Cho trúng tuyển dưới điểm sàn: Hy vọng cho trường ngoài công lập
Thời điểm Bộ GD-ĐT đưa chính sách đặc thù dành cho 3 vùng khó đã quá muộn nên nhiều trường công thuộc khu vực này quyết định không áp dụng trong năm nay. Trong khi đó, các trường tư thì quyết tâm sẽ tận dụng tối đa lợi thế này.
Theo chính sách đặc thù mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì các thí sinh (TS) tại khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ được trúng tuyển ĐH với điểm khá thấp. Nếu một TS thuộc nhóm ưu tiên 1, khu vực 1 chỉ cần 8,5 điểm là có thể trúng tuyển nếu trường lấy điểm chuẩn dưới sàn khối A, A1 1 điểm. Như vậy TS chưa đến 3 điểm/môn cũng có thể đỗ ĐH.
Lợi thế là vậy nhưng nhiều trường công từ chối áp dụng chính sách đặc thù này trong năm nay bởi lẽ công tác tuyển sinh đã ổn định. Hiện tại phần lớn các trường đã khai giảng năm học mới và số TS đến nhập học so với chỉ tiêu cũng lệch chẳng là bao.
Mặc dù do TS đăng ký ít nên Trường ĐH Đồng Tháp năm nay đã phải tạm ngừng mở một số ngành nhưng chủ trương của nhà trường là chỉ áp dụng chính sách này vào năm sau. “Các ngành tạm ngừng mở thuộc hệ Sư phạm nên quan điểm của nhà trường là ưu tiên chất lượng chứ không chạy theo số lượng. Nếu áp dụng chính sách này thì thí sinh trúng tuyển vào học hệ Sư phạm của điểm khá thấp nên ảnh hưởng đến chất lượng” – ông Nguyễn Văn Đệ – hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp chia sẻ.
Chung quan điểm này, lãnh đạo Trường ĐH Tây Bắc cũng cho hay, Hội đồng tuyển sinh của nhà trường chưa họp bàn về vấn đề này. Hiện công tác tuyển sinh đã ổn định nên chính sách đặc thù sẽ khó được áp dụng trong năm nay.
Theo lời của chuyên viên tuyển sinh của cơ quan đại diện của Bộ GD-ĐT ở TPHCM thì phần lớn các trường thuộc vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ gặp khó khăn trong tuyển sinh là ngoài công lập. Các trường công gần như là đã tuyển đủ chỉ tiêu nên chắc chắn chính sách đặc thù này sẽ khó áp dụng trong năm nay thậm chí cả những năm kế tiếp.
Video đang HOT
Trong khi các trường công lập thì từ chối chính sách “cởi mở” của Bộ GD-ĐT thì khối ngoài công lập thì tỏ chút lạc quan. Theo PGS.TS Phạm Bá Phong – hiệu trưởng Trường ĐH Yersin (Đà Lạt) thì vào thời điểm này nếu chưa trúng tuyển ĐH thì các em đã lựa chọn đi học các hệ đào tạo khác. Một khi đã nhập học mà lại rút hồ sơ thì thủ tục rất lằng nhằng. Chính vì thế chính sách này có thể khó cải thiện được tình hình tuyển sinh năm nay của trường.
“Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì việc xét tuyển sẽ kéo dài đến cuối tháng 11/2012. Chính vì thế nhà trường vẫn sẽ tiếp tục thông báo xét tuyển bổ sung với mức điểm nhận hồ sơ mới. Mặc dù được làm như vậy nhưng cũng không hi vọng nhiều ở năm nay mà phải đợi năm sau” – PGS.TS Phạm Bá Phong nói.
Với việc được đóng ở địa bàn mà nguồn tuyển đáp ứng được chính sách mới của Bộ GD-ĐT khá lớn nên trường ĐH Cửu Long tỏ vẻ rất lạc quan. Theo ông Nguyễn Cao Đạt – hiệu phó nhà trường thì ngay sau khi được hưởng chính sách đặc thù này, nhà trường đã thông báo rộng rãi trên truyền hình tỉnh để phổ biến đến với các bạn TS trong khu vực và có những tín hiệu tích cực.
“So với việc áp dụng điểm c quy chế 33 trước kia thì chính sách mới này có cao hơn 0,5 điểm. Tuy nhiên với mức điểm của chính sách đặc thù thì còn rất nhiều em đạt được. Có nhiều em đã đi ôn thi khi biết thông tin cũng đã quay về làm thủ tục nhập học. Chắc chắn nhà trường sẽ cải thiện được tình hình, hiện tại trường mới tuyển được khoảng hơn 30% so với chỉ tiêu đề ra” – phó hiệu trưởng ĐH Cửu Long chia sẻ.
Với việc tuyển TS đầu vào có điểm chuẩn liệu có ảnh hưởng đến việc đào tạo?”, trả lời câu hỏi này Phó Hiệu trưởng ĐH Cửu Long phân tích: “Các TS này sẽ không học chính khóa ngay mà phải học bổ sung kiến thức một học kì. Chỉ khi đạt được yêu cầu mới bắt tay vào học chính thức. Do đó chất lượng sẽ được đảm bảo”.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thì việc năm nay các trường thuộc các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có tuyển được đủ chỉ tiêu hay không thì chuyện đó không quan trọng. Vấn đề là ở chỗ số lượng TS đạt được trình độ để có thể đi học được có nhiều hay không. Vấn đề này mới là điều cần phải quan tâm chứ không phải chính sách đưa ra để lấp đầy chỉ tiêu cho các trường.
Trả lời câu hỏi cùng cảnh là các trường ngoài công lập nhưng thuộc 3 vùng khó lại có lợi thế còn vùng khác lại không thì liệu có thiếu sự công bằng, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Những khó khăn của khối ngoài công lập hiện nay đó là một số trường chỉ có độc nhất các ngành thuộc kinh tế quản lý. Đối với các trường đa ngành thì họ vẫn tuyển tốt. Do đó các trường chưa tuyển được phải thay đổi chiến lược phát triển. Còn với chính sách đặc thù đưa ra là nhằm khuyến khích cho các vùng khó. Đây là những vùng chúng ta đang khuyến khích đầu tư và thành lập chứ không như các thành phố lớn có quá nhiều trường. Do đó nếu họ chịu khó về đây để đầu tư, mở trường thì đương nhiên sẽ được hưởng chính sách”.
S.H
Theo dân trí
Cho trúng tuyển ĐH dưới điểm sàn
Theo quy định ưu tiên cho thí sinh khu vực khó khăn, thí sinh chỉ cần 3 điểm/môn là trúng tuyển đại học. Vì thế, những ngày gần đây có hiện tượng thí sinh xin rút hồ sơ nộp vào các trường khu vực ưu tiên nói trên.
Thí sinh làm thủ tục xét tuyển bổ sung đến thời điểm này gần như đã vào nhập học.
Nhập học rồi vẫn rút hồ sơ !
Theo quy định mới của Bộ, các thí sinh tại 3 khu vực (Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ) sẽ trúng tuyển ĐH với điểm khá thấp. Vừa được áp dụng điểm b khoản 1 điều 33 Quy chế tuyển sinh (các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm), vừa được hạ điểm chuẩn xuống 1 điểm so với điểm sàn, nên thí sinh thuộc nhóm ưu tiên 1, khu vực 1, thi khối A và A1 sẽ trúng tuyển ĐH chỉ với... 9 điểm.Đối với số điểm này, nếu học các ngành đặc thù như sức khỏe, sư phạm... sẽ gây lo ngại về chất lượng đội ngũ bác sĩ, giảng viên trong tương lai. Chưa kể, năm nay đột ngột áp dụng quy định này sẽ có thể phát sinh nhiều tình huống rối loạn trong tuyển sinh.
Đơn cử như hiện nay tại TP.HCM, tuy quy định mới được ban hành nhưng một số trường ĐH tại TP.HCM đã có hiện tượng thí sinh xin rút hồ sơ để về nộp tại các trường được ưu tiên tuyển sinh. Thậm chí, nhiều thí sinh đã nhập học cũng năn nỉ xin rút hồ sơ.
Theo luật sư Nguyễn Hữu Quyền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định, ngày 24/10 có đến 7 thí sinh xin rút hồ sơ. Trong đó, có thí sinh đã học được hơn 1 tuần.
Theo đơn trình bày, các thí sinh này đưa ra hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhưng khi hỏi kỹ, những em này cho biết mình rút hồ sơ để về học tại các trường địa phương. "Quy định của Bộ GD-ĐT thiếu nhất quán. Nếu vậy, thà cứ áp dụng điều 33 như trước kia. Hoặc có thay đổi, hãy thay đổi sau khi có điểm sàn. Áp dụng ngay lúc này sẽ gây khó khăn trong việc tuyển sinh của các trường".
Nhiều trường ĐH, CĐ khác cũng đang lo lắng và chuẩn bị phương án ứng phó. Cán bộ phụ trách đào tạo một trường ĐH công lập vừa kết thúc xét tuyển, cho biết hiện tại đa số thí sinh trúng tuyển vào trường đã nộp học phí. Tuy nhiên, trường lo ngại ở bậc CĐ sẽ có một số thí sinh xin rút hồ sơ để nộp về các trường ĐH tại 3 khu vực được ưu tiên. Theo đó, có khả năng trường sẽ không cho phép các thí sinh được rút học phí để hạn chế hiện tượng này.
Ngay cả các trường ĐH thuộc các khu vực được ưu tiên cũng lo rối loạn tuyển sinh. Thạc sĩ Hoàng Xuân Quảng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, cũng lo ngại chuyện thí sinh đã nộp đơn vào trường lại rút hồ sơ để nộp vào các trường ngoài công lập vì áp dụng điểm chuẩn thấp hơn, trong khi trường đã tuyển được khoảng 95% chỉ tiêu.
Sẽ không có mấy tác dụng
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Vui, Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, cho biết trường cũng sẽ không thay đổi điểm chuẩn các ngành, các bậc ĐH vì sẽ gây xáo trộn trong việc tuyển sinh vốn đã ổn định của trường. Tiến sĩ Dương Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang), cũng cho biết sẽ không áp dụng quy định này vì tuyển sinh đã ổn định.
Theo PGS-TS Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Yersin (Đà Lạt), việc đưa ra quy định này là quá muộn màng. "Đây là chính sách "chữa cháy" của Bộ mà thôi. Thời điểm này ra quy định ưu tiên cũng sẽ không giúp được gì nhiều cho trường cả", ông Phong nói.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tấn Vui, Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, quy định áp dụng thời điểm này cũng sẽ không tuyển được SV vì đã hết nguồn tuyển. Trong trường mà áp dụng thì cũng sẽ gây xáo trộn không cần thiết. Nhiều lãnh đạo các trường ĐH, CĐ cùng nhận định, quy định mới chủ yếu để cứu các trường ngoài công lập ở tỉnh đã "cạn" nguồn tuyển do rào cản điểm sàn.
Theo Thanh Niên
Hạ điểm chuẩn ĐH để cứu trường tư? Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách ưu tiên tuyển sinh vừa được Bộ GD-ĐT công bố ("Thí sinh ba khu vực khó khăn được hưởng ưu tiên") trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế. Theo các chuyên gia, giải pháp tình thế này để "chữa cháy" và cứu nguy cho phần lớn các trường ĐH, CĐ ngoài công lập...