh không tìm thấy động lực học tập thật sự.
Suy nghĩ phổ biến nhất là các em nghĩ rằng học là để cho bố, cho mẹ, chứ không phải học cho bản thân mình. Từ đó các em chán nản, mất niềm tin vào việc học và cả bố mẹ.
Lê Đăng Đạt
Theo Dân trí
TPHCM: Không tổ chức thi học kỳ vào ngày nghỉ
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không được tổ chức kiểm tra học kỳ vào ngày lễ, chủ nhật. Sở cũng ra hướng dẫn cụ thể đối với việc kiểm tra học sinh lớp 12.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn kiểm tra học kỳ 2, năm học 2018-2019 đối với các bậc học. Học sinh lớp 6 đến lớp 12 sẽ trải qua đợt kiểm tra từ 18/4 đến 11/5 nhưng Sở lưu ý các đơn vị sắp xếp thời gian tổ chức kiểm tra tối đa là 2 tuần.
Các đơn vị giáo dục không được tổ chức kiểm tra học kỳ vào ngày lễ, chủ nhật và sắp xếp kiểm tra không quá 2 môn/ngày.
Học sinh ở TPHCM đang dốc sức cho kỳ thi cuối năm
Đối với bậc THCS, Phòng GD-ĐT các quận, huyện ra đề và tổ chức kiểm tra chung các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học cho tất cả các khối lớp. Các môn học còn lại có thể do từng trường tự tổ chức kiểm tra.
Đối với bậc THPT, trường ra đề và tổ chức kiểm tra chung cho các môn học ở các khối lớp: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học. Các môn học còn lại, có thể tổ chức kiểm tra tại lớp.
Đặc biệt, Sở GD-ĐT TPHCM hướng dẫn cụ thể các môn đối với việc kiểm tra học kỳ của học sinh khối 12.
Môn Ngữ văn: Một đề kiểm tra theo hình thức tự luận chung cho toàn trường.
Môn Tiếng Anh: Một đề kiểm tra chung cho toàn trường gồm cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và tự luận, trong đó phần trắc nghiệm khách quan gồm 40 câu, phần tự luận gồm 10 câu (5 câu dạng thức từ, 5 câu viết lại câu).
Môn Toán: Một đề kiểm tra chung cho toàn trường theo hình thức trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn kết hợp với tự luận theo nội dung chung của chương trình chuẩn và nâng cao, thực hiện theo 1 trong 2 phương án sau:
Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan phối hợp chung với tự luận, gồm hai phần: Phần 1 gồm các câu trắc nghiệm khách quan (có 60% cơ bản và 40% phân hóa, mức độ phân hoá tuỳ theo trình độ chung của học sinh trong nhà trường); Phần 2 là lời giải của từ 20% đến 25% số câu được quy định trong bài kiểm tra (học sinh trình bày ngắn gọn các công thức sử dụng, giải thích, biện luận, tính toán...).
Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan độc lập với tự luận, gồm hai phần: Phần 1 gồm trắc nghiệm khách, (có 60% cơ bản và 40% phân hoá, mức độ phân hoá tuỳ theo trình độ chung của học sinh trong nhà trường); Phần 2 gồm một số câu hỏi tự luận ngắn độc lập với phần .1.
Học sinh làm bài kiểm tra thành hai giai đoạn riêng biệt: nộp phiếu trả lời trắc nghiệm khi hết thời gian dành cho phần 1 rồi mới nhận đề và làm tiếp phần kiểm tra tự luận.
Các môn kiểm tra chung còn lại như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
Về số lượng đề của mỗi môn, nhà trường có thể chọn một trong ba phương án: Mỗi môn biên soạn một đề kiểm tra chung (với hai phần) cho toàn khối (cho cả ban chuẩn và ban nâng cao); Mỗi môn biên soạn thành một đề (có hai phần: cơ bản và phân hóa) trong đó phần cơ bản giống nhau, phần phân hoá khác nhau (phần A: có mức độ phân hoá dành cho ban cơ bản, phần B: có mức độ phân hoá dành cho ban nâng cao - nếu có).
Hoặc mỗi môn biên soạn thành 2 đề dành cho 2 ban khác nhau (nếu trường dạy cả 2 ban cơ bản và nâng cao).
Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý, mỗi đề kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan được xáo trộn tối thiểu thành 04 mã đề khác nhau để các HS ngồi cạnh nhau có mã đề khác nhau (xáo trộn riêng từng phần: phần cơ bản thuộc 60% đầu và phần phân hoá thuộc 40% sau của đề bài kiểm tra). Tỉ lệ giữa phần trắc nghiệm và phần tự luận các trường bố trí có thể là 5:5; 6:4 hoặc 7:3.
Đề kiểm tra phải bảo đảm yêu cầu bảo mật; nội dung kiểm tra phải bảo đảm tính chính xác, câu hỏi rõ ràng; nội dung các câu hỏi phải theo tiến độ bài dạy ở kỳ kiểm tra và sát với chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. Chú ý tăng cường các câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống nhưng cần tránh khiên cưỡng, gượng ép.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Học lớp 6 nhưng không thể đọc, viết Một nam sinh đã học tới lớp 6 nhưng không thể đọc, viết. Giáo viên giải thích cho em lên lớp vì tình thương, muốn em được hòa nhập. Đó là nam sinh Q.V.S, học sinh lớp 6 Trường THCS Lê Duẩn (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Bà B.T.V (mẹ em Q.V.S) cho biết gia đình em Q.V.S là...