Choáng ngợp “thư viện phao” quanh ĐH
Chiêu mới của các cửa hàng photo là chuẩn bị “ thư viện phao” để phục vụ cho sinh viên trong mùa thi.
“Menu tài liệu thi tiện dụng”
Nếu như trước kia, sinh viên lên lớp thường chăm chỉ chép bài hay phải tự mình tìm kiếm những tài liệu cần thiết ở các nhà sách, thì bây giờ các bạn “nhàn hơn” nhờ các hiệu photocopy và in ấn. Xét ở khía cạnh nào đó, điều này mang đến sự chủ động về tài liệu ôn tập cho sinh viên, giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, sự tiện nghi này dần hình thành nên thói lười biếng ở các sinh viên, ỷ lại vào tài liệu, làm cho xu hướng “mì ăn liền” diễn ra ở ngay trong nền giáo dục.
Xu hướng mì ăn liền trong học tập và ôn thi cuối kỳ của các sinh viên làm cho việc học và thi ngày càng trở nên tách biệt với nhau. Với những tài liệu bán sẵn, sinh viên chỉ cần “thuộc” mà không cần “hiểu”, nghĩa là học chỉ để đi “thi” lấy điểm cao chứ không phải để lấy kiến thức, trau dồi trí tuệ cho bản thân.
Các tài liệu thi này vốn là những tài liệu tóm tắt kiến thức cơ bản của các môn học, được biên soạn lại và in, photo ra nhiều bản với đủ các kích cỡ khác nhau và bán cho sinh viên làm tài liệu ôn thi cuối học kỳ. Các tài liệu này được bán tràn lan, rộng rãi trong các cửa hàng in, photocoppy tại khu vực cổng các trường đại học lớn. Đặc biệt, các tài liệu này được bán sẵn và được chủ các cửa hàng photo sắp xếp thành dãy “menu” các môn, từ các môn đại cương cho tới các môn chuyên ngành.
Nằm ngay trên lối đi cổng phụ trường Đại học Thương mại, các cửa hàng photo bày bán đủ các loại tài liệu với kích cỡ khác nhau. Tên tài liệu các môn học được xếp theo bảng chữ cái anphabe trên giá đựng, dễ dàng cho việc “tra cứu” tài liệu cần thiết cho sinh viên.
Kho tài liệu ở một của hàng Photo gần cổng phụ trường đại học Thương Mại.
Bạn Hoàng Thị Thủy( sinh viên trường Đại học Thương Mại) chia sẻ: ” Kỳ nào mình cũng đến đây mua tài liệu về học, vừa không phải chép bài lại vừa tiện, vừa tiết kiệm thời gian”.
Không chỉ Trường đại học Thương mại, một số trường đại học lớn khác như : Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Mỏ, Học viện Tài chính…hiện tượng bán tài liệu trở nên phổ biến và quen thuộc với mỗi bạn sinh viên.
“Làm tài liệu cũng được mà làm ” phao” cũng ok!”
Video đang HOT
Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Minh Trung, sinh viên Học viện Tài chính về sự “tiện dụng” của phao thi bán sẵn. Trung cho hay : ” Mình cũng hay mua tài liệu về học nhưng nhiều khi vội quá, tối nay chưa học xong mà sáng mai lại thi, mình dùng luôn tài liệu làm phao, nếu có quay được thì càng tốt, nếu không thì mang vào cho an tâm.” .
Trường hợp như bạn Trung không phải là ít, nhiều sinh viên mang cả tập phao lớn vào phòng thi với hi vọng thầy cô không để ý thì liếc qua một ít, biết đâu có thể thêm điểm hay chống trượt. Cũng bởi vậy mà nhiều thí sinh không may đã bị bắt quả tang, không những bị hủy kết quả thi mà còn bị kỷ luật về đạo đức.
Phao thi chuyên dụng
Nhiều bạn sinh viên vì lý do này hay lý do khác bận đi làm thêm kiếm tiền mà sao nhãng học tập, cả kỳ đến lớp đúng ngày thi cũng chuẩn bị cho mình những chiêu quay cóp tinh vi nhằm che mắt các giám thị. Một trong những chiêu quay cóp của những thí sinh dạng này là ” phao thi chuyên nghiệp”.
Tại các cửa hàng bán tài liệu ôn tập, các phao thi cũng được bày bán với đủ các bộ môn khác nhau, được in ở cỡ chữ và khổ giấy nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Khi vào phòng thi, các sinh viên có thể mang theo những chiếc phao này bằng cách để chúng trong túi quần, túi áo, dưới giày…
Giá của những phao thi này được cho là rất ” phải chăng” với sinh viên, tùy theo từng loại tài liệu, từng bộ môn và độ dày của mỗi tài liệu mà chúng có giá cả khác nhau, thường dao động từ 5 đến 20 ngàn đồng.
Bạn Nguyễn Văn Mạnh, sinh viên năm 3 trường Đại học Mỏ – Địa chất cho biết : Ngay tại các cửa hàng photo đối diện cổng trường có bán rất nhiều phao thi. Các phao thi này được in ở nhiều kích cỡ khách nhau nhưng phổ biến là được in cỡ chữ nhỏ trên khổ giấy 10 15 cm và được bày bán công khai. Mạnh chia sẻ : “Ở đây phao gì cũng có, giá cũng phù hợp và rất tiện lợi nên các bạn sinh viên mua đến đây mua phao rất đông, nhất là vào dịp cuối mỗi học kỳ.”
Các loại phao như trên được bán công khai tại các cửa hàng photocopy và sinh viên thì vẫn công khai mua mặc dù hành vi quay cóp, sử dụng phao thi trong thi cử là việc làm sai quy chế.
Anh Trần Đình Lợi, chủ một cửa hàng bán phao thi gần trường Đại học Mỏ – Địa chất cho biết : “Mùa thi này sinh viên đến mua phao rất đông, chủ yếu là mua phao cỡ nhỏ để tiện mang vào phòng thi. Vẫn biết dùng phao thi là không tốt nhưng nếu sinh viên cần thì mình cung cấp,với lại cũng có ai cấm đâu mà không bán.”
Phao thi được xếp theo từng tập với đủ các môn.
Vì lười học, ỷ lại vào phao thi, không chịu ôn tập mà nhiều sinh viên đã liều mình mang tài liệu vào phòng thi và để mặc cho sự may rủi quyết định số phận bài thi của mình.
Nhiều sinh viên quay cóp trót lọt đạt điểm cao, những sinh viên khác bị bắt quả tang thì phải “lãnh án” của giám thị, thậm chí nhiều thí sinh mang tài liệu vào phòng thi không mà dám mở ra xem vì giám thị coi quá chặt.
Tuy nhiên, việc bán phao thi công khai này trực tiếp tiếp tay cho những hành vi gian lận trong thi cử. Không những thế, nó còn tạo ra sự bất công trong việc đánh giá kết quả học tập giữa các sinh viên.
Theo VNN
Muốn đại học phát triển bền vững cần có tự chủ
Trong buổi tọa đàm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo chiều 14/12 giữa Bộ GD&ĐT và ĐH Bách khoa Hà Nội, các đại biểu cho rằng tự chủ đại học là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hoàng Minh Sơn cho rằng, muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước hết phải đổi mới hệ thống bằng cấp và mô hình đào tạo. Đây là nền tảng cốt yếu và động lực để thực hiện đổi mới theo nghị quyết đại hội 11.
Theo ông Sơn, hệ thống bằng cấp quốc gia phải rõ ràng, thống nhất, đổi chiếu được các hệ thống thông dụng trên thế giới. Mô hình đào tạo phải phù hợp với hệ thống bằng cấp, mềm dẻo và liên thông để có thể xây dựng các chương trình đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học.
Ông Hoàng Minh Sơn cho rằng, muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước hết phải đổi mới hệ thống bằng cấp và mô hình đào tạo. Ảnh: Hoàng Thùy.
Trên cơ sở đó, ông Sơn kiến nghị, cần đổi mới mô hình đào tạo theo mô hình Anh - Mỹ hoặc mô hình của châu Âu lục địa và xây dựng chuẩn trình độ cho các cấp bậc đào tạo.
Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa nhận định, môi trường cạnh tranh bình đẳng chính là động lực để phát triển. Đó là sự bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo thuộc mọi loại hình. Tuy nhiên, đó không có nghĩa là cào bằng, việc phân bổ ngân sách phải dựa trên đặt hàng của nhà nước và năng lực của cơ sở đào tạo. Để làm được điều này cần tôn trọng sự phân tầng trong hệ thống giáo dục xảy ra theo cơ chế tự nhiên, có hành lang pháp lý, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền.
"Tự chủ và tự chịu trách nhiệm sẽ phát huy tối đa nội lực của các cơ sở đào tạo, tạo nền tảng và động lực để toàn hệ thống tự đổi mới", ông Sơn nhấn mạnh.
Hiệu phó ĐH Bách khoa Nguyễn Cảnh Lương nêu bối cảnh Việt Nam đang gia tăng số lượng và loại hình các trường đại học, cao đẳng nhưng lại không thống nhất trong điều hành, quản lý hệ thống, thiếu cơ chế phù hợp, bình đẳng. Bộ Giáo dục lại thiếu cơ chế giám sát toàn hệ thống, lúng túng trong quản lý, điều hành.
Chính điều đó làm cho Việt Nam chưa có chiến lược phát triển cho hệ thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và nguy cơ về sự tụt hậu, phát triển thiếu kiểm soát. Khi các trường bị trói buộc bởi cơ chế quản lý lạc hậu, các trường không có điều kiện phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm dẫn đến trì trệ.
Hiệu phó Lương cho rằng, Bộ Giáo dục cần có cơ chế quản lý bình đẳng, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển bền vững. Trong vấn đề tự chủ, các trường cần có tự chủ về học thuật (ngành, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chất lượng và phương thức tuyển sinh), tài chính, và tổ chức cán bộ. Đồng thời, các trường cần tự chịu trách nhiệm đối với xã hội, nhà nước và chính mình.
Hiệu phó Lương cho rằng, Bộ Giáo dục cần phải có cơ chế quản lý bình đẳng, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Thùy.
Tuy nhiên, ông Lương cũng nhấn mạnh, vấn đề tự chủ chưa thể triển khai ngay trong toàn bộ hệ thống để đảm bảo sự phát triển ổn định. Trước hết cần thực hiện thí điểm cho một số trường có năng lực và tự nguyện, từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trước khi nhân rộng.
"Tự chủ và tự chịu trách nhiệm luôn song hành và có quan hệ hữu cơ. Tự chịu trách nhiệm quyết định sự tồn tại và phát triển của một trường đại học trong cơ chế tự chủ", ông Lương nói.
Kết luận buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải làm theo kế hoạch. Bộ sẽ nghiên cứu để có một khung luật áp dụng cho các trường. Đối với trường nghiêm túc, đào tạo chú ý đến chất lượng, đặt mục tiêu phát triển lâu dài sẽ được tự do hoàn toàn. Cơ chế xin cho trong giáo dục cũng sẽ dần chuyển sang tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển lành mạnh.
"Đổi mới toàn diện sẽ thực hiện từng bước. Trong quá trình đó nếu trường nào vi phạm sẽ bị thu lại quyền tự chủ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo VNE
Hội Khuyến học VN thành lập Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Thanh thiếu niên Hôm nay 14/10, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã công bố thành lập Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục Thanh thiếu niên Việt Nam (4T Center). Đến dự buổi lễ công bố thành lập trung tâm có đại diện Bộ Nội vụ, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam và đại diện các đơn vị,...