“Choáng váng” học phí
Sinh viên nhiều trường ĐH ngoài công lập đang bối rối trước mức thu học phí tăng vọt so với những gì các trường công bố trước kỳ tuyển sinh.
Sinh viên T. cho biết một trong những lý do em chọn thi vào Trường ĐH Văn Hiến là theo thông tin trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, mức học phí hệ ĐH của trường này công bố là 3,3 triệu – 3,7 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành học, tương đối phù hợp với gia đình em.
Tăng 10%-30%?
Thế nhưng, T. cho biết khi nhập học, Trường ĐH Văn Hiến thông báo học phí các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, truyền thông là 5 triệu đồng/học kỳ, các ngành còn lại là 4,5 triệu đồng/học kỳ ở hệ CĐ, theo mức học phí trường công bố trước kỳ tuyển sinh là 3,2 triệu – 3,4 triệu đồng/học kỳ nhưng khi thí sinh nhập học các ngành tin học ứng dụng, công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông thì phải đóng 4,8 triệu đồng/học kỳ các ngành còn lại là 4,4 triệu đồng/học kỳ. Như vậy, học phí của cả 2 hệ đều tăng 30%-40% so với thông báo trước kỳ tuyển sinh.
Một chuyên gia giáo dục ĐH cho rằng việc các trường ngoài công lập tăng học phí và các khoản thu là xu hướng tất yếu nhưng cần công khai trước kỳ tuyển sinh để thí sinh lựa chọn, bởi học phí là một trong các tiêu chí để thí sinh cân nhắc khi đăng ký dự thi hoặc xét tuyển. Việc mập mờ hoặc tuyển rồi mới công bố tăng học phí là gây thiệt thòi cho sinh viên cũng như giảm niềm tin của xã hội đối với các trường ĐH ngoài công lập.
Tại Trường ĐH Hùng Vương, nếu năm 2010 học phí chỉ 9.000 đồng/tiết áp dụng cho sinh viên học tại cơ sở chính và 8.500 đồng/tiết cho sinh viên học ở các cơ sở khác thì năm 2011, học phí được thu theo các mức áp dụng cho lớp học ban ngày (không có máy lạnh): 10.000 đồng/tiết các lớp ban đêm và chủ nhật (không máy lạnh): 11.000 đồng/tiết đối với các lớp có máy lạnh thì sinh viên phải đóng thêm 1.000 đồng/tiết. Như vậy, so với năm trước, năm học này, sinh viên phải đóng thêm từ 1.000 đồng – 2.000 đồng/tiết.
Trường ĐH Lạc Hồng cũng thông báo tăng học phí 10% so với năm học trước. Cụ thể, năm học 2011-2012, học phí là 7,7 triệu đồng/năm và dự kiến năm học 2012-2013 là 8,5 triệu đồng/năm. Đại diện nhà trường cho biết việc điều chỉnh mức học phí là căn cứ vào tình hình thực tế tỉ lệ trượt giá, mức tăng tiền lương đối với giảng viên và phục vụ kế hoạch xây dựng thêm giảng đường…
Sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM.
Đủ khoản phí
Nhiều trường dù công bố học phí trọn gói nhưng thực tế lại thu theo tín chỉ. Tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, học phí bậc ĐH: 385.000 đồng/tín chỉ bậc CĐ: 365.000 đồng/tín chỉ Trường ĐH Hoa Sen công bố mức học phí khoảng 3 triệu đồng/tháng nhưng thực tế lại thu học phí dựa vào mỗi tín chỉ là 300.000 đồng. Do vậy, có ngành học phí vượt lên trên 18 triệu đồng/học kỳ.
Video đang HOT
Sinh viên nhập học không chỉ phải đóng học phí mà còn phải đóng nhiều khoản tiền khác. Tại Trường ĐH Hùng Vương, ngoài số tiền phải đóng trước cho học kỳ I là 5 triệu đồng, sinh viên còn phải đóng phí kiểm tra trình độ ngoại ngữ đầu vào: 20.000 đồng, đồng phục thể thao: 90.000 đồng, áo sơ mi: 125.000 đồng… Sinh viên nhập học Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM, ngoài khoản học phí khoảng 6,9 triệu đồng/tháng còn phải đóng thêm học phí tiếng Anh khoảng 40-65 triệu đồng/năm, phí bảo hiểm y tế, phí nhập học, phí đồng phục thể dục, máy tính xách tay. Sinh viên Trường ĐH Văn Lang cũng phải đóng 150.000 đồng khi đến làm thủ tục nhập học…
Nhiều gánh nặng ngoài học phí
Trường ĐH Văn Lang vừa thực hiện khảo sát sinh hoạt phí của 78% sinh viên đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, cho thấy một sinh viên trọ học tại TPHCM hằng tháng phải chi các khoản: tiền ăn (mức chi thấp nhất 500.000 đồng mức trung bình: 919.000 đồng mức cao nhất: 2,5 triệu đồng), tiền thuê nhà (mức chi thấp nhất: 300.000 đồng mức trung bình: 702.000 đồng mức cao nhất: 1,25 triệu đồng) chi phí đi lại (mức chi thấp nhất: 30.000 đồng mức chi trung bình: 275.000 đồng mức chi cao nhất: 1 triệu đồng) chi phí cá nhân (mức chi thấp nhất 140.000 đồng mức chi trung bình: 402.250 đồng mức chi cao nhất 1,15 triệu đồng). Như vậy, mức sinh hoạt phí trung bình của một sinh viên ở trọ là 2,4 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên ở ký túc xá, mức chi trung bình là 1,7 triệu đồng/tháng.
Theo Thùy Vinh (Người lao động)
Nhiều nơi tăng học phí gấp 6 lần
Năm học 2011 - 2012, các tỉnh Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Hưng Yên... đã có quyết định tăng học phí. Trong đó, Hà Tĩnh và Bạc Liêu có cấp học, học phí tăng gấp 6 lần.
Các tỉnh: tăng mạnh
Bắt đầu từ năm học 2011-2012, tỉnh Hà Tĩnh áp dụng mức học phí cho các bậc học phổ thông theo 3 vùng: nông thôn, thành thị và miền núi.
Trong đó, ở miền núi, học phí mầm non là 20.000 đồng/tháng, THCS 25.000 đồng/tháng, THPT 50.000 đồng/tháng, bổ túc THPT 60.000 đồng/tháng ở nông thôn, mức thu mầm non là 35.000 đồng/tháng, THCS 35.000 đồng/tháng, THPT 50.000 đồng/tháng, bổ túc THPT 75.000 đồng/tháng ở thành thị, mức thu mầm non là 80.000 đồng/ tháng, THCS 60.000 đồng/tháng, THPT 80.000 đồng/tháng, bổ túc THPT 100.000 đồng/tháng.
Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao và các trường hệ bán công, ngoài công lập được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo và công khai mức học phí.
Tỉnh Bạc Liêu đã có mức học phí mới áp dụng cho năm học 2011-2012. Trong đó, học phí THPT ở vùng nông thôn tăng cao nhất, gần 7 lần, từ 8000 đồng/tháng lên 55.000 đồng/tháng.
Học phí của giáo dục mầm non ở thành thị có bán trú là 55.000/tháng (tăng 30.000 đồng), không bán trú 40.000 đồng/tháng, tương ứng ở nông thôn là 30.000 đồng/tháng với mầm non bán trú và 20.000 đồng/tháng không có bán trú.
Bậc trung học cơ sở, mức thu với thành thị là 40.000 đồng/tháng, bổ túc THCS là 50.000 đồng/tháng ở nông thôn là 20.000 đồng/tháng, bổ túc THcs là 30.000 đồng/tháng.
Bậc THPT, thành thị áp dụng mức thu 50.000 đồng/tháng, nông thôn 55.000 đồng/tháng.. Bổ túc THPT tương ứng là 55.000 đồng/tháng và 40.000 đồng/tháng.
Ông Trác Văn Đây, Phó Giám đốc Sở GD-DDT tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Tăng học phí chủ yếu bổ sung thêm vào nguồn chi thường xuyên của các đơn vị như bồi dưỡng chuyên môn, đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị trong trường".
Ông Đây cho hay các trường được tăng cường tự chủ, xây dựng chi tiêu nội bộ linh hoạt hơn so với quy định để có thể bổ sung thêm nguồn hỗ trợ giáo viên.
Năm học 2011-2012, các bậc học phổ thông và chuyên nghiệp của tỉnh Hưng Yên cũng được áp dụng mức học phí mới.
Trong đó, các bậc học phổ thông hệ công lập, khu vực nông thôn và thành phố. nông thôn, mức học phí đối với nhà trẻ là 50.000 đồng/tháng, mẫu giáo 40.000đồng/tháng, THCS 35.000đồng/tháng, THPT 45.000 đồng/tháng, bổ túc văn hóa THPT 55.000 đồng/tháng. Ở thành phố, nhà trẻ thu 65.000 đồng/tháng, mẫu giáo 55.000 đồng/tháng, THCS 45.000 đồng/tháng, THPT 55.000 đồng/tháng, bổ túc văn hóa THPt 65.000 đồng/tháng.
Lệ phí thi cũng được quy định rõ: thi tuyển vào lớp 10, thu 20.000 đồng/học sinh/môn, thi vào lớp 10 chuyên thu 25.000 đồng/học sinh/môn, cấp chứng chỉ nghề phổ thông thu 45.000 đồng/ chứng chỉ/học sinh đối với cả nông thôn và thành phố.
Mầm non, bán công thu học phí như hệ mầm no công lập. Hệ ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí.
Các tỉnh cho biết, từ năm học 2011- 2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. HĐND tỉnh sẽ quyết định điều chỉnh mức thu học phí.
HS Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) trong lễ khai giảng. Là trường tư thục, năm học này, trường tăng học phí đáng kể. Trong khi đó, theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường công lập giữ nguyên mức thu.
Ba thành phố lớn: Không tăng
Trong khi các tỉnh rục rịch tăng học phí năm học 2011-2012, ba thành phố lớn trong cả nước là Hà Nội - TP.HCM - Đà Nẵng lại quyết định không tăng học phí đối với các trường công lập.
Sở GD-ĐT TP.HCM vận động, khuyến khích các trường ngoài công lập cố gắng không tăng học phí.
TP.HCM, mức học phí vẫn giữ nguyên như sau: tùy loại hình trường công lập, công lập tự chủ tài chính, nội thành, ngoại thành, học phí ở mầm non là 20.000-250.000 đồng tiểu học: 70.000-80.000 đồng THCS: 10.000 -90.000 đồng THPT: 25.000 - 110.000 đồng Giáo dục thường xuyên: 35.000 - 65.000 đồng/HS/tháng.
Về cơ sở vật chất, cũng tùy loại hình trường công lập, công lập tự chủ tài chính, nội thành, ngoại thành có mức đóng/HS/năm như sau: bậc nhà trẻ 20.000 - 600.000 đồng
Hà Nội không tăng bất kỳ loại phí nào trong năm học 2011-2012 và bỏ bớt 4 khoản thu là phí vệ sinh, phí trông xe, bảo vệ và an ninh.
TP Đà Nẵng giữ nguyên mức học phí theo vùng, cụ thê:
Vùng 1 (các quân Hải Châu, Thanh Khê): nhà trẻ, mẫu giáo: 80.000 đồng/tháng THCS và bổ túc THCS 50.000 đồng/tháng THPT và bổ túc THPT: 60.000 đồng/tháng.
Vùng 2 (các quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ): nhà trẻ, mẫu giáo 60.000 đồng/tháng THCS và bổ túc THCS 40.000 đồng/tháng THPT và bổ túc THPT 45.000 đồng/tháng.
Vùng 3 (các quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hoà Vang (trừ các cơ sở giáo dục tại các xã Hoà Bắc, Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Sơn và Hoà Liên)): nhà trẻ, mẫu giáo 30.000 đồng/tháng THCS và bổ túc THCS 20.000 đồng/tháng THPT và bổ túc THPT 25.000 đồng/tháng.
Vùng 4 (gồm các xã Hoà Bắc, Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Sơn và Hoà Liên): nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT: 5.000 đồng/tháng.
Theo Nguyễn Hường (Vietnamnet)
Con ông bán kem đậu thủ khoa và nỗi lo tựu trường Nhận cùng lúc 2 giấy báo nhập học trn tay, cậu học trò nghèo Nguyễn Đc Hiu nấn ná mi mớing báo cho ba bit. Cả nhà em rất vui mừng, nhngăng sau nụ ci lo lớn khi gầnn ngày nhập học mà gianh vẫn cha chyn. Nguyễn Đc Hiu lớp 12A3, Trng THPT Hai Bà rng25,5im26,5imtr thành th khoa khối A TrH...