Choáng váng ‘lâu đài người chết’: 400 căn phòng đầy châu báu giữa hẻm núi
Một sườn núi kỳ lạ nhìn từ bên ngoài là 400 lỗ hổng lớn bị đục vào đá, bên trong thật ra là 400 gian phòng đẹp như khách sạn hạng sang thời hiện đại, chứa đầy châu báu và các thi hài 1.800 năm tuổi.
Theo Live Science, đây là nghĩa địa dạng hầm mộ bằng đá lớn nhất thế giới. 400 ngôi mộ đã được phát hiện ở thành phố cổ Blaundos, cách biển Aegean 180 km về phía Đông, nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ.
Quang cảnh sườn núi nơi có 400 căn phòng được xây dựng bằng cách đục trực tiếp vào đá – Ảnh: Cơ quan lưu trữ dự án khai quật khảo cổ học Blaundos
Nhìn từ bên ngoài, khu nghĩa địa cổ đại trông như một sườn núi bị đục thủng lỗ chỗ. Nhưng bên trong các căn phòng là một thế giới vô cùng xa hoa, mỗi mảng tường, trần nhà đều được vẽ trang trí bằng các hoa văn phức tạp và tinh tế, với cấu trúc trần dạng vòm đặc trưng. Có thể nói mỗi phòng chôn cất đều lộng lẫy như một gian phòng trong lâu đài, hoặc như trong những khách sạn sang trọng bậc nhất thời hiện đại.
Thế nhưng bên trong là những căn phòng xa hoa đến choáng ngợp – Ảnh: Cơ quan lưu trữ dự án khai quật khảo cổ học Blaundos
Nhà khảo cổ học Briol Can từ Đại học Uşak (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết trong mỗi căn phòng đều chứa một hay nhiều quan tài, trong đó người đã khuất được đưa vào trong khoảng thế kỷ thứ 2-4 sau Công Nguyên.
Video đang HOT
Theo Smithsonian Magazine, các phòng chôn cất có dấu vết của rất nhiều châu báu là đồ tùy táng của người chết, tuy nhiên đã bị cướp phá nặng nề trong vài thế kỷ vừa qua. Kẻ trộm mộ cũng làm hư hại một số gian phòng.
Một nhà khảo cổ tại hiện trường – Ảnh: Cơ quan lưu trữ dự án khai quật khảo cổ học Blaundos
Thế nhưng những gì còn lại cũng đủ là một kho báu: nhiều mảnh gốm vỡ và tiền xu có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ, cũng như các đồ dùng cá nhân như gương, nhẫn, cốc, đèn dầu… được cho là nhằm mục đích sử dụng ở thế giới bên kia. Niên đại, giá trị khảo cổ và độ tinh tế của các cổ vật đủ khiến chúng trở nên vô giá.
Khu chôn cất lộng lẫy này chỉ là một phần của thành phố cổ Blaundos vĩ đại, nơi các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều công trình như đền thờ, vương cung thánh đường, nhà hát, nhà tắm công cộng, phòng tập thể dục, cổng chào xa hoa, hệ thống dẫn nước… “Ngoài những thứ này ra, chúng tôi biết còn nhiều công trình tôn giáo, công trình công cộng và dân dụng còn nằm dưới lòng đất” – tiến sĩ Briol Can nói.
'Kho báu' nào chôn giấu bên dưới Tử Cấm Thành? - Sau 1 năm khai quật, nhiều bí mật được tiết lộ!
Tử Cấm Thành là nơi chứa khá nhiều bí mật.
Tử Cấm Thành là cố cung của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nơi đây lưu giữ một số lượng lớn các di tích văn hóa vô cùng quý giá.
Một câu hỏi thú vị được đặt ra: Chúng ta đều nhận thấy những công trình kiến trúc và các di tích văn hóa quý giá trong Tử Cấm Thành trên mặt đất, nhưng liệu rằng những gì ẩn giấu dưới Tử Cấm Thành thì không phải người bình thường có thể biết được.
Tử Cấm Thành. (Ảnh: Aboluowang)
Vào tháng 8 năm 2014, khu vực Nam Thái Khố (nhà kho của hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh) cạnh cổng Tây Hoa Môn, Tử Cấm Thành được tiến hành sửa chữa. Khi các nhân viên mở gạch lát nền ra, họ đã phát hiện những dấu vết của các mảnh vỡ đồ sứ, sự việc xảy ra khiến tất cả đều rất bất ngờ.
Hình ảnh tổng thể cuộc khai quật. (Ảnh: Aboluowang)
Đội Bảo tồn đồ sứ cùng các chuyên gia khảo cổ của Viện Khảo cổ học Bắc Kinh đảm nhận nhiệm vụ tìm ra bí ẩn cuộc khám phá này.
Sau hơn một năm khai quật và phân loại, hàng vạn mảnh tàn tích gốm sứ đã được tìm thấy nơi đây. Chúng có thể chia thành bát, đĩa, chum, vại ... với đủ các màu men như trắng xanh, men đỏ hay men vàng.
Các mảnh gốm sứ vỡ được phát hiện. (Ảnh: Aboluowang)
Các nhà khảo cổ không nghĩ rằng có thể tìm thấy rất nhiều đồ đạc hoàng gia trong sân Tử Cấm Thành cùng một lúc. Đó chắc chắn là một điều bất ngờ. Hơn thế nữa, đội đồ sứ còn phục chế thành công rất nhiều đồ vật tinh xảo sau khi đã khớp cẩn thận.
Các mảnh sứ được phục hồi. (Ảnh: Aboluowang)
Việc phát hiện "Hố sứ vỡ" dưới lòng đất khu vực Nam Thái Khố mang giá trị quan trọng đối với việc lưu trữ và bảo tồn tàn tích lịch qua các triều đại Trung Quốc, đồng thời cung cấp bằng chứng thực tế quan trọng nhất để nghiên cứu những bí ẩn khám phá và cải cách đồ sứ thời Minh và Thanh:
Tính theo tỷ lệ sử dụng, đồ nào bị vỡ nhiều là đồ được sử dụng nhiều nhất. Từ đó đưa ra kết luận rằng, đồ sứ tráng men xanh trắng phổ biến nhất trong hai triều đại này.
Đồ sứ vỡ trong hố không được chôn cùng một ngày, nó chứa các mảnh vỡ từ triều đại Minh Thái Tổ đến triều đại Quang Tự nhà Thanh. Các đồ dùng gốm sứ khi vỡ sẽ không được vận chuyển ra cố cung mà phải chôn chúng cùng một nơi theo đúng quy định.
Phát hiện phòng ăn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên Daily Mail đưa tin, tại thành phố cổ Zeugma (Thổ Nhĩ Kỳ) các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai căn phòng được khắc bằng đá, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công nguyên. Phát hiện phòng ăn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Theo phân tích của các khảo cổ...