Cho trẻ dùng lẫn kem đánh răng của người lớn: Chuyên gia khuyến cáo gì?
Nhiều gia đình rất “xuề xòa” khi cho trẻ dùng lẫn kem đánh răng của người lớn, đồng thời chọn bàn chải cho trẻ không phù hợp mà không biết rằng điều này có thể gây hại cho trẻ.
Tại buổi hội thảo về xu hướng chăm sóc răng miệng chuyên biệt mới diễn ra tại Hà Nội, BS Lương Thị Nghĩa Vân, Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc răng miệng ở trẻ em và người lớn.
Theo BS Lương Thị Nghĩa Vân để trẻ có một hàm răng chắc khoẻ không phải để đến khi trẻ mọc răng thì cha mẹ mới bắt đầu tâm mà việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi mang thai. Theo đó, người mẹ khi mang thai phải ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung thêm canxi để sau này khi trẻ mọc răng thì sẽ có những chiếc răng khoẻ mạnh (mẹ đảm bảo dinh dưỡng, đủ canxi giúp phát triển xương răng của trẻ sau này).
Tuy nhiên cũng có một thực trạng mà BS Nghĩa Vân bày tỏ là trong quá trình khám bệnh răng miệng cho trẻ, khi trỏ chuyện với người nhà của trẻ, chị phát hiện nhiều gia đình rất “xuề xòa” khi cho trẻ dùng lẫn kem đánh răng của người lớn, đông thời chọn bàn chải cho trẻ không phù hợp mà không biết rằng điều này có thể gây hại cho trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ phải chú ý trong lựa chọn kem đánh răng phù hợp cho trẻ
Theo BS Vân, răng trẻ em là răng còn có thay đổi- tức là trẻ còn quá trình thay răng; trong khi răng người lớn là răng vĩnh viễn do đó chúng ta không thể dùng chung 1 loại kem đánh răng cho cả trẻ em và người lớn.
“Ở mỗi độ tuổi, cấu tạo răng và men răng có sự khác biệt. Ví dụ trẻ dưới 1 tuổi cấu tạo răng và men răng khác với trẻ có răng sữa, khác với trẻ đã thay răng và người lớn có răng vĩnh viễn, vì thế, không thể dùng kem đánh răng của người lớn cho trẻ em. Vì không phù hợp về thành phần như chất bào mòn (làm trắng răng), chất flour chống sâu răng…”- BS Nghĩa Vân nói
Cùng quan điểm này, dược sĩ Lê thị Minh Chính, giảng viên trường ĐH Đại Nam lưu ý các bậc cha mẹ phải chú ý trong lựa chọn kem đánh răng phù hợp cho trẻ. Bởi thành phần trong kem đánh răng, từ chất bào mòn, tạo bọt, chất làm đông đặc, chất phòng ngừa sâu răng, chất tạo mùi… cho từng độ tuổi lại khác nhau.
Kem đánh răng dùng hàng ngày 2-3 lần, không khác gì cơm ăn uống, việc sử dụng kem đánh răng phải phù hợp theo độ tuổi để chăm sóc tốt nhất răng miệng và giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu trẻ không may nuốt phải kem đánh răng.
“Trong kem đánh răng với chất flour chống sâu răng, chống quá trình phá hủy men răng của vi khuẩn, thức ăn nếu nuốt vào sẽ không tốt, phải kiểm soát chặt ở trẻ em”- Dược sĩ Chính nói
Video đang HOT
Cũng trong chương trình, BS Nghĩa Vân cũng lưu ý thêm khi hướng dẫn trẻ đánh răng phải hướng dẫn trẻ không nuốt kem đánh răng. Khi lấy kem đánh răng cho trẻ chỉ lấy hàm lượng thấp, bằng hạt gạo để nếu không may trẻ nuốt vào sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đánh răng như một trò chơi để trẻ thấy thú vị, hấp dẫn với “trò chơi” đánh răng mỗi ngày. Nhất là ở trẻ em, răng sữa rất dễ sâu, cần chú ý chăm sóc để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, gây lệch lạc răng sau này.
Ngoài ra, khi chăm sóc răng miệng ở trẻ em và cả người lớn, có thể sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ sau đánh răng sẽ hỗ trợ làm sạch vùng miệng, khử mùi hôi, loại bỏ những mảng bám còn sót lại sau đánh răng. Tuy nhiên, với việc dùng nước súc miệng của trẻ em, BS Nghĩa Vân cũng lưu ý các bậc cha mẹ cần lựa chọn loại súc miệng dành riêng cho trẻ, tránh tình trạng cả nhà dùng chung 1 loại nước súc miệng.
Có một thực trạng là hầu như các gia đình không có thói quen cho con đi khám răng định kỳ, và chỉ cho bé đến nha sĩ khi có vấn đề như sâu răng, hay cần phải nhổ răng cho bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để giữ cho con có một hàm răng khỏe đẹp, mẹ nên cho bé đi nha sĩ ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, và khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bé được chăm sóc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.
Đánh răng sau bữa ăn và 6 sai lầm phổ biến
Không phải cứ đánh răng nhiều là tốt, đánh sai thời điểm sẽ khiến răng miệng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Ảnh: Grape
Đánh răng là thói quen tốt phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, mọi người cần phải tránh những sai lầm phổ biến sau đây:
Đánh răng ngay sau bữa ăn có phải là thói quen tốt?
Một số người có thói quen đánh răng ngay sau bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào họ ăn cái gì đó. Thực tế thì điều này không có lợi cho răng. Một lượng lớn thực phẩm có tính axit bám vào răng, làm mềm lớp men trên bề mặt răng, thậm chí là phản ứng với các phân tử canxi và phốt pho khiến răng trở nên yếu. Vì thế, đánh răng vào lúc này sẽ làm hỏng men răng ngay.
Nha sĩ khuyên sau bữa ăn nên súc miệng bằng nước hoặc uống một ly sữa nhỏ. Sữa tương tự như nước súc miệng, có thể làm sạch miệng, trung hòa axit, thúc đẩy quá trình phục hồi men răng diễn ra nhanh.
Nếu bạn vẫn muốn đánh răng sau bữa ăn, bạn cần đợi 30 phút. Lúc này, lớp bảo vệ của răng đã được phục hồi và việc đánh răng sẽ không làm hỏng men răng.
Những lỗi thường gặp khi đánh răng
1. Đánh răng theo chiều ngang
Đánh răng theo chiều ngang rất khó để lấy hết các mảng bám trên răng. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cho men răng bị mòn, chân răng dễ lung lay và trở nên nhạy cảm. Nhiều người bị đau răng vào mùa đông cũng là do chân răng bị mòn.
Lời khuyên: Đánh răng theo chiều dọc để bảo vệ răng tối đa.
2. Đánh răng bằng nước lạnh
Việc súc miệng bằng nước lạnh có thể khiến ngà răng bị nhạy cảm, không có lợi cho các hoạt chất trong kem đánh răng. Thành phần chính trong kem đánh răng là các chất ma sát và florua. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tối ưu mà các thành phần hoạt động này hoạt động là khoảng 37 độ C.
Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng nước ấm gần với nhiệt độ cơ thể khi đánh răng.
Ảnh: Epark
3. Thời gian đánh răng quá ngắn
Nhiều người nghĩ rằng mục đích của việc đánh răng là loại bỏ vụn thức ăn. Nhưng trên thực tế, mục đích của việc đánh răng là loại bỏ mảng bám. Lớp mảng bám này bám trên bề mặt răng và nướu, chứa nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều người đánh răng rất nhanh, chưa tới 1 phút đã xong.
Không cần thiết phải đánh răng sau mỗi bữa ăn, vì phải mất hơn 12 giờ mảng bám mới bám vào răng. Một số người bảo vệ răng bằng cách đánh răng thường xuyên. Trên thực tế, điều đó là không cần thiết, đánh răng quá nhiều sẽ làm mòn men răng.
Lời khuyên: Đánh răng khoảng 2 phút.
4. Đánh răng quá mạnh
Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và răng. Dùng lực quá mạnh khi đánh răng không phải là cách để làm sạch răng. Nếu đánh răng không đúng cách, việc sử dụng lực chỉ khiến răng bị tổn thương hơn.
Lời khuyên: Đánh răng vừa phải, tránh chà xát quá mạnh.
5. Đánh răng trước khi ăn sáng
Nhiều người có thói quen đánh răng sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Do đó, các thành phần bảo vệ răng không có "cơ hội" ở lại trong răng và bị trôi vào trong dạ dày cùng với thức ăn sáng.
Lời khuyên: Đánh răng sau bữa ăn từ 20 - 30 phút. Sau khi ngủ dậy súc miệng bằng nước ấm và ăn sáng, sau đó 20 phút mới đánh răng.
6. Bàn chải đánh răng quá lớn
Bàn chải đánh răng quá lớn thì không thể linh hoạt trong việc làm sạch khoang miệng, bàn chải nhỏ quá thì việc làm sạch tốn thời gian hơn. Do vậy, việc chọn bàn chải có kích thước phù hợp là rất quan trọng, kích thước đầu bàn chải có chiều rộng bằng 2,5 - 3 cái răng là hợp lý nhất.
Lời khuyên: Chọn mua bàn chải thích hợp và thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
Không phải bồn cầu, đây mới là thứ bẩn nhất trong phòng tắm Vì phòng tắm là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà nên cần phải dọn dẹp liên tục. Rèm phòng tắm chứa nhiều vi khuẩn nhất - ẢNH: SHUTTERSTOCK Tuy nhiên, dù bạn có dọn dẹp phòng tắm đến đâu thì vẫn có cảm giác rằng nó không được sạch sẽ như mong muốn. Ai cũng nghĩ rằng, bồn vệ sinh là...