Choáng ngợp trước giá trị xuất khẩu vũ khí Mỹ năm 2019
Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA), trong năm tài chính 2019 (kết thúc vào ngày 30/9/2019) doanh số bán vũ khí trị giá 55,4 tỷ USD đã được phê duyệt.
Số tiền này kém 270 triệu USD so với mức đạt được trong năm 2018.Tuy nhiên như đã lưu ý, kết quả cho năm tài chính 2019cho thấy chi phí trung bình cho việc bán thiết bị quân sự được phê duyệt trong 3 năm qua lên tới 51 tỷ USD, khẳng định sự tăng trưởng liên tục về doanh số sản phẩm và dịch vụ quốc phòng cung cấp cho các đồng minh cũng như đối tác nước ngoài của Hoa Kỳ.
DSCA đã tích cực tham gia vào các hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tương lai cho khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trên thị trường thế giới.
Năm 2018, DSCA đã hoàn thành việc đánh giá lại phụ phí quản lý hợp đồng áp dụng cho mỗi lần giao hàng theo chương trình Bán hàng quân sự nước ngoài (FMS) để thanh toán cho việc đảm bảo chất lượng, quản lý và kiểm toán.
Do đánh giá lại, DSCA dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất từ 1,2 xuống còn 1%, điều này giúp giảm tổng chi phí mua sắm theo chương trình FMS.Ngoài ra, DSCA cũng tập trung phát triển các lựa chọn tài chính cạnh tranh hơn để đồng minh và đối tác có thể điều chỉnh việc mua sắm theo điều kiện ngân sách quốc gia.
Theo báo cáo của DSCA, trong năm tài chính 2019doanh số bán vũ khí trị giá 48,25 tỷ USD đã được phê duyệt thông qua tài trợ từ các quốc gia đối tác (chiếm 87%), 3,67 tỷ USD từ nguồn tài trợ theo các chương trình hỗ trợ của Bộ Ngoại giao (FMF) và Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI);và số tiền 3,47 tỷ USD theo các chương trình hỗ trợ của Bộ Quốc phòng.
Mỹ vẫn giữ vị thế độc tôn trên thị trường vũ khí thế giới. Ảnh: Bussiness Insider.
Video đang HOT
Các chuyên gia của tạp chí Jane’s Defence Weekly tính toán, trong năm tài chính 2019,DSCA đã phê duyệt 12 giao dịch trị giá hơn 1 tỷ USD.Vào tháng 9, họ đã công bố hợp đồng mua bán lớn nhất theo chương trình FMS đó là cung cấp cho Ba Lan 32 tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II trị giá khoảng 6,5 tỷ USD.
Trong số 12 hợp đồng lớn nhất được phê duyệt trong năm tài khóa 2019ngoài thương vụ F-35A cho Ba Lan còn bao gồm:
- Cung cấp 25 máy bay chiến đấu F-16C/D trị giá 3,8 tỷ USD cho Morocco;
- Cung cấp 16 trực thăng vận tải CH-47MHG trị giá 3,5 tỷ USD;
- Cung cấp 4 khẩu đội tên lửa phòng không Patriot PAC-3 , 80 tên lửa MIM-104E GEM-T với tổng giá trị 3,5 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ;
- Cung cấp 73 tên lửa SM-3 Block IIA trị giá 3,3 tỷ USD cho Nhật Bản;
- Cung cấp 24 trực thăng đa năng MH-60R trị giá 2,6 tỷ USD cho Ấn Độ;
- Cung cấp 2 hệ thống Aegis trị giá 2,2 tỷ USD cho Nhật Bản;
- Cung cấp 108 xe tăng M1A2T Abrams trị giá 2 tỷ USD cho Đài Loan;
- Bảo dưỡng máy bay F-5, F-15, KA-350, C-130, KC-130, E-3, RE-3 và KE-3 của Không quân Saudi Arabia trị giá 1,8 tỷ USD;
- Cung cấp 8 máy bay chiến đấu F-16V Block 70/72 với chi phí 1,7 tỷ USD cho Bulgaria;
- Hiện đại hóa 162 xe tăng M1A1 Abrams trị giá 1,3 tỷ USD cho Morocco;
- Cung cấp 10 trực thăng tấn công AH-64E Apache trị giá 1 tỷ USD cho Ai Cập.
Cần lưu ý rằng DSCA phê duyệt bán không có nghĩa là hợp đồng chắc chắn được thực hiện,ví dụ tiêu biểu là thương vụ Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ được thông qua vào tháng 12/2018 nhưng đã gần như bị hủy bỏ.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Ba Lan muốn mua tên lửa chống tăng và máy bay C-130 Hercules
Quân đội Ba Lan đề xuất mua tên lửa chống tăng Javelin và máy bay C-130 của Mỹ để tăng cường sức mạnh quân sự.
Defense News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết quân đội nước này muốn có hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin và 5 máy bay vận tải quân sự đa dụng C-130 Hercules.
Đề xuất mua vũ khí của Ba Lan được công bố tại triển lãm công nghiệp quốc phòng quốc tế (MSPO) diễn ra hàng năm từ ngày 3-6/9 tại Kielce, Ba Lan. Greg Ulmer, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chương trình F-35 của tập đoàn Lockheed Martin, cho biết thêm Ba Lan cũng đang xem xét mua 32 tiêm kích tàng hình F-35.
Nếu được phê duyệt, Ba Lan sẽ mua 32 chiếc F-32, Block 4. Phiên bản này được trang bị máy tính mới, máy bay có thể mang theo 6 tên lửa, thay vì 4 như hiện tại. Những chiếc F-35 sẽ thay thế cho Su-22 và MiG-29 do Liên Xô cũ sản xuất.
Tên lửa Javelin sẽ giúp quân đội Ba Lan nâng cao sức mạnh chống tăng. Ảnh: U.S Army.
FGM-148 Javelin là loại tên lửa chống tăng đa năng do tập đoàn Raytheon của Mỹ sản xuất. Nó được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại kép theo công nghệ "bắn-quên", tức là tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu một cách chính xác mà không cần dẫn hướng sau khi phóng.
Hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại kép của tên lửa tự tìm và diệt mục tiêu. Điều này cho phép xạ thủ rời khỏi vị trí ngay khi bắn và chuyển sang mục tiêu khác. Trong khi phần lớn tên lửa chống tăng khác, xạ thủ phải duy trì dẫn đường cho tên lửa đến khi chạm mục tiêu.
Tuy nhiên, đơn giá mỗi quả tên lửa Javelin lên đến 174.000 USD, chưa tính giá phóng và thiết bị liên quan. Trong khi đó, máy bay vận tải C-130 đã chứng minh được giá trị sử dụng vượt thời gian của nó.
C-130 tuy là thiết kế của thập niên 1960 nhưng đến nay dòng máy bay vận tải này vẫn cho thấy hiệu quả rất cao mà chưa loại máy bay mới nào có thể thay thế.
Theo Zing.vn
Mỹ giải thích F-35 dùng bảng mạch Trung Quốc: Ngây thơ! Chuyên gia e ngại quan điểm của Bộ Quốc phòng Mỹ dùng công nghệ Trung Quốc cho F-35 và giải thích không có rủi ro bảo mật. Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây ra một thông cáo liên quan đến các thông tin cho rằng cơ quan này đang sử dụng các bảng mạch chính trong máy báy chiến đấu F-35 Lightning II...