Cho trẻ ăn rau đúng cách giai đoạn ăn dặm
Bổ sung rau, củ quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được.
Những loại rau tốt cho trẻ ăn dặm
Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, Bổ sung rau, củ quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được. Nên cho bé ăn tất cả các loại rau, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm và rau củ có màu vàng sẵn có trong vườn nhà, đảm bảo vệ sinh và an toàn. Rau màu xanh đậm giàu sắt, rau củ màu vàng giàu vitamin A giúp trẻ sáng mắt và khỏe mạnh.
Thay đổi các loại rau thường xuyên, đa dạng các loại rau để thay đổi khẩu vị cho trẻ, kết hợp thêm củ quả màu vàng, đỏ (cà chua, bí ngô, cà rốt) để tạo màu sắc hấp dẫn (tô màu bát bột) sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn.
Lưu ý: khi bé mới tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây. Khi bé được 9 – 10 tháng thì bắt đầu cho ăn các loại rau này nhưng hạn chế chỉ ăn 1- 2 lần/tuần.
Cách chế biến: Rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát. Khi nấu chín rau nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.
Video đang HOT
Trong rau xanh có chứa một số loại vitamin tan trong dầu (như vitamin A ; D ; E ; K…), vì vậy, cho dầu ăn vào bát bột của bé, sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều vitamin hơn.
Không nên nấu rau quá nhừ, nên sử dụng nồi inox hoặc nồi nhôm để chế biến rau củ cho trẻ, không nên dùng nồi đồng vì trong rau xanh có chứa 1 lượng axit nhất định có thể phản ứng với kim loại đồng gây độc.Với bí ngô, cà rốt: có thể luộc chín kĩ và nghiền ra, cho bé ăn cả cái lẫn nước hoặc có thể hấp cách thủy
Loại rau củ giàu dưỡng chất
Rất nhiều loại rau trồng quanh vườn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ và bà mẹ. Nhiều loại giàu cả sắt và canxi như rau chùm ngây. Do đó việc cho trẻ ăn đa dạng các loại rau quanh vườn giúp trẻ có đủ chất dinh dưỡng để khỏe mạnh.
Rau/củ/quả giàu vitamin A: bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, khoai lang vàng, chuối, mít.
Rau/củ/quả giàu sắt và canxi điển hình gồm: Rau giàu sắt gồm rau dền trắng, dền đỏ, mộc nhĩ, rau muống, rau ngót, chùm ngây. Loại rau giàu canxi gồm đậu tương, lá lốt, thì là, mùng tơi, rau đay, dền cơm…
Rau nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều vitamin như A, C, D, E… và các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong rau cao giúp loại bỏ các chất dư thừa ra ngoài cơ thể. Không những thế, rau còn cung cấp cho bé một lượng nước trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Vậy với trường hợp trẻ không ăn rau có tác hại gì?
Tác hại đầu tiên phải kể đến đó chính là thiếu hàm lượng vitamin cung cấp hàng ngày cho trẻ. Khi đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ đồng thời có thể gây nên các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng,… Ngoài ra, còn gây cho trẻ bị táo bón do cung cấp ít chất xơ, khiến cho bộ máy tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời làm giảm kích thích nhu động ruột cũng như thúc đẩy tăng trưởng vi khuẩn có hại…
Để giúp bé nhanh chóng làm quen với các loại thức ăn có kết cấu và mùi vị khác nhau, bạn hãy thử chuyển sang thức ăn nghiền và thức ăn dạng viên nén (từ một loại nguyên liệu hoặc hỗn hợp) ngay khi trẻ sẵn sàng. Điều này giúp trẻ học cách nhai, di chuyển thức ăn rắn quanh miệng và nuốt thức ăn rắn. Ngoài ra, bạn có thể đưa cho trẻ một cái thìa để trẻ thử tự xúc ăn. Trẻ có thể sẽ mất nhiều thời gian để làm quen với các loại thực phẩm dạng cục vụn nhỏ, nhưng đó là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học. Chỉ cần tiếp tục cung cấp cho trẻ các thực phẩm có kết cấu dạng này từ khoảng 6 đến 7 tháng, và luôn ở bên trẻ để hướng dẫn trẻ nuốt một cách an toàn. Thức ăn cầm tay cũng giúp trẻ làm quen với các dạng thực phẩm có kết cấu khác nhau, trẻ thích gắp từng miếng thức ăn lên và tự ăn, điều này cũng tốt cho việc phát triển sự phối hợp giữa tay và mắt.
Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Hàng nghìn trẻ em ở Sơn La sẽ được bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2022
Vitamin A là một trong những vi chất quan trọng của cơ thể. Bổ sung vitamin A góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề cho trẻ... Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc tổ chức cho trẻ uống bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2022.
Theo Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ăn ít rau quả, thiếu vận động thể lực làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm...
Bổ sung vitamin A phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ...
Để cải thiện tình trạng này, từ nhiều năm nay, mỗi năm Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế) phát động 2 đợt bổ sung vitamin A cho trẻ (ngày 1 - 2/6 và ngày 1 - 2/12). Nhờ đó, nhiều năm qua, hàng triệu trẻ dưới 5 tuổi (ở 22 địa phương đặc biệt khó khăn) được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A, các bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung đủ liều vitamin A. Hoạt động bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Ngày 23/11, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã phối hợp với Sở Y tế Sơn La, Trung tâm y tế huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ dưới 60 tháng tuổi tại huyện Yên Châu với thông điệp : " Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống".
Hiện tại, tỷ lệ suy dinh dưỡng tại Sơn La vẫn còn khá cao. Sơn La cũng là 1 trong 22 địa phương đặc biệt khó khăn mà đối tượng trẻ sinh sống tại các địa bàn này cần được bổ sung vitamin A từ 6- 60 tháng tuổi (41 tỉnh còn lại, trẻ chỉ cần bổ sung vitamin A từ 6-36 tháng tuổi). Việc lựa chọn Sơn La để phát động chiến dịch bổ sung vitamin A đợt này nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của các vi chất đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, từ đó cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ.
Bổ sung vitamin A, làm sao an toàn cho bé?
BS. Lường Văn Quyết (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Châu), cho biết, tại huyện Yên Châu, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là trên 16% và thấp còi là gần 22%. Để hưởng ứng chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 này, đến nay, rất nhiều hoạt động được triển khai như: Truyền thông để nâng cao kiến thức và thực hành cho người dân về phòng chống thiếu vitamin A nói chung và thiếu các vi chất dinh dưỡng nói riêng trên phát thanh-truyền hình, báo, loa truyền thanh xã/phường, tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn, phát tờ rơi, đặc biệt là sự kết hợp với những buổi giao ban y tế xã, thôn bản...
"Chiến dịch Bổ sung vitamin A và tẩy giun đợt 2 cho trẻ tại huyện Yên Châu sẽ được tổ chức vào 2 ngày 01-02/12/2022 sắp tới. Trong đợt bổ sung này, Trung tâm cũng đã nhận được hơn 8000 liều vitamin A về huyện để đảm bảo các đối tượng được uống vitamin A đầy đủ. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích nâng cao vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em trong toàn huyện".
5 loại đồ uống tốt nhất cho người cao huyết áp Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, rất có thể bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đã vạch ra một kế hoạch ăn kiêng để giữ cho con số của bạn ở mức khỏe mạnh. Nhưng khi bạn đang nạp nhiều thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu,...