Choáng váng khi lô đất 2,5 tỷ đồng mất giá 1 tỷ sau hơn nửa năm
Lô đất từng được trả giá 2,5 tỷ đồng nhưng chỉ sau hơn nửa năm, cũng chính lô đất này chỉ được khách trả giá 1,5 tỷ đồng khiến người rao bán choáng váng.
Thị trường BĐS giao dịch trầm lắng trong bối cảnh các ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay với lĩnh vực này khiến những người có nhu cầu rao bán đất, đặc biệt đất ở các tỉnh thời điểm này rơi vào hoàn cảnh “dở khóc, dở cười”.
Anh Nguyễn Văn Khương (Nam Định) cho biết từ cuối năm 2021, đầu năm 2022 các môi giới liên tục hỏi mua lại mảnh đất phân lô có diện tích 110 mét vuông tại Ninh Bình. Thời điểm đó, các môi giới đồng loạt đưa ra mức giá tới 2,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do không cần tiền và cũng không biết bán đất rồi đầu tư vào đâu nên gia đình anh Khương quyết định giữ lại lô đất này với niềm tin rằng giá đất sẽ tiếp tục gia tăng khi người dân về ở nhiều hơn và các cụm công nghiệp xung quanh được đầu tư hoàn chỉnh.
Sau hơn nửa năm từ chối bán mảnh đất của mình, đến tháng 8 vừa qua khi có việc cần số tiền lớn, gia đình anh Khương tính tới việc bán mảnh đất đang sở hữu để trang trải cho công việc.
Nói là làm, anh đã nhờ các môi giới rao bán mảnh đất của mình. Tuy nhiên, điều khiến người đàn ông 42 tuổi này choáng váng chính là sự sụt giảm mạnh của thị trường BĐS khu vực anh rao bán. Theo đó, mức giá môi giới đưa ra cho lô đất của anh hiện nay chỉ còn 1,5 tỷ đồng, tức giảm tới 1 tỷ đồng chỉ sau hơn nửa năm.
“Gia đình đang tính đến việc thay đổi kế hoạch bán lô đất của mình bởi giá đất bị giảm sâu so với mức chào mua trước đây”, anh Khương chia sẻ.
Video đang HOT
Nhiều chủ đất chấp nhận thương lượng về giá trong bối cảnh thị trường trầm lắng
Gia đình anh Khương không phải “nạn nhân” duy nhất bởi giá đất giảm sau khi thị trường BĐS ở các tỉnh bị “xì hơi” đột ngột trong thời gian gần đây.
Anh Minh (Bắc Ninh) cho biết, giữa năm 2021, anh có mua lô đất tại một dự án ở thành phố Từ Sơn với giá 45 triệu đồng/m2. Sau đó, lô đất này được môi giới đề nghị mua lại với giá 55 triệu đồng/m2, nhưng do chưa cần tiền lại nghĩ rằng giá đất tại đây sẽ còn tăng tiếp nên anh đã từ chối giao dịch.
Tuy nhiên, trước việc thị trường BĐS chững lại từ đầu năm 2022 đến nay, anh đã liên tục rao bán lô đất của mình với giá 55 triệu đồng/m2 nhưng không có ai mua. Anh có hạ giá xuống còn 50 triệu đồng/m2, rồi 45 triệu đồng/m2 bằng giá vốn nhưng cũng vẫn chưa giao dịch được.
Trong khi đó, anh Hải, một nhà đầu tư BĐS tại Hà Nội cũng chia sẻ từng kỳ vọng lô đất hàng trăm mét vuông đầu tư tại Nam Định giữa năm 2021 với số tiền 3,2 tỷ đồng sẽ tiếp tục tăng giá khi thị trường BĐS sôi động.
Tuy nhiên, do thị trường “xì hơi” đột ngột khiến anh đang phải rao bán cắt lỗ để thoát hàng. Nhà đầu tư này cho biết đang nhờ môi giới rao bán cắt lỗ 200 triệu đồng, nhưng thời gian qua vẫn chưa giao dịch được.
Trước việc nhiều người “sốc” khi lô đất của mình mất giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng chỉ trong một thời gian ngắn, chị Minh Phương, một nhà đầu tư BĐS nhiều năm kinh nghiệm tại TP HCM cho rằng thời gian qua thị trường bất động sản sôi động do nhiều người vay để “lướt sóng”.
Tuy nhiên, việc thị trường bất động sản hạ nhiệt cộng với việc siết chặt tín dụng bất động sản sẽ làm cho các nhà đầu tư nhỏ bị ảnh hưởng về nguồn tiền dẫn đến không thể cân đối khi dùng đòn bẩy tài chính, buộc phải bán đi bất động sản đang nắm giữ. Nhiều người rao bán nhưng không thanh khoản được và bị ép giá.
Theo nhà đầu tư này, việc mua BĐS đầu tư chỉ nên sử dụng tiền nhàn rỗi, mua để đó rồi đi làm việc khác kiếm thêm thu nhập, vài năm sau nếu mảnh đất lên giá giúp người sở hữu có thêm tài sản. Chứ đầu tư BĐS chỉ 3-6 tháng đòi sinh lời ngay thì nên chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng cho yên tâm.
Tương tự, ông Lê Quốc Kiên, một nhà đầu tư BĐS khác tại TP HCM cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay việc đầu cơ BĐS sẽ gặp khó khăn hơn so với ba năm vừa qua do nguồn vốn bị thắt chặt.
Theo ông Kiên, những nhà đầu tư đất nền bắt buộc phải sử dụng tiền nhàn rỗi (hoặc vốn vay bằng đường khác nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn nhiều), và đầu tư trong trung – dài hạn (5-10 năm) chứ không thể lướt sóng ngắn hạn đẩy giá lên liên tục như ba năm qua.
Tòa trả hồ sơ vụ 'địa ốc Alibaba', đề nghị điều tra bổ sung do xuất hiện 34 bị hại mới
Ngày 9/8, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định trả hồ sơ vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền" xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba) cho Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố đề nghị điều tra bổ sung.
Trước đó, vụ án được lên lịch xét xử sơ thẩm từ ngày 12/8 đến ngày 12/10.
Lực lượng chức năng phong tỏa, khám xét trụ sở Công ty Alibaba tại quận Thủ Đức. Ảnh tư liệu: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Cụ thể, kể từ khi phát thông báo hạn chót tiếp nhận trình báo của các bị hại trong vụ án này là ngày 31/8, đến nay có 34 cá nhân tới Tòa án trình báo là bị hại trong vụ án. Từ đó, Tòa án đề nghị Viện Kiểm sát bổ sung danh sách những bị hại này và số tiền chiếm đoạt của từng bị hại.
Bên cạnh đó, Tòa án đề nghị Viện Kiểm sát xác định lại số lượng bị hại và thiệt hại của vụ án, ví dụ như dự án Alibaba Center Town, dự án Aliababa Bình Châu... Đồng thời, đề nghị Viện Kiểm sát xác định lại các vấn đề sau: Kết luận điều tra có sự trùng lặp bị hại không? Có bỏ sót bị hại không? Một số bị hại không xác định cụ thể là bị hại của dự án nào? Đồng thời, cần làm rõ tư cách tố tụng của các trường hợp nhiều cá nhân đứng tên trên cùng một hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất.
Trước đó vào tháng 3/2022, sau 3 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 21 bị can về tội "Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015; trong đó hai bị can Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giữ 49,5% cổ phần công ty) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) bị truy tố thêm tội "Rửa tiền" theo Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015. Riêng bị can Huỳnh Thị Kim Thắng bị truy tố về tội "Rửa tiền".
Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như: cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Thực tế, toàn bộ các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc đưa ra quyền chọn hoặc các phụ lục hợp đồng kèm theo chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án.
Quá trình điều tra, Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội. Cáo trạng kết luận, bằng các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.
"Nguyên tắc không hồi tố" với dự án BT Cơ chế thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do cách hiểu, vận dụng của các địa phương về "nguyên tắc ngang giá". Tuyến đường nối Nguyễn Xiển (Q.Thanh Xuân) với Xa La (Q.Hà Đông) là một trong nhiều dự án theo hình thức BT. Ảnh: Lê Tiên Hiện...