Cho vơi bớt nhọc nhằn đường đến trường…
Phóng viên Phạm Quốc Rin ( Báo Cà Mau) chia sẻ với Báo GD&TĐ, ở Cà Mau địa hình đặc thù sông ngòi nhiều, giao thông đường bộ hiện nay đã phát triển cơ bản rộng khắp tỉnh, phần lớn trường học đã có đường bộ để HS đến trường.
Tuy nhiên, vẫn còn những địa bàn vùng sâu, vùng xa, HS đến trường phải đi bằng đường thủy với xuồng, đò… đây là một thiệt thòi với HS.
Học sinh ở Cà Mau đi học bằng đò (ảnh minh họa)
“Đáng nói là dù đường đi học còn khó khăn, nhưng không khí học tập của HS các trường vùng sâu, vùng xa rất tích cực. Cùng với đó là cống hiến của thầy cô giáo ở những điểm trường lẻ, dù đường đi dạy học vất vả nhưng các thầy cô vẫn cố gắng thu xếp sinh hoạt, cuộc sống gia đình, để toàn tâm toàn ý với học trò.
Là phóng viên chuyên viết mảng GD, tôi đi và thấy được cảnh dạy, học như thế nên rất cảm động, quý trọng sự nỗ lực của các thầy cô. Đặc biệt, các HS vùng khó rất ham học, đường đến trường không thuận lợi, nhưng các em luôn cố gắng chuyên cần, trong khi cha mẹ HS cũng rất quan tâm việc học của con em, nên hầu như không có HS bỏ học”- Phạm Quốc Rin kể về bối cảnh viết tác phẩm báo chí “Đến trường trên những nhánh sông”.
Video đang HOT
Phóng viên Phạm Quốc Rin- Báo Cà Mau
Gửi tác phẩm “Đến trường trên những nhánh sông” để dự Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2019, phóng viên Phạm Quốc Rin bày tỏ:
“Tôi được biết Cuộc thi từ năm ngoái và rất ấn tượng khi theo dõi Lễ trao giải trên sóng truyền hình trực tiếp. Là phóng viên viết mảng GD hơn 10 năm, chứng kiến GD Cà Mau có sự phát triển rõ rệt, nhưng trước cảnh những trường học vùng sâu, vùng xa thầy trò vất vả đi lại trên sông nước, tôi muốn viết bài báo phản ánh thực tế này, với mong muốn có được sự đồng cảm, chia sẻ của xã hội và các cơ quan chức năng, để cộng đồng có cách nào đó cùng chung tay giúp đỡ HS, động viên các thầy cô ở các điểm trường khó, cho vơi bớt nhọc nhằn đường đến trường”.
Phạm Quốc Rin cũng cho rằng để mơ ước tất cả các trường học ở Cà Mau có đường bộ đến tận trường rất khó thành hiện thực. Nhưng nếu được xã hội quan tâm, hỗ trợ thì một bộ phận HS hàng ngày đang phải đi học bằng xuồng, đò có thể an toàn hơn, HS đi học bằng đường thủy hiện vẫn thiếu thốn áo phao cứu sinh…
Tác nghiệp
“Qua bài báo, tôi hy vọng cộng đồng có thể cùng chung tay giúp đỡ HS vùng khó Cà Mau, chí ít là những chiếc áo phao, để các em có thể đến trường an toàn hơn”- Tác giả của “Đến trường trên những nhánh sông” bộc bạch.
Gửi tác phẩm dự thi tới Báo GD&TĐ, phóng viên Báo Cà Mau cảm nghĩ: “Theo tôi, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” nếu được duy trì thường niên hàng năm có thể tạo được hiệu ứng xã hội sâu sắc. Các nhà báo sẽ coi đây là một sự khích lệ để tìm hiểu, thực hiện nhiều hơn, hay hơn những tác phẩm báo chí về đề tài GD, vì sự nghiệp GD của đất nước. Những câu chuyện hay, gương người tốt việc tốt, những vấn đề GD được nêu ra trong các tác phẩm dự thi có thể tạo được sự cộng hưởng, chung tay của toàn xã hội vì sự phát triển của nền GD Việt Nam”.
Đoạt giải thưởng lần này, Phạm Quốc Rin cho biết điều đầu tiên sẽ làm là quay lại ngôi trường tiểu học mà phóng viên này viết bài, gặp lại các HS và thầy cô đã giúp anh có “chất liệu” viết tác phẩm của mình. “Tôi sẽ chia sẻ một phần giá trị giải thưởng để góp phần nho nhỏ vào hoạt động nào đó của nhà trường, hay góp phần mua áo phao cho HS”- Phạm Quốc Rin nói.
An Nhiên
Theo GDTĐ
Bộ GD-ĐT gặp mặt 63 thầy cô giảng dạy cho học sinh người dân tộc thiểu số
Chiều 15/11, Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy cho học sinh là người dân tộc thiểu số được vinh danh trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019.
Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019 tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy cho các học sinh là người dân tộc thiểu số tại các lớp học thuộc các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Sau 02 tháng kể từ khi phát động chương trình (25/7 - 25/9/2019), Ban Tổ chức đã nhận được 63 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố; người trẻ tuổi nhất là cô Mùa Thị A, sinh năm 1993, công tác tại Trường Mầm non Hoa Đào xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La và người nhiều tuổi nhất là cô Nguyễn Thị Mai Hương, sinh năm 1965, công tác tại trường Trường THCS Nguyễn Huệ, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
63 gương thầy cô giáo gặp mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT.
Cô Nguyễn Thị Mai Hương cũng là người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất (32 năm 02 tháng), có 23 giáo viên là người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, cũng tại buổi gặp mặt này nhiều thầy cô đã có cơ hội chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của mình.
Chia sẻ tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nói: Những thầy cô được lựa chọn để tôn vinh trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019 là những thầy cô tâm huyết với nghề, có tinh thần đổi mới và là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các học sinh vùng dân tộc thiểu số kiên trì học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng khó khăn. Các thầy cô không chỉ dạy cho học sinh bằng kiến thức mà bằng cả nhân cách của mình.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ.
Với những kiến nghị, đề xuất của các thầy cô, Bộ GD-ĐT ghi nhận, lắng nghe và đang cố gắng hoàn thiện cơ chế, chính sách và những văn bản có liên quan để tạo điều kiện tốt nhất cho các thầy cô giáo trong công tác, đặc biệt là giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Theo congly
Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019: Tôn vinh những người thầy vượt khó Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tổ chức chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019. Chương trình tuyên dương 63 thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường Mầm non, Tiểu học và...