‘Chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp học, nên cũng đành’
Clip ghi lại cảnh người đàn ông chở hai học sinh vừa đi vừa xúc cơm ăn vội trên đường phản ánh thực trạng “ăn – học” của rất nhiều học sinh hiện nay.
Cứ thứ hai, tư, sáu hàng tuần, khi từ cơ quan về qua trường đón con, trong túi chị Hoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn luôn chuẩn bị sẵn hoặc gói xôi, hoặc một chiếc bánh mì hay bánh bao… theo đề nghị từ buổi sáng của cậu con trai học lớp 9.
“6h chiều những ngày này, cháu có lịch học thêm Toán và Ngoại ngữ tại trung tâm. Còn những ngày trong tuần, tôi từ chỗ làm đến đón cháu ở trường rồi đưa tới chỗ học thêm luôn. Hôm nào có thể từ cơ quan về sớm, tôi cho cháu ăn bát bún, phở ở gần chỗ học rồi mới vào lớp. Nhưng chuyện được ăn bún, ăn phở cũng hiếm hoi lắm.
Đường phố giờ tan tầm đông nghịt, vừa bụi vừa khói xe, nhưng con cứ phải lôi đồ ra ăn ngay trên đường. Biết rằng mất vệ sinh, nhưng chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành”, chị Hoa than thở.
Không cơm thì xôi với bánh mì
Thả con ở chỗ học xong, chị Hoa lại vội về nhà cơm nước. Vợ chồng chị và cô con gái ăn xong, chồng chị lĩnh nhiệm vụ đi đón con trai về.
“Chỉ có hai ngày cuối tuần, trước khi đi học thêm cháu được ăn uống tử tế ở nhà, rồi cả nhà mới có mấy bữa cơm chung với nhau. Cảnh các con ngáp ngắn ngáp dài trên xe bố mẹ chở, tay cầm đồ ăn, thì cứ đến trước cổng các trường tiểu học vào buổi sáng mà xem, có đầy ra đấy”, chị Mai Trang (Ba Đình, Hà Nội) vừa cười vừa kể.
Hai con chị không là ngoại lệ, một đứa lớp 5, một lớp 2, sáng nào cũng lăm lăm trong tay không bánh mì thì xôi, tới tận cổng trường còn chưa ăn xong.
“Buổi tối đi học về còn phải làm bài tập về nhà, rồi ăn uống, cho con chơi, xem tivi một lát, nên các cháu không thể ngủ sớm được để mà dậy sớm. Nhất là mùa đông, nhìn chúng nó ngủ say không muốn đánh thức quá sớm, nên thành ra thói quen mang đồ ăn theo đi đường”, chị Trang giải thích.
Chuyện “cơm hàng cháo chợ” ở các bữa ăn phụ, thậm chí là cả bữa tối, là việc thường xuyên của những cô cậu học sinh cuối cấp, đặc biệt là lớp 12.
Video đang HOT
Ăn vội cơm hộp trên đường. Ảnh cắt từ clip.
Nguyễn Ngọc Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết lịch hàng ngày của em là: “Sáng học ở trường tới 11h30, trưa về nhà ăn cơm. Tới 1h chiều tiếp tục đi học thêm tới 4h30, rồi tranh thủ về ăn cơm nguội của buổi trưa hoặc đồ ăn gì đó mà mẹ mua cho, rồi lại đi học thêm tới tận 9h tối mới về”.
Hà kể có hôm bạn bè rủ mà xin được mẹ, thì em và các bạn lại kéo nhau đi ăn quà vặt như cháo sườn, bún, miến, phở… trước khi vào lớp học thêm lúc 6h. Không ăn bữa chiều này thì bọn em chẳng có sức mà học. Năm nay thi đại học rồi nên chúng em phải cố gắng.
Nguyễn Khánh Ngân – học sinh lớp 12, một trường THPT ở Quận 1 (TP.HCM) – cho biết vì lịch học của em dày đặc nên việc không có một bữa cơm đầy đủ, đúng nghĩa gia đình là chuyện bình thường.
Kể lại “lịch trình” hàng ngày của mình, Ngân cho biết buổi sáng đã được mẹ chở đi học và mua đồ ăn sáng dọc đường. Trường học hai buổi và nội trú nên buổi trưa em ăn cơm ở trường. Kết thúc giờ học buổi học chiều thì phải tới lớp học thêm vào lúc 6 giờ tối nên em không có thời gian ăn tối.
“Để kịp giờ học, hôm nào ra khỏi cổng trường em cũng ăn tạm bánh mỳ, bánh tráng trộn hay bánh bao. Cũng có hôm mẹ em đi đón thì mua sẵn đồ ăn cho em nên mẹ chở còn em ngồi sau xe vừa đi vừa ăn cho kịp giờ”, Ngân cho biết.
Nếu muốn ăn cơm ở nhà, thường em sẽ ăn vào lúc 8 giờ tối, có hôm là 9 giờ, sau khi đi học thêm về. Nhưng khi em đi học về thì mọi người ở nhà đã ăn cơm trước, nên cũng chỉ một mình em ăn sau.
Khánh Ngân thủ thỉ: “Em cũng chỉ mong được ăn cơm cùng ba mẹ, nhưng lịch học như vậy thì phải chấp nhận, khi nào hoàn thành việc học hành thi cử, mới có những bữa cơm sum họp”.
Phụ huynh tạo áp lực?
Hiệu trưởng một trường ở quận 1 (TP.HCM) cho biết xảy ra tình cảnh học sinh vừa ăn vừa đi là do học sinh chịu áp lực từ phụ huynh mà phải đi học thêm.
Theo vị hiệu trưởng này, việc học sinh vừa đi vừa ăn có hai lý do. Lý do đầu tiên là do phụ huynh bận công việc, không thể lo cho các em bữa ăn hằng ngày nên để cho các em tự lo liệu cho bữa ăn của mình theo cách của các em, như ăn cơm hộp. Về vấn đề này, ngoài công việc, phụ huynh cần quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và an toàn của con.
Lý do thứ hai, theo cô là phụ huynh muốn con đi học thêm ngoài chương trình chính khóa, vì vậy sau giờ học ở trường học sinh phải tới các lớp học thêm khác.
Nhưng phụ huynh cần lưu ý, muốn con học tốt đầu tiên phải có sức khỏe. Nếu các cháu không có sức khỏe sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Hãy đặt câu hỏi việc học thêm ấy có tốt không nếu tinh thần, trí tuệ các cháu không minh được minh mẫn, không có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng?.
“Hiện nay, Bộ GD&ĐT và các sở GD&ĐT đã có quy định học sinh học chưa tốt trường phải có các lớp dạy phụ đạo cho các em. Phụ huynh nên hợp tác để việc học được tốt hơn”, nữ hiệu trưởng đề nghị.
Tuy nhiên, anh Hoàng Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) không tán thành nhận định này.
“Con chúng tôi, chúng tôi xót chứ. Có phải tự dưng mà chúng tôi muốn con mình ăn uống vớ vẩn ngoài đường như vậy đâu. Không đi học thêm, thử hỏi với chương trình hiện nay, cách dạy ở trường như hiện nay, các cháu có theo kịp không, có vào được một trường cấp 3 hay trường đại học tử tế nào không?”, anh bày tỏ.
Theo Ngân Anh – Lê Huyền / Vietnamnet
Phụ huynh giận dữ vì con bị trường nói 'mặc đồ như đi hộp đêm'
Sau khi Reese Franyo đến trường với chiếc áo phông và váy denim, mẹ em nhận được cuộc gọi từ trường thông báo về trang phục không phù hợp của con gái.
Cô bé lớp 6 ở Nam Carolina (Mỹ) đã bị giáo viên chặn lại trên đường vào lớp và đưa đến văn phòng hiệu trưởng bởi cho rằng trông em giống như đang mặc trang phục đến hộp đêm.
Cô Suzie Webster, mẹ của Reese, đã lập tức đến trường và cùng hiệu trưởng trường trung học Moultrie xem xét chiếc váy của em. Mặc dù kết luận chiếc váy của Reese không hề vi phạm quy định về trang phục, cô Suzie vẫn phải có một cuộc nói chuyện khó chịu với thầy hiệu trưởng Ryan Cumback.
Cô Suzie cho biết thất vọng không phải vì quy định trang phục mà là cách hiệu trưởng và giáo viên xử lý tình huống. "Ông Cumback đã quan trọng hóa vấn đề. Ông nói rằng lo lắng cho học sinh nữ vì biết con trai ở độ tuổi này như thế nào và khi con gái mặc như vậy, con trai có thể có những suy nghĩ không phù hợp", cô Suzie nói với tờ Huffington Post.
Cô Suzie đã chia sẻ bức ảnh trang phục con gái mặc và trải nghiệm rắc rối của họ lên Facebook. "Tôi hiểu cần có một quy tắc nhưng không nên nhấn mạnh vào việc dạy con trai chúng ta trở thành quý ông và con gái có thể để lộ bao nhiêu da thịt ra ngoài. Thực sự rất khó khăn để nuôi nấng con gái có lòng tự trọng và hình ảnh bản thân tốt mà không phải lo lắng việc chúng bị làm xấu hổ bởi các giáo viên và nhà quản lý", cô viết.
Chiếc váy ngắn của Reese. Ảnh: Popsugar
Theo Popsugar ngày 28/9, mẹ của Reese cho biết thường để con tự chiến đấu trong cuộc chiến của mình, nhưng nhận thấy có 4 vấn đề lớn trong tình huống này.
Thứ nhất, cô phát hiện Reese bị gọi lại ở ngoài hành lang xung quanh có nhiều đứa trẻ khác và bị yêu cầu đến văn phòng hiệu trưởng vì chiếc váy quá ngắn, cần phải thay. Giáo viên còn nói trông cháu nhìn như đi hộp đêm. "Tôi không biết có quá nhiều phụ nữ mặc chiếc áo phông đóng thùng và chiếc váy denim chữ A đi hộp đêm. Tôi đã nói với thầy hiệu trưởng việc làm nhục con gái tôi trước mặt học sinh khác là không đúng. Nếu có sự bận tâm về trang phục của con bé, cần có cách giải quyết lịch sự hơn là một sự xấu hổ trước đám đông", cô viết.
Thứ hai, thầy hiệu trưởng đã yêu cầu Reese đến văn phòng và côReese cũng ở đó. Thầy lấy chiếc thước kẻ và bảo phụ huynh đo xem con bé có thực hiện đúng quy định trang phục là ngắn không quá 5 inch trên đầu gối. Con bé không vi phạm và ông ấy đã bảo Reese có thể tiếp tục mặc váy. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, con bé đã rất bối rối đến mức tự đề nghị đi thay quần và nói rằng sẽ không mặc chiếc váy đó nữa.
Thứ ba, Reese đã xin lỗi nhiều lần và cảm thấy như làm điều xấu khi mặc chiếc váy mẹ mua. "Điều này như giết chết tôi. Chúng tôi đã dành nhiều tuần để tìm kiếm những chiếc quần soóc và váy đủ dài để không vi phạm quy định. Váy con bé mặc có chiều dài đúng bằng váy đồng phục tôi mua ở Old Navy. Tuy nhiên, điều bất ngờ là con bé cảm thấy điều đó vô giá trị vì theo giáo viên và nhà quản lý con bé trông giống như đi hộp đêm", người mẹ viết.
Và cuối cùng, theo cô Suzie "mới là điều thực sự giết chết tôi", đó là trong khi Reese đi thay đồ, thầy hiệu trưởng Cumback bắt đầu giải thích việc giám sát chặt chẽ trang phục của học sinh nữ là cần thiết vì con trai ở tuổi này dễ bị phân tâm bởi bạn nữ và bề ngoài của chúng. Vì vậy, để kiểm soát, học sinh nữ cần đảm bảo mặc những chiếc váy đủ dài.
"Đây chính xác là vấn đề với xã hội ngày nay. Con gái tôi đã bị làm xấu hổ trước mặt các bạn cùng trường và cảm thấy giống như một đứa con gái hư vì những chàng trai không thể kiểm soát được suy nghĩ đen tối của mình", cô viết.
Theo VNE
Phụ huynh sốc vì tin nhắn 'con học ngu như bò' Tất cả phụ huynh trường THCS Ba Đình (Hà Nội) đã nhận được tin nhắn "con ông bà học ngu như bò" từ đầu số sổ liên lạc điện tử. 16h22 ngày 25/9, phụ huynh có con theo học trường THCS Ba Đình (Hà Nội) nhận được tin nhắn từ đầu số sổ liên lạc điện tử nhà trường: "THCS Ba Đình: Con...