Cho thanh toán bằng tiền Trung Quốc càng làm Campuchia lệ thuộc Bắc Kinh
Bắc Kinh đã nhận ra điều ấy nên họ luôn tạo ra những cái bập bênh về lợi ích để Campuchia lệ thuộc. Vì tiềm lực yếu nên Campuchia luôn phải đánh đổi.
The Phnom Penh Post ngày 19/10/2015 dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tại Diễn đàn Kinh tế Du lịch Toàn cầu tại Macau rằng, kinh tế du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước Campuchia.
Chính phủ Campuchia đang xây dựng chiến lược để thu hút khách du lịch từ Trung Quốc và theo kế hoạch, năm 2020 nước này sẽ đón được khoảng 2 triệu khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Trong chiến lược thu hút khách du lịch Trung Quốc, Bộ trưởng Du lịch Thong Khon nhận định:”Hiểu được hành vi của người tiêu dùng Trung Quốc là chìa khóa để thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc”.
Ông đề nghị khuyến khích các doanh nghiệp địa phương chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tiền tệ.
~”Thủ tướng Hun Sen đã bật đèn xanh cho các Bộ có liên quan cần xem xét cho phép khách du lịch Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ tại thị trường Campuchia để họ không cần phải đổi tiền”, The Phnom Penh Post dẫn lời ông Thong Khon.
Tờ báo Campuchia đưa ra kết luận rằng, đã đến giai đoạn cần thiết sự xuất hiện của đồng nhân dân tệ (CNY) trong hoạt động kinh tế mũi nhọn của Campuchia.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: The Cambodia Daily.
Bộ Du lịch Campuchia đã công bố hẳn một chính sách mang tên “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” vào cuối tháng 5.2016.
Theo chính sách này, Bộ Du lịch Campuchia khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chấp nhận nhân dân tệ trong thanh toán thay vì sử dụng đồng riel Campuchia hay USD như trước đây.
Tuy nhiên, chính sách của chính phủ Campuchia đã không được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp nước này.
Cá nhân người viết cho sằng chính sách sử dụng đồng CNY để nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia là ý muốn chủ quan. Nó đi ngược với các nguyên lý trong hoạt động kinh tế.
Đồng thời chính sách này cũng trái với những nguyên tắc trong các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh và có ảnh hưởng bởi lợi ích chính trị. Sự bất hợp lý đó, thậm chí có phần sai lầm, sẽ gây ra những hậu quả rất lớn cho đất nước Chủa Tháp.
Campuchia đối mặt nguy cơ phải dùng CNY mua USD của Trung Quốc
Theo nguyên lý trong việc sử dụng tiền tệ, một ngoại tệ được sử dụng song hành hay thay thế cho đồng tiền quốc gia diễn ra theo nguyên lý thẩm thấu, được xác định trên 2 cơ sở.
Thứ nhất là niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào đồng ngoại tệ đó và thứ hai là tỷ trọng đồng ngoại tệ đó được sử dụng cho trao đổi, thanh toán trong các hoạt động kinh tế của đất nước.
Nói cho dễ hiểu là một đồng ngoại tệ chỉ được sử dụng khi có niềm tin và tầm quan trọng.
Từ nguyên lý trên, chính quyền sẽ xây dựng nguyên tắc phù hợp cho việc sử dụng ngoại tệ. Nguyên lý mang tính tất yếu khách quan nên nguyên tắc phải tuyệt đối tuân thủ tính tất yếu khách quan ấy.
Khi 2 cơ sở cho sự thẩm thấu là niềm tin của người dân và tầm quan trọng với kinh tế đất nước chưa chín muồi thì mọi quyết định mang tính gượng ép của chính quyền cho việc sử dụng một ngoại tệ song hành hay thay thế đồng nội tệ đều là lợi bất cập hại.
Diễn tiến của việc đô la hoá tại Campuchia đã diễn ra theo nguyên lý thẩm thấu ấy.
Video đang HOT
Điều đó cho thấy việc chính phủ Campuchia kêu gọi người dân và doanh nghiệp Campuchia tăng cường sử dụng đồng CNY là quyết định mang tính gượng ép, là chính sách chưa hợp thời và là kế hoạch thiếu tính khả thi.
Chính phủ Campuchia đã hiểu sai hiện tượng và bản chất của hai nghiệp vụ kinh tế phát sinh là kinh tế du lịch và kinh tế tài chính.
Đúng là kinh tế du lịch phát triển có phụ thuộc vào việc dễ dàng trong thanh toán và giao dịch tiền tệ. Tuy nhiên đó chỉ là tiện ích của dịch vụ tài chính trong ngành công nghiệp không khói.
Singapore có sức thu hút mạnh mẽ với khách du lịch khắp thế giới không có nghĩa họ chú trọng đến việc sử dụng tiền tệ của nhiều quốc gia, mà họ do có dịch vụ tài chính tiện ích tuyệt vời, khiến cho du khách không gặp khó khăn trong việc thanh toán chi phí dịch vụ.
Như vậy, để thu hút khách du lịch thì chính phủ Campuchia phải tạo ra dịch vụ tài chính tiện ích cho khách du lịch, trong đó có khách du lịch Trung Quốc, để du khách dễ dàng nhất trong việc thanh toán chi phí cho các chuyến lữ hành.
Tuy nhiên, khi chính phủ Campuchia xây dựng chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” thì đây không phải tạo ra dịch vụ tài chính tiện ích mà làm thay đổi cả nền kinh tế – tài chính quốc gia.
Chỉ cần một đồng tiền mới của quốc gia được đưa vào lưu thông là đi kèm theo nó vô số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong khi đồng CNY là ngoại tệ với kinh tế – tài chính của Campuchia nên sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Ông In Channy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ngân hàng Acleda, cho biết kế hoạch của Bộ Du lịch rất khó thực hiện:
“Khác với USD đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường, việc lưu thông bằng nhân dân tệ vẫn còn hạn chế… Tôi nghĩ rằng chính sách của Bộ Du lịch là tốt nhưng sẽ gặp rất nhiều thách thức từ thị trường bán lẻ.”
Trong khi đó, các doanh nghiệp địa phương cho rằng rủi ro sẽ nhiều hơn so với lợi ích đem lại từ chính sách mới của Bộ Du lịch, trong đó có nguy cơ tiền giả và tỷ giá hối đoái.
Người viết cho rằng, đó chỉ là những thiệt hại có thể đo lường với người dân và doanh nghiệp Campuchia khi sử dụng CNY. Nhưng sự việc không chỉ dừng ở đó.
Có thể nhận diện 2 hệ luỵ, thiệt hại rõ ràng nhất cho đất nước Chùa Tháp khi triển khai chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” của Bộ Du lịch nước này.
Với tính chất mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc, việc nhân dân tệ hoá có thể sớm diễn ra tại Campuchia.
Trong khi đồng CNY đang có tỷ lệ quốc tế hoá cực kỳ nhỏ, điều đó khiến cho kinh tế Campuchia gần như lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, chứ không chỉ là phụ thuộc như hiện nay.
Trung Quốc thiệt hại rất lớn vì CNY quốc tế hoá kém, khi Campuchia bị CNY hoá thì thiệt hại của nước này còn lớn hơn nhiều.
Sẽ đến lúc Campuchia phải đối mặt với tình trạng hàng hoá mua bán bằng tiền Trung Quốc, ngân khố quốc gia sử dụng đồng tiền Trung Quốc, rồi cả viện trợ cũng bằng tiền Trung Quốc.
Khi đó để có USD cho các hoạt động kinh tế của mình thì Campuchia chỉ còn nước mua USD để thiệt hại ít nhất vì tỷ lệ sử dụng CNY trên thế giới còn quá ít. Có lẽ không còn sự bẽ bàng nào hơn thế nữa và thiệt hại thì không thể lượng hoá bằng các phép tính được.
Bên cạnh đó là việc khách du lịch Trung Quốc móc túi người dân Campuchia qua thực thi chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc”.
Khi người dân Campuchia nhận CNY mà không dễ đổi sang USD hay riel thì chắc chắn sẽ có khách du lịch Trung Quốc đóng vai người đổi tiền, mang USD đổi lấy CNY.
Có thể nhận diện không ít khách du lịch Trung Quốc sẽ thực hiện dịch vụ đổi tiền kiểu ấy với tỷ giá thị trường chợ đen. Như vậy cả chính phủ và người dân Campuchia đều phải nhận lãnh hậu quả của chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc”.
“Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” không mang lại những lợi ích khác cho Campuchia
Báo The Nation của Thái Lan ngày 2/8 có bình luận rằng:
“Những bài học lịch sử khiến cho niềm tin vào giao dịch bằng CNY chưa thể diễn ra một cách tự nhiên trên toàn thế giới. Triết lý kinh doanh của người Trung Quốc luôn là triệt hại đối tác để có được lợi ích cao nhất có thể.
Chỉ khi nào hút hết máu của đối tác thì người Trung Quốc mới buông tha cho họ. Vì vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ buộc các đối tác thương mại tăng giao dịch bằng CNY”.
Lợi ích từ du lịch văn hoá của Campuchia sẽ bị thiệt hại bởi chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” của Phnompenh. Hình minh họa: The Straits Times.
“Rõ ràng, Trung Quốc không xây dựng quan hệ với đối tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Với quy mô nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị toàn cầu, Trung Quốc thừa hiểu nhiều quốc gia phải cần tới họ.
Vì vậy, động thái mới nhất của chính phủ Campuchia đối với việc sử dụng đồng CNY tưởng chừng có lợi cho Campuchia, nhưng họ quên rằng điều đó là nguy hiểm vì nó không diễn ra một cách tự nhiên phù hợp với kinh tế đất nước này.”
Có thể thấy rằng, chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” của Campuchia chẳng khác là bao so với hành động “cầm đèn chạy trước ô tô” của Liên bang Nga.
Moscow nóng vội muốn tạo ngay ra cú hích cho đồng CNY trước khi Nghị quyết của IMF về việc nâng tỷ lệ cho đồng CNY trong rổ tiền tệ phổ biến của hệ thống thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, với vị thế của mình thì Campuchia không có lợi ích được hoán đổi cho những thiệt hại của mình, hoặc lợi ích không đáng kể.
Theo The Phnom Penh Post ngày 19/10/2015 dẫn lời Bộ trưởng Du lịch Thong Khon cho biết:
“Để hưởng lợi từ du lịch Trung Quốc, chúng tôi cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng. Và để làm được điều này chúng tôi rất cần vốn. Tình hình sẽ được cải thiện nếu chúng tôi vay được vốn từ AIIB.”
Vậy nhưng, dự án đầu tiên có vốn tài trợ của AIIB thì Bắc Kinh lại dành cho Pakistan – đối tác chiến lược của Trung Quốc.
Rõ ràng, với Bắc Kinh thì Phnom Penh vẫn chưa được đánh giá cao trong chiến lược đối ngoại của họ.
Bắc Kinh đã rất sòng phẳng với Phnompenh. Những gì Campuchia đã thể hiện trong việc ngăn cản đưa vấn đề Biển Đông ra các cuộc họp của ASEAN đã được Trung Quốc trả ơn bằng viện trợ, tài trợ.
Song trong quan hệ hợp tác – đầu tư thì Phnom Penh vẫn nằm ở vùng ngoài cùng của những vòng tròn đồng tâm chiến lược của Trung Nam Hải.
Như người viết đã từng phân tích qua bài “Mua láng giềng gần”, cho đến nay Campuchia chưa được có một ngành kinh tế được xem là xương sống cho nền kinh tế.
Với một nền kinh tế mở tối đa mà lại thiếu trụ cột nên kinh tế, nền kinh tế Campuchia rất dễ sụp đổ nếu thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Bắc Kinh đã nhận ra điều ấy nên họ luôn tạo ra những cái bập bênh về lợi ích để Campuchia lệ thuộc. Vì tiềm lực yếu nên Campuchia luôn phải đánh đổi quyền lợi kinh tế bằng lợi ích chính trị.
Tuy nhiên, do không nằm ở tâm chiến lược của Trung Nam Hải, lại không có một trụ cột kinh tế nội địa nên Phnom Penh luôn bị thiệt thòi trong việc hoán đổi lợi ích với Bắc Kinh.
Quyền lợi của người dân Campuchia có được chỉ là con số nhỏ so với những gì mà đất nước Campuchia bị mất đi trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong thế yếu, đúng ra chính phủ Campuchia nên tập trung xây dựng được một nền kinh tế, trong đó phải có ngành kinh tế đóng vai trò trụ cột để làm sao có thể đứng vững khi lợi ích của người dân, của đất nước không thể mang đi đánh đổi được nữa.
Song Phnom Penh đã không làm như vậy, Thủ tướng Hun Sen vẫn hướng đất nước Campuchia theo sự lệ thuộc vào người “anh em xa” mà quên những “láng giềng gần” và chính sách “Thanh toán bằng tiền Trung Quốc” đã thể hiện rõ hơn điều ấy.
Theo Giáo Dục
Hun Sen "mắng" Đại sứ Nhật vì vụ kiện Biển Đông
Báo Thanh niên Trung Quốc ngày 2/7 đưa tin Đại sứ Nhật Bản bị Thủ tướng Campuchia Hun Sen chỉ trích vì "ép các nước ASEAN ủng hộ phán quyết vụ kiện biển Đông".
Báo TQ đưa tin Hun Sen "mắng" Đại sứ Nhật vì vụ kiện biển Đông
Theo tờ The Phnom Penh Post, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã chỉ trích đích danh Đại sứ Nhật Bản tại nước này, ông Yuji Kumamaru vì đã "nêu quan ngại về quá trình đăng ký cử tri đang diễn ra".
Ông Hun Sen nói rằng Kumamaru không nên đe dọa rút các khoản viện trợ từ Nhật để gây áp lực lên tiến trình tư pháp liên quan đến các thành viên phe đối lập và dân sự.
"Tôi đã nói trước đây, Hun Sen không dễ bị gây sức ép. Do đó, ngài Đại sứ Nhật, đừng thể hiện quan ngại rằng việc đăng ký (cử tri) đã thất bại chỉ vì vài người," Thủ tướng Campuchia phát biểu hôm 28/6.
The Phnom Penh Post cho hay, trong những tuần gần đây, các đại sứ nước ngoại tại Campuchia đã ra những thông cáo kêu gọi giải quyết tình trạng bế tắc về tư pháp và chính trị bằng việc đến tiếp xúc với Phó Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), nghị sĩ Kem Sokha tại trụ sở đảng này, nơi ông Sokha đã "lẩn trốn" từ tháng 5.
Tuy nhiên, tờ này cho hay, Đại sứ Kumamaru đã không thăm ông Sokha hay ra bất kỳ thông cáo nào chỉ trích chính phủ Campuchia.
Báo Trung Quốc: Hun Sen chỉ trích Đại sứ Nhật vì bị gây sức ép vấn đề biển Đông
Vụ Thủ tướng Hun Sen "mắng" Đại sứ Nhật đã được tờ Thanh niên Trung Quốc đưa vào bài viết sáng nay (2/7), với tiêu đề "Nhật Bản bị chỉ trích vì cưỡng ép các nước ASEAN ủng hộ vụ kiện biển Đông".
Tờ báo Trung Quốc dẫn lời ông Hun Sen hôm 20/6 nói rằng "quốc gia ngoài nhóm ASEAN" đang cố gắng ép Campuchia và các thành viên ASEAN tuyên bố ủng hộ kết quả phán quyết vụ kiện biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Đồng thời, tờ này dẫn chứng bằng vụ việc nêu trên, dù không hề liên quan đến tình hình biển Đông, nhằm ám chỉ "quốc gia nào đó" là Nhật Bản.
Thông tin đăng tải trên báo chí Campuchia cũng không liên hệ việc ông Hun Sen chỉ trích ông Kumamaru với tình hình căng thẳng ở biển Đông.
Bài viết trên báo Thanh niên Trung Quốc ngày 2/7
Thanh niên Trung Quốc bình luận, việc Nhật cùng các nước phương Tây tạo sức ép chính là nguyên nhân quan trọng khiến Campuchia nhiều lần tỏ thái độ "ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông" thời gian qua.
Khmer Times đưa tin, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen, hôm 28/6 cũng một lần nữa kêu gọi các nước không thuộc ASEAN "ngừng can thiệp vào tranh chấp biển Đông", đồng thời ngừng sử dụng vấn đề này để mặc cả trong các hội nghị khu vực và quốc tế.
Theo Thế Giới Trẻ
Được Trung Quốc bơm tiền, Campuchia mất gì? Để có được sự ủng hộ của Campuchia về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khiến ASEAN "chia rẽ" khi công khai ủng hộ Trung Quốc trên Biển Đông Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang chuẩn bị cho một thời kì khó khăn giữa những lời chỉ trích...