Cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh: Cần thiết nhưng chưa thể triển khai đồng bộ?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Thông tư ban hành chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
Theo đó, chương trình được xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 – 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu. Thực tế là nhu cầu làm quen với tiếng Anh từ sớm với trẻ rất cần thiết, nhưng dự thảo này cơ bản khó triển khai đại trà ngay?
Cần cơ sở pháp lý
Chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh được xây dựng với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu làm quen tiếng Anh của trẻ từ 3 – 6 tuổi trong những cơ sở giáo dục mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu. Chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh, bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ làm phong phú thêm kinh nghiệm ngôn ngữ của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc các nền văn hóa khác.
Chương trình mang tính chất khung, nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhằm định hướng cho việc phát triển tài liệu, học liệu và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh. Trẻ sẽ bước đầu hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ, góp phần phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.
Phương pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm quen với Tiếng Anh nhấn mạnh vào việc hình thành năng lực giao tiếp với nhóm các phương pháp chủ đạo gồm: thực hành trải nghiệm, dùng lời nói, trực quan minh họa, giáo dục bằng tình cảm, nêu gương, khích lệ, khuyến khích phản hồi của trẻ bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết, đề án về đổi mới toàn diện căn bản giáo dục đã đặt ra yêu cầu cho trẻ mầm non tiếp cận với ngoại ngữ, công nghệ thông tin.
Việc cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh chính thức được thí điểm từ năm 2014, tuy nhiên, việc này với chỉ được triển khai dựa trên một công văn, chưa đủ hành lang pháp lý. Bộ GD&ĐT chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện cụ thể; chưa có chương trình khung cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh cũng như quy định về thẩm định tài liệu, giáo trình khiến nhiều địa phương lúng túng trong triển khai do năng lực đội ngũ giáo viên còn hạn chế.
Video đang HOT
Chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh chỉ thực hiện trong các cơ sở mầm non có đủ điều kiện thực hiện và phụ huynh có nhu cầu. Ảnh: P.T
Giáo viên vẫn là một bài toán khó?
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết: tinh thần của dự thảo quy định này là không áp đặt, không phải tất cả đều phải triển khai, mà chỉ áp dụng cho những cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng được yêu cầu thực hiện.
Hiện nay, mỗi địa phương cũng đang triển khai theo các cách làm khác nhau. Nhà trường liên kết với các trung tâm tiếng Anh, mượn giáo viên tiếng Anh theo số tiết, số giờ, theo giáo trình cũng mỗi nơi một kiểu. Ví dụ tại TP.HCM, Sở GD&ĐT thẩm định và cho phép sử dụng 4 tài liệu để giảng dạy. Tại Hà Nội, số đơn vị được Sở GD&ĐT phê duyệt tài liệu gồm 14 trung tâm và 10 hệ thống trường mầm non tư thục.
Đội ngũ giáo viên để có thể triển khai chương trình này chắc chắn còn hạn chế. Về trình độ giáo viên triển khai chương trình, dự thảo quy định, giáo viên Việt Nam phải có bằng CĐ trở lên (ngành sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh), đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Hoặc có bằng CĐ ngành giáo dục mầm non trở lên, có chứng chỉ năng lực tiếng Anh trình độ bậc 4 trở lên. Với giáo viên nước ngoài, ngoài yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cần đáp ứng các yêu cầu hiện hành quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Trong khi đó, giáo viên mầm non nói chung ở thời điểm này vẫn đang thiếu. Theo báo cáo của Vụ Giáo dục mầm non, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, tỷ lệ giáo viên/lớp thấp ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế). Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực nặng nề hơn đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Như vậy, riêng giáo viên để triển khai làm quen với tiếng Anh là khó khăn.
Tuy nhiên, dự thảo ở thời điểm này vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá là cần thiết, để tạo ra khung hành lang pháp lý cũng như xây dựng được chương trình cụ thể cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh, từ đó, các địa phương có căn cứ để thực hiện phù hợp. Ban xây dựng dự thảo cũng cần tập hợp những ý kiến đóng góp để thực sự đưa ra các quy định có hiệu quả trong quá trình triển khai.
Dạy trẻ làm quen tiếng Anh từ 3 tuổi: Trường công khó hơn nhiều lần trường tư?
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
Theo dự thảo, chương trình giúp trẻ được trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh; hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh; chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.
Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục "chơi mà học, học bằng chơi", được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa. Chương trình chỉ thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định và sự tự nguyện của gia đình trẻ...
Ngay sau khi dự thảo được công bố đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đa số đều lo lắng việc dạy tiếng Anh cho trẻ từ 3 tuổi liệu có thể thực hiện được không? Điều này có gây cản trở các năng lực khác của trẻ? Khi áp dụng đại trà cần lưu ý điều gì?
Nhiều ý kiến băn khoăn về việc dạy trẻ làm quen tiếng Anh từ 3 tuổi.
Liên quan đến vấn đề này, chị Trần Ái Minh (Hà Nội) có con đang học trường mầm non cho rằng: "Đưa tiếng Anh vào dạy ở bậc mầm non cần hết sức thận trọng vì thực tế nhiều đứa trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ, 3 tuổi nhưng chưa nói rõ được tiếng mẹ đẻ chứ nói gì đến tiếng Anh.
Nếu áp dụng đồng loạt mà không có nghiên cứu rõ ràng tôi lo sẽ hạn chế đi những năng lực khác của trẻ. Rõ ràng, nếu tiếng mẹ đẻ các em nói chưa tốt mà bắt các em học tiếng Anh thì rất áp lực.
Theo tôi, tiếng Anh chỉ nên dừng lại ở mức độ cho các cháu nhận biết, làm quen như hiện nay một số trường tư thục đang làm thôi chứ không nên đặt ra mục tiêu học hành quá nặng".
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lo lắng việc đưa tiếng Anh vào trường mầm non sẽ lại nở rộ việc các trường liên kết với trung tâm ngoại ngữ, thêm gánh nặng học phí cho phụ huynh. "Tôi lo nhất là học tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi trên danh nghĩa tự nguyện nhưng mỗi nơi thu mỗi kiểu do liên kết với các trung tâm khác nhau. Rồi giáo viên ở trung tâm thì ta khó kiểm soát được trình độ cũng như kỹ năng sư phạm.
Có thể giáo viên ở trung tâm rất giỏi ngoại ngữ nhưng lại không có kỹ năng sư phạm, họ cũng không có quá nhiều trách nhiệm ràng buộc với học sinh...", anh Hùng Minh - phụ huynh có con đang học mầm non tại Hà Nội chia sẻ.
Còn theo bà Trần Thị Hương - Người sáng lập thương hiệu mầm non Ecokids (Hà Nội) thì việc triển khai dạy tiếng Anh ở cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với hệ thống trường tư.
"Ở trường tư, chúng tôi có giáo viên tiếng Anh chuyên dạy cho lứa tuổi đặc thù và việc tuyển chọn giáo viên cũng rất khắc nghiệt để có những giáo viên thực sự có trình độ. Theo tôi biết hiện nay ở đa số các trường công không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh", bà Hương cho hay.
Theo bà Hương, ngay cả dạy tiếng Anh cho trẻ theo hình thức dạy tích hợp nhưng cũng cần những giáo viên có trình độ thực sự.
"Hiện nay đa số giáo viên mầm non biên chế chuyên trách đứng lớp trong các trường công lập trình độ tiếng Anh chỉ ở mức "a,b,c" chứ tôi không muốn nói là gần như không có trình độ để giảng dạy được cho học sinh.
Nếu nói khi dự thảo ban hành chính thức ta sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên mầm non để dạy được tiếng Anh, theo tôi việc này là không thể. Bởi lẽ, để dạy được tiếng Anh cần một quá trình học tập và rèn luyện dài chứ không phải tập huấn vài buổi hay vài cuốn giáo trình là có thể dạy được", bà Hương trăn trở.
Chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ triển khai thế nào? Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư Ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo. Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ trải nghiệm, hứng thú với tiếng Anh, hướng tới hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng...