Cho tải nhạc trái phép, website hàng tỷ lượt truy cập bị đóng cửa
Tình trạng bản quyền nhạc quốc tế tưởng chặt chẽ nhưng thực chất cũng lỏng lẻo vì công cụ tìm kiếm quá nhiều và các trang tải nhạc trái phép như YouTube-MP3.org xuất hiện tràn lan.
Năm 2017, giới âm nhạc xôn xao khi YouTube-MP3.org, trang web chuyển đổi video YouTube thành định dạng MP3 phổ biến nhất thế giới, bị yêu cầu đóng cửa vì vi phạm bản quyền.
Tồn tại từ năm 2009 đến 2017, trang web này đã hỗ trợ hàng tỷ lượt chuyển đổi trái phép để người truy cập nghiễm nhiên sở hữu bản thu âm MP3 mà không mất đồng nào.
Hàng tỷ lần ăn cắp nhạc mới bị đóng cửa trang web
Trong năm 2015-2016, số lượt truy cập YouTube-MP3.org lên đến xấp xỉ 200 triệu, có tháng thấp hơn, có tháng lên đến 225 triệu, theo số liệu của SimilarWeb. Mỗi lượt kéo dài khoảng 5 phút, bao gồm thao tác dán đường link YouTube, chờ công cụ chuyển đổi và tải nhạc, đã giúp người sáng lập trang web Philip Matesanz kiếm hàng triệu USD tiền quảng cáo mỗi tháng.
Câu chuyện bản quyền âm nhạc quốc tế dù là muôn thuở nhưng chưa bao giờ nguội và càng không có dấu hiệu giảm thiểu mức độ nghiêm trọng. Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc đăng tải và tìm kiếm nhạc không bản quyền ngày càng dễ dàng, thao tác tải nhạc lại đơn giản, chỉ trong vòng vài phút như nêu trên, khiến hoạt động vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến chứ không giảm sút.
Thống kê năm 2015, Bruno Mars và Rihanna là 2 ca sĩ bị tải nhạc trái phép nhiều nhất trong lịch sử.
Theo AFP, vào năm 2017, thống kê cho thấy nạn ăn cắp bản quyền nhạc vẫn tăng trên toàn thế giới chứ không giảm đi, dù ngày càng có thêm nhiều dịch vụ nghe nhạc trực tuyến trả tiền. Cụ thể, theo Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), 40% người dùng vẫn truy cập các nội dung nhạc số không bản quyền, tăng lên so với 35% của năm 2016. Khảo sát này được thực hiện ở 13 quốc gia.
Thao tác vi phạm bản quyền phổ biến hiện nay là “stream ripping”, tải “đứt” bài hát về máy thay vì chỉ nghe trực tuyến như trong các dịch vụ như Spotify hay YouTube.
Đặc biệt, thứ giúp mở đường cho nhạc không bản quyền lại chính là tiến bộ công nghệ, nằm ở các công cụ tìm kiếm trên Internet, và tất nhiên hữu dụng nhất là Google.
Video đang HOT
Chẳng hạn, nhu cầu tìm kiếm từ khóa “YouTube MP3″ đã tăng mạnh từ năm 2010 đến nay, cho thấy nhiều người có nhu cầu chuyển đổi video YouTube sang bản thu âm MP3 để tải về thiết bị nghe nhạc offline của họ. Vì vậy, các trang web phục vụ “stream ripping” nở rộ hơn bao giờ hết.
Khi Philip Matesanz, một sinh viên người Đức, lập ra trang YouTube-MP3.org vào năm 2009, lượng truy cập vẫn còn rất ít ỏi. Nhưng khi nhu cầu tìm kiếm “YouTube MP3″ bùng nổ, trang web của anh này được lợi. Lượng truy cập tăng từ hàng chục đến hàng trăm triệu lượt mỗi tháng và mang lại hàng triệu USD cho anh này.
Sau nhiều năm kiếm bộn tiền và tiếp tay cho hàng tỷ lần tải nhạc trái phép, YouTube-mp3.org buộc phải đóng cửavào tháng 9/2017 vì một chiến dịch pháp lý từ IFPI và một nhóm hãng đĩa. Năm 2015, Grooveshark, trang web cho phép người dùng tải nhạc không bản quyền lên trang, cũng bị đóng cửa vì lý do tương tự.
Ngoài hình phạt đóng cửa, YouTube-mp3.org còn bị phạt bồi thường nhưng mức phí không được tiết lộ. Nặng hơn, nhà sáng lập Philip Matesanz bị cấm lặp lại hành vi “stream ripping” vĩnh viễn. Anh này cũng bị tước quyền sở hữu tên miền thuộc dạng siêu hot “YouTube-mp3″ và phải trao lại cho một trong các hãng đĩa khiếu kiện.
Không chỉ dịch vụ, người dùng vi phạm cũng bị phạt
Bất chấp thực tế khắc nghiệt, những biện pháp mới vẫn được đưa ra để ngăn chặn các hành vi ăn cắp nhạc trực tuyến. Hôm 8/11, theo Irish Examiner, nhà cung cấp dịch vụ Sky đã đồng ý với chính sách “ngừng và nghỉ” đối với những người dùng vi phạm bản quyền âm nhạc.
Cụ thể, nhà cung cấp này sẽ trừng phạt những ai đăng ký dịch vụ nhưng lại có hành vi tải lên hoặc tải xuống nhạc trái phép. Sau 3 lần thông báo, tên và địa chỉ của người dùng bị cáo buộc sẽ được nộp lên Tòa án Thương mại để xem xét cấm sử dụng dịch vụ internet đối với người này.
Có nơi cảnh cáo nếu tải nhạc trái phép và sẽ bị cắt internet nếu bị nhắc nhở đến lần thứ 3
Trước Sky, 2 nhà cung cấp lớn ở Ireland là Eir và Virgin cũng đã thực hiện chính sách tương tự từ năm 2015, theo phán quyết của Tòa án Tối cao. Đây là một hình phạt khá nặng và có thể răn đe người dùng. Theo luật sư Jonathan Newman SC, hình phạt này tỏ ra hiệu quả khi phần lớn người dùng đã chấm dứt hành vi trái phép sau lần thông báo thứ 2.
Kết quả rất khả quan, kể từ khi Eir và Virgin áp dụng hình phạt, không người dùng nào bị tòa án cắt dịch vụ internet.
Vai trò của Google ở đâu?
Còn một tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc này, là Google. Theo Reuters, hôm 7/11, Google tuyên bố sẽ đầu tư nhiều tiền hơn cho những người sáng tạo nội dung số có bản quyền và tăng cường “vũ khí” chống lại nạn ăn cắp nhạc, phim và ứng dụng.
Theo đó, Google công bố một bản báo cáo 64 trang về những tiến bộ trong cuộc chiến chống nạn vi phạm bản quyền. Báo cáo dẫn số liệu của Viện Thông tin Pháp luật cho rằng số % người dùng internet vi phạm bản quyền đã giảm, đồng thời số % người dùng sử dụng nội dung có bản quyền đã tăng.
Google cũng khẳng định, để bảo vệ những người sản xuất nội dung gốc, họ sẽ có công cụ “Content ID” trên YouTube nhằm tạo vân tay kỹ thuật số giúp phát hiện tự động khi nội dung này bị ăn cắp, cho người tạo quyền xóa hoặc kiếm tiền từ nó. Ngược lại, các trang web vi phạm sẽ bị Google giảm hạng trong kết quả tìm kiếm và cắt khỏi nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google.
“Một trong những cách hiệu quả nhất để chiến đấu với các trang web ăn cắp là cắt nguồn thu của chúng”, Google tuyên bố. Từ năm 2012, Google đã chấm dứt 13.000 tài khoản AdSense và loại bỏ 100.000 trang web khỏi chương trình AdSense vì vi phạm.
Google cũng biết, YouTube đã trả 1,8 tỷ USD cho ngành công nghiệp âm nhạc từ tháng 10/2017 đến tháng 8/2018. Doanh thu từ video nhạc số dự kiến tăng từ 64 tỷ USD của năm 2017 lên 119 tỷ USD vào năm 2022, trong khi doanh thu nghe nhạc trực tuyến (streaming) toàn cầu cũng tăng gấp đôi từ năm 2015 đến 2017.
Theo Zing
Từ Thế giới Di động, nghĩ đến chuyện bảo mật thông tin khách hàng
Sau khi hacker tung tin đã đánh cắp được thông tin khách hàng của Thế giới Di động, và một số doanh nghiệp có trang thương mại điện tử (TMĐT) khác, mặc dù thực hư của các vụ việc chưa rõ ràng, song người tiêu dùng không khỏi hoang mang trước nguy cơ bị lộ dữ liệu cá nhân khi tiến hành các vụ giao dịch điện tử.
Thống kê một số trang web đặt tại Việt Nam bị tấn công (Phising) trong tháng 8-2018.
Dữ liệu hơn 5,4 triệu email và 31.000 bản ghi liệt kê số thẻ ngân hàng của khách hàng bị hacker công khai trên mạng được chúng tự cho là lấy cắp từ hệ thống của Thế giới Di động. Trong khi đó, Thế giới Di động phủ nhận thông tin hệ thống mạng của mình bị thâm nhập, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) trên trang web của mình, cũng đã bác bỏ việc Thế giới Di động bị tấn công.
Đúng lúc dư luận đang xôn xao quanh vụ việc thì hacker tiếp tục dọa sẽ tiết lộ dữ liệu cá nhân của khách hàng mà chúng cho là lấy từ trang web của các doanh nghiệp thương mại điện tử ( TMĐT) khác.
Trên mạng Internet, một số người lâu lâu lại tung tin họ thâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp này, doanh nghiệp nọ càng làm người tiêu dùng lo lắng vấn đề bảo mật dữ liệu khách hàng của các doanh nghiệp TMĐT, vốn nắm giữ thông tin cá nhân khá nhiều khách hàng.
Về phía người tiêu dùng, hàng ngày không ít người bị "quấy rối" bởi các cuộc điện thoại chào mời mua bảo hiểm, bất động sản, voucher... "Vì sao doanh nghiệp lại biết số điện thoại? Liệu thông tin cá nhân của mình có bị lộ?", đó là thắc mắc của không ít người.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2017 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin công bố ( xem hai bảng bên dưới) thì người tiêu dùng lo ngại thông tin cá nhân bị đánh cắp an toàn khi thanh toán trực tuyến khá cao, trong khi không ít doanh nghiệp TMĐT chưa có chính sách bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.
Rõ ràng dư luận người tiêu dùng hoang mang là có cơ sở, không chỉ đơn thuần là hacker "dọa", mà là chính bản thân các trang web của các doanh nghiệp TMĐT vẫn còn chưa chú trọng đến an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2017, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2017, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
Theo Báo Mới
Lộ dữ liệu cá nhân hàng ngàn nhân viên Con Cưng trên mạng? Hacker đã tung lên mạng một tập tin chứa dữ liệu là danh sách kèm thông tin cá nhân đầy đủ được cho là của hàng ngàn nhân viên Con Cưng. Vụ việc được cho là lộ thông tin khách hàng của Thế Giới Di Động vẫn đang làm rõ thì hacker lại tiếp tục tung lên mạng dữ liệu được cho là...