Cho rằng bị phá giờ học, giáo viên Trung học phổ thông Cam Lộ mạt sát học sinh
Một giáo viên Trường trung học phổ thông Cam Lộ đã sử dụng những ngôn từ rất nặng nề, khó nghe mang tính mạt sát người học vì cho rằng học sinh phá giờ học.
Ngày 15/9/2021, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của bạn đọc về sự việc xảy ra tại trường Trung học phổ thông Cam Lộ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) dùng những lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh.
Trong đoạn ghi âm dài khoảng 6 phút, một giọng nữ được cho là giáo viên Trường trung học phổ thông Cam Lộ đã sử dụng những ngôn từ rất nặng nề, khó nghe mang tính mạt sát người khác như:”quái dị về tâm hồn”, “quái thai về tâm hồn”, “1 loại rác thải”, “kẻ đâm lén sau lưng”, “tiểu nhân”, “mạt hạng”, “đồ điên”, ví học sinh là “con chó”… Những ngôn từ trên được cho là nhắm vào một học sinh tên là G.
Điều đáng nói là những lời lẽ thiếu chuẩn mực này lại xuất hiện trong một lớp học online.
Theo nội dung trong đoạn ghi âm, cô giáo cho rằng học sinh đang phá lớp học và cô giáo đã nói là nói đến cùng, sẵn sàng chấp nhận hậu quả.
Việc mạt sát học sinh được cho rằng xảy ra tại giờ học của Trường Trung học phổ thông Cam Lộ (Quảng Trị). Ảnh: website nhà trường
Video đang HOT
Ngày 16/9, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với ông Trần Công Sơn – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Cam Lộ (huyện Cam Lộ) để tìm hiểu về sự việc.
Tuy nhiên, ông Sơn từ chối cung cấp chi tiết cụ thể về sự việc và chỉ thông báo rằng nhà trường đang làm báo cáo sự việc đến các cơ quan chức năng và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị.
Cũng trong ngày 16/9, phóng viên đã liên lạc với bà Lê Thị Hương – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị để tìm hiểu về sự việc trên, bà Lê Thị Hương cho biết, Sở đang yêu cầu trường báo cáo.
Sau khi nắm rõ sự việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị sẽ có ý kiến về hình thức xử lý. Quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị là sẽ làm rõ sự việc, ai sai thế nào sẽ xử lý đến đó, cả học sinh và giáo viên. Sở sẽ xử lý nghiêm và kịp thời.
10 cách giúp con lớp 1 học trực tuyến hiệu quả
Cha mẹ nên tạo tâm thế háo hức đối với học trực tuyến, bố trí không gian học tập cố định và yên tĩnh, với bé hiếu động có thể cho cầm quả bóng stress...
Vào lớp 1 là dấu mốc quan trọng của mỗi đứa trẻ. Khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp, dẫu có nhiều kịch bản, nhà trường và gia đình khó có thể ngồi chờ hết dịch mới học. Phương án học trực tuyến là một lựa chọn, nhưng làm thế nào để học chủ động, bài bản đang là vấn đề khiến cha mẹ có con vào lớp 1 lo lắng. PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ 10 điều cha mẹ có thể giúp con.
Điều đầu tiên , quan trọng nhất là cha mẹ tạo cho con tâm thế háo hức đối với việc học trực tuyến như một điều rất thú vị cần khám phá. Cha mẹ cũng có thể ngồi xuống nói chuyện về ý nghĩa của việc đi học, cho con biết trước về những gì sẽ xảy ra khi học trực tuyến như một cơ hội để có nhiều niềm vui, bạn bè mới.
Thứ hai , để con có thể học trực tuyến một cách tập trung hơn thì cha mẹ cũng cần tạo không gian học tập cố định và có quy tắc tôn trọng trật tự khi học. Nó có thể là một góc bàn nếu không gian gia đình không lớn, nhưng phải yên tĩnh, được thu xếp gọn gàng, đầy đủ đồ dùng học tập để với lấy dễ dàng.
Tất cả đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung như tivi, đồ chơi, vật nuôi... cần loại bỏ hết ra khỏi tầm mắt của trẻ. Nếu không thể cách ly tiếng ồn trong nhà thì hãy mua cho trẻ một tai nghe trùm tai để đeo. Qua những hoạt động này, cha mẹ dần rèn nền nếp học tập tự lập cho trẻ.
Thứ ba , vì trong lớp học online, cô giáo không thể đến từng bàn để kiểm tra và hỗ trợ từng học sinh. Cha mẹ cần xác định mình là giáo viên/huấn luyện viên hiện trường để điều hướng thiết bị công nghệ, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời để con tập trung học tập, đồng thời tiếp tục duy trì được tâm thế háo hức với việc học.
Cha mẹ cũng cần cam kết đồng hành giúp con sẵn sàng về thể chất (ăn uống khoa học, nghe, nhìn, giao tiếp tốt, hợp tác và tự lập), sẵn sàng về mặt nhận thức (như khả năng tập trung, sự tò mò, mong muốn khám phá) và sẵn sàng về mặt xã hội (tự tin tham gia hoạt động, tuân thủ quy tắc, tôn trọng quyền của người lớn).
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục. Ảnh: VNU
Thứ tư , con sẽ có tâm thế học tốt hơn nếu ăn mặc như đi học thường ngày. Cha mẹ có thể cho con mặc đồng phục khi ngồi học, dạy ngồi đúng tư thế. Điều này khiến con tập trung hơn và thoát khỏi cảm giác ở nhà hoặc hôm nay là thứ bảy.
Thứ năm , để giúp con tập trung chú ý trong giờ học trực tuyến, cha mẹ có thể làm các lời nhắc nhở dễ thương để dán trên màn hình máy tính ngay trước mặt con. Mỗi khi tâm trí con đi lang thang thì hãy nhìn vào tờ giấy nhắc nhở ấy để trở về với bài học. Hãy sáng tạo và hào phóng khen thưởng để giúp con có động lực tập trung học tập.
Thứ sáu , với một số trẻ quá hiếu động, khi bị bắt ngồi yên tập trung vào bài học sẽ rất bồn chồn. Cha mẹ có thể đưa cho con quả bóng stress để bóp vặn khi lo lắng, từ đó giúp con kiểm soát hành vi và ngồi yên tại chỗ.
Thứ bảy , trước khi bắt đầu vào năm học (với hình thức học trực tuyến), cha mẹ cần hạn chế thời gian sử dụng màn hình của con trong các hoạt động hàng ngày để tổng thời gian sử dụng màn hình trong ngày không làm con quá tải. Cha mẹ có thể cùng con đưa ra nguyên tắc sử dụng mạng và thiết bị công nghệ để đảm bảo an toàn. Điều quan trọng là bố mẹ cũng phải gương mẫu tuân thủ nguyên tắc này bằng cách ký cam kết cùng với con dưới bảng nội quy. Nội quy sẽ được dán ở chỗ dễ nhìn nhất và tất cả mọi người phải tuân thủ.
Thứ tám , cha mẹ lưu ý học trực tuyến tước mất cơ hội vận động giải tỏa căng thẳng của con như các giờ tập thể dục hoặc trò chơi đuổi bắt. Vì vậy, trong cuộc sống gia đình, cha mẹ cần bố trí thêm các hoạt động thể chất vừa sức để con cùng tham gia như tưới cây, sắp xếp lại góc học tập, bê đồ lên giặt, quét nhà, dọn đồ chơi, chuẩn bị bàn ăn, chăm sóc thú cưng...
Thứ chín , vì cảm xúc của trẻ rất dễ tổn thương. Sự háo hức học tập sẽ bị đè bẹp ngay lập tức với những lời phê bình, lên giọng, không được chú ý khi giơ tay muốn phát biểu. Vì thế cha mẹ cần sẵn sàng hỗ trợ tâm lý cảm xúc cho con khi vào học trực tuyến, từ nhận diện đến bình thường hóa cảm xúc và hướng dẫn con thực hiện những bài tập thư giãn phù hợp khi đối diện với cảm xúc tiêu cực.
Thứ mười , cha mẹ cần chủ động học hỏi nâng cấp năng lực công nghệ thông tin để giúp con sử dụng thiết bị an toàn, tìm hiểu thêm về phương pháp sư phạm, cách quản lý cảm xúc và kỷ luật tích cực mà giáo viên vận dụng khi tương tác với trẻ. Cha mẹ cũng cần cập nhật kiến thức để chăm sóc con đúng cách trong mùa dịch (từ việc dành thời gian cho con đủ, tạo ra cảm xúc tích cực, lên lịch trình, ứng phó với hành vi không đúng, quản lý căng thẳng trong gia đình).
Trường THCS Nguyễn Trãi A phối hợp cùng CyberKid Việt Nam tổ chức dạy trực tuyến về Internet an toàn giữa mùa dịch Sáng ngày 11/8/2021, Trường THCS Nguyễn Trãi A, Thường Tín, Hà Nội phối hợp cùng tổ chức CyberKid Vietnam, đã tổ chức thành công 16 lớp học Online với chủ đề "An toàn trên Không gian mạng"cho 689 em học sinh . Tham dự lớp học trực tuyến có bà Lưu Thuỳ Anh - Trưởng ban Giải pháp CyberSchool, thuộc tổ chức xã...