Cho vay ngang hàng có thể đẩy lùi hoạt động tín dụng đen?
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính
Mô hình cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending hoặc viết tắt là P2P) là một mô hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối các nhà đầu tư với các cá nhân hay các doanh nghiệp (DN) có nhu cầu vay vốn. Đây là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ ở các thị trường trên thế giới.
Mặc dù, hình thức cho vay ngang hàng đã xuất hiện từ trước khi ngân hàng ra đời, tuy nhiên, do trong quá khứ yếu tố thông tin còn hạn chế nên không phải lúc nào người đi vay và người cho vay cũng có thể kết nối trực tiếp với nhau.
Với hình thức cho vay ngang hàng, những người có nhu cầu vay được cung cấp một dịch vụ cho vay trực tuyến với phí dịch vụ thấp hơn so với những hình thức cho vay truyền thống. Chi phí dịch vụ thấp sẽ dẫn đến kết quả nhà đầu tư thu về mức lợi nhuận cao hơn khi đem so sánh với việc gửi tiết kiệm hay đầu tư vào bất kỳ sản phẩm nào của ngân hàng, đồng thời, người có nhu cầu vay sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn.
Video đang HOT
Theo các cơ quan quản lý, bản chất của cho vay ngang hàng là mô hình kinh doanh mới, dịch vụ sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.
Cho vay ngang hàng có thể góp phần tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, qua đó góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Rủi ro cho vay, rủi ro thông tin, rủi ro phòng chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng… có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội.
Tại Việt Nam, một số công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính và tự giới thiệu là các công ty cho vay ngang hàng cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về mô hình cho vay ngang hàng. Một số công ty cho vay ngang hàng đã lợi dụng việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của người dân dẫn đến nhà đầu tư hiểu nhầm việc các hoạt động đầu tư/cho vay qua các nền tảng của cho vay ngang hàng đều được bảo hiểm rủi ro.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong số 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động ở nước ta thì có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia và Singapore. Theo cơ quan này, một số công ty trong số 40 DN này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng.
Hiện nay, mô hình cho vay ngang hàng bao gồm cả hai hình thức: Vay không đảm bảo và vay đảm bảo. Các hình thức cho vay phổ biến hiện nay của mô hình cho vay ngang hàng như: Sinh viên vay vốn, vay mua điện thoại, máy tính, các khoản vay tiền, vay tiêu dùng khác… cho vay ngang hàng cũng có thể cho vay tài sản có giá trị lớn như vay mua ôtô, bất động sản… với hình thức có tài sản thế chấp hoặc đảm bảo giống như ngân hàng cho DN vay vốn.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính các hoạt động cho vay đều có rủi ro trong việc hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi. Nếu các hình thức ấy cũng sử dụng các phương pháp đòi nợ “khốc liệt” thì sẽ không dễ dàng để phân biệt tín dụng đen, và cũng không thể loại trừ rằng trong một số trường hợp các hình thức cho vay này chính là tín dụng đen trá hình.
Trong khi đó theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các tổ chức cho vay không phải tổ chức tín dụng họ dùng nhiều tiêu chí mà ngân hàng không sử dụng để tiếp cận người đi vay. Có những tiêu chí mà họ chấp nhận được còn ngân hàng thì không, từ đó họ chấp nhận rủi ro cao hơn, lãi suất theo đó cũng cao hơn.
Chẳng hạn công ty cho vay ngang hàng có hàng ngàn tiêu chí nhưng ngân hàng rất ít. Những tiêu chí này không thể chạy bằng tay mà bằng chương trình công nghệ, có thể đưa ra đề xuất ngay lập tức là có thể cho vay được hay không. Có thể chạy cho hàng chục nghìn người dân trong vài phút đồng hồ. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, “các công ty cho vay ngang hàng đang đợi ngoài kia rất nhiều, chỉ đợi có hành lang pháp lý và đó có thể là chỗ để giảm trừ tín dụng đen.
Theo Tapchitaichinh.vn
PV GAS tổ chức ký kết tài trợ tín dụng Dự án Kho chứa LNG Thị Vải
Ngày 28/10/2019, trong khuôn khổ Lễ Khởi công xây dựng Dự án Đầu tư xây dựng Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức ký kết khoản tài trợ tín dụng cho Dự án giữa PV GAS với các ngân hàng uy tín trong và ngoài nước.
Dự án Đầu tư xây dựng Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải mà PV GAS được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao vai trò là Chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư được duyệt gần 300 triệu USD, trong đó tỷ lệ vốn vay và vốn tự có là 70/30%.
PV GAS đã thu xếp nguồn vốn vay cho Dự án với các ngân hàng uy tín, hàng đầu trong và ngoài nước. Về ngoại tệ, giá trị khoản vay là 80 triệu USD, đến từ nhóm các ngân hàng nước ngoài HSBC - Mega Bank - Taipei Fubon Bank; Về nội tệ, giá trị khoản vay là 2.100 tỉ đồng, đến từ nhóm các ngân hàng trong nước: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
PV GAS ký kết các khoản tài trợ tín dụng cho Dự án với các ngân hàng trong nước
Thông qua việc ký kết các khoản tài trợ tín dụng này, các bên thống nhất tinh thần hợp tác, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ cho Dự án của PV GAS được giải ngân đúng tiến độ và triển khai thuận lợi, hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ký kết với các ngân hàng uy tín quốc tế như HSBC - Mega Bank - Taipei Fubon Bank và các ngân hàng có uy tín trong nước cũng giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của PV GAS trên thị trường tài chính nội địa và trên thế giới, qua đó tạo điều kiện để PV GAS tiếp cận các nguồn vốn đa dạng cho nhiều Dự án trong tương lai.
Tại buổi Lễ, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc PV GAS, đại diện PV GAS đã ký kết các khoản tài trợ tín dụng với đại diện lãnh đạo các ngân hàng: Ông Lê Quốc Long - Phó Tổng giám đốc thường trực Ngân hàng SeABank; ông Trần Tấn Lộc - Phó Tổng Giám đốc thường trực Ngân hàng Eximbank; bà Stephanie Betant - Phó Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Phụ trách Khối Tài chính Doanh nghiệp; bà Kitty Huang - Tổng giám đốc Taipei Fubon Bank - Chi nhánh Hồ Chí Minh, kiêm Giám đốc Taipei Fubon Việt Nam; ông Richard Huang - Phó Tổng giám đốc Mega Bank - Hồ Chí Minh.
Nghi thức ký kết diễn ra với sự chứng kiến của các vị lãnh đạo và đại biểu, trong không khí hân hoan và tràn đầy tin tưởng của Lễ Khởi công xây dựng công trình cấp quốc gia, đánh dấu bước tiến mới cho sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam.
T.T - M.P
Theo Petrotimes.vn
Nợ xấu cũ chưa xong, lo nợ xấu mới phát sinh Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu trong những năm qua đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng giảm nhiều. Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu mới phát sinh nhanh trong giai đoạn nền kinh tế đối mặt với những khó khăn và thách thức mới cần phải được lường trước. Kết...