Choáng váng cảnh phụ huynh Hàn Quốc ngồi la liệt ở cầu thang để nghe bí kíp thi đỗ đại học cho con
Tại Hàn Quốc, kết quả thi đại học không chỉ xác định ngôi trường một người có thể theo học, mà còn là nghề nghiệp họ sẽ theo đuổi, thậm chí cả người họ sẽ kết hôn.
Từ lâu, Hàn Quốc đã nổi tiếng là 1 trong những quốc gia châu Á có nền giáo dục cùng những kỳ thi áp lực nhất trên thế giới. Cũng như Trung Quốc và nhiều quốc gia khác của châu Á, tại Hàn Quốc, đại học chính là chìa khóa của sự thành công, của tương lai sáng lạn và rộng mở. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho kỳ thi đại học không chỉ là nhiệm vụ hàng đầu của riêng học sinh mà còn là trận chiến vô cùng cam go của cả các vị phụ huynh.
Ngày 26/1, trang Naver đã đăng tải hàng loạt hình ảnh ghi lại cảnh các phụ huynh ngồi la liệt để nghe hướng dẫn “ Chiến lược thi đỗ đại học 2020″ trong một Trung tâm ôn thi đại học tại quận Gangnam, Seoul.
Phụ huynh ngồi la liệt từ trong phòng đến ngoài cầu thang để nghe hướng dẫn “Chiến lược thi đỗ đại học 2020″ (Ảnh: Naver)
Chuyên gia đưa ra những lời khuyên chọn trường cho phụ huynh (Ảnh: Naver)
Trong các bức ảnh, có thể thấy phụ huynh ngồi chật cứng cả gian phòng của trung tâm, thậm chí những người đến sau còn phải ngồi tràn ra ngoài cửa và la liệt trên các bậc cầu thang. Trên tay mỗi người đều cầm tài liệu về các trường đại học, cùng giấy và bút để ghi chép. Tại đây, các vị cha mẹ sẽ được nghe những lời khuyên từ chuyên gia về việc chọn trường phù hợp cho con mình, đồng thời vạch ra những chiến lược học tập để đạt được điều ấy.
Video đang HOT
Ai cũng cầm giấy bút và tài liệu để nghiêm túc ghi chép (Ảnh: Naver)
Kỳ thi “Suneung” hay còn có tên gọi College Scholastic Aptitude Test (viết tắt là CSAT) là kỳ thi Đại học ở Hàn Quốc. Đây là kỳ thi cấp quốc gia kéo dài 8 giờ đồng hồ bao gồm các môn ngôn ngữ , toán học, khoa học, khoa học xã hội và tiếng Anh mà bất cứ học sinh Hàn Quốc nào cũng phải trải qua để có thể được lựa chọn vào trường đại học danh tiếng. “Suneung” quan trọng ở Hàn đến mức, vào ngày này, máy bay sẽ ngừng bay, quân đội sẽ ngưng tập trận để các thí sinh tập trung làm bài.
Hầu hết học sinh trung học ở Hàn hay các bậc phụ huynh đều mơ đến 3 chữ cái quyền lực mỗi khi đi ngủ, đó chính là S.K.Y. Các chữ cái này đại diện cho 3 trường đại học hàng đầu gồm Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University – SNU), Đại học Hàn Quốc (Korea University – KU) và Đại học Yonsei (Yonsei University – YU).
Sự khắc nghiệt đến đáng sợ của việc vào đại học tại xứ sở kim chi có thể tạm tóm gọn qua 1 câu nói đã ăn sâu vào tâm trí người Hàn: “Nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có thể mơ tới việc trở thành một phần của S.K.Y. Nếu ngủ 4 tiếng, bạn có thể thi đỗ vào trường đại học khác. Còn ngủ 5 tiếng hoặc hơn, nhất là trong năm cuối cấp, thì hãy quên ngay ý định bước chân vào cổng đại học đi”.
Mây
Theo toquoc
Đại học Nhật Bản tìm cách thu hút sinh viên quốc tế
Các trường Nhật Bản đang tăng cường chương trình học dạy bằng tiếng Anh, mở ký túc xá cho sinh viên quốc tế...
Chính phủ Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu 300.000 sinh viên nước ngoài vào năm 2020, chiếm 10% tổng sinh viên nước này. Tỷ lệ này sẽ đưa Nhật đến gần hơn với các quốc gia phát triển kinh tế nhưng không nói tiếng Anh như Đức, Pháp.
Theo Japan Student Services Organization (JASSO), vào tháng 5/2017, Nhật Bản đã có hơn 267.000 sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, 93% trong số này đến từ các quốc gia châu Á khác, chủ yếu là Trung Quốc. Sinh viên Mỹ chỉ chiếm khoảng 1%, trong khi Anh chỉ có 640 sinh viên mỗi năm.
Theo Times Higher Education (THE), để thu hút nhiều sinh viên hơn, đặc biệt là sinh viên đến từ Mỹ và các nước châu Âu, Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều giải pháp.
Tòa nhà biểu tượng của Đại học Tokyo - ngôi trường tốt nhất Nhật Bản theo THE. Ảnh: Top Global University Japan
Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu dự án Top Global Universities, cung cấp các khoản tài trợ hàng năm cho 37 đại học trong tối đa 10 năm để nâng cao vị trí của họ trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Các đại học Nhật Bản cũng đang tăng cường sự tham gia trực tuyến và ngoại tuyến với sinh viên nước ngoài để dễ tiếp cận. Theo đó, các văn phòng dịch vụ sinh viên quốc tế hỗ trợ về thủ tục hành chính như bảo hiểm y tế hay mở tài khoản ngân hàng, tích cực chia sẻ thông tin về chương trình đại học bằng tiếng Anh và kinh nghiệm của cựu sinh viên trên phương tiện truyền thông xã hội.
Một giải pháp nữa được các trường ở xứ sở hoa anh đào thực hiện là thay đổi cuộc sống trong khuôn viên trường để thích ứng với nhu cầu của sinh viên quốc tế. Ở Nhật Bản, ký túc xá rất hiếm vì hầu hết sinh viên nước này ở cùng gia đình.
Trước đây, sinh viên nước ngoài đến Nhật sẽ phải tìm chỗ ở cho riêng mình. Nhưng giờ các trường đang lấp đầy khoảng trống bằng cách xây dựng khu ký túc xá. Đại diện của xu hướng này có thể kể đến Ngôi làng toàn cầu (MGV) của Đại học Meiji sẽ mở cửa vào mùa xuân năm 2019. Ký túc xá này sẽ cung cấp chỗ ở cần thiết, không gian xã hội và quán cafe cho cả sinh viên quốc tế và trong nước.
Đáng kể nhất là việc các trường đang cải cách chương trình giảng dạy. Ngôn ngữ là rào cản lớn nhất trong việc thu hút sinh viên nước ngoài và việc học đại học hầu như chỉ giới hạn ở những người tìm kiếm cơ hội liên quan khi đến Nhật Bản. Với hy vọng thu hút nhóm người học đa dạng hơn, các trường Nhật đang phát triển nhiều lớp học, khóa học hè và thậm chí chương trình học bằng tiếng Anh. Đại học Tokyo (Utokyo) hiện có hơn 24 chương trình cấp bằng cho sinh viên đại học và sau đại học được giảng dạy hoàn toàn bằng ngôn ngữ này.
Bên cạnh những thay đổi trên, Nhật Bản cũng chú trọng đến việc bổ sung các gói học bổng hỗ trợ học tập. Ngoài các học bổng Chính phủ do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ Thể thao và Tổ chức JASSO cung cấp, các trường đang ngày càng tạo ra nhiều học bổng riêng cho sinh viên quốc tế.
Cuối cùng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng tỷ lệ việc làm của sinh viên quốc tế tốt nghiệp ở Nhật lên 50% vào năm 2020 từ mức 30% hiện tại. Do đó, các trường đang làm nhiều hơn để hỗ trợ sinh viên nước ngoài có việc làm bán thời gian nhằm có kinh phí hỗ trợ việc học và cải thiện triển vọng nghề nghiệp với một vị trí toàn thời gian khi tốt nghiệp.
Dương Tâm
Theo VNE
Bạn sẽ chẳng than vãn thi cử áp lực nữa nếu biết học sinh ở những quốc gia này còn phải trải qua kỳ thi khốc liệt hơn nhiều Những quốc gia châu Á này có kỳ thi đại học rất khốc liệt, áp lực sống còn khiến học sinh nào cũng sợ hãi. Với học sinh của những quốc gia này, thi cử là điều vô cùng đáng sợ. Không chỉ có sức ép từ chính bản thân mà gia đình, xã hội cũng đặt lên vai các em quá nhiều...