Chợ phiên Đồng Văn tấp nập đầu năm 2021
Chợ phiên Đồng Văn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) họp mỗi tuần một lần vào ngày Chủ nhật từ lâu đã trở thành điểm nhấn cho du lịch nơi đây.
Phiên chợ đầu tiên của năm 2021 càng trở nên tấp nập hơn thường lệ với người dân đi mua sắm dịp đầu năm và các du khách du xuân trong thời tiết lạnh kỷ lục của miền Bắc.
Thị trấn Đồng Văn nằm ở chân núi Đồn Cao, thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của Việt Nam và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số như người Dao, Thái, H’mong, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô,… tạo nên những nét văn hóa đặc sắc.
Được xây dựng từ năm 1925, chợ phiên Đồng Văn nằm giữa khu phố cổ của thị trấn Đồng Văn, tại một khu đất rộng với kiến trúc tổng thể hình chữ U và được xây dựng bằng vật liệu đá, được thiết kế theo phong cách Việt – Hoa phù hợp với điều kiện địa lý tại đây. Đây là nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa lớn nhất ở cao nguyên đá Đồng Văn – Mèo Vạc.
Xôi ngũ sắc là một đặc sản của người dân vùng cao. Đây cũng là món ăn sáng quen thuộc của những người Đồng Văn
Phiên chợ đầu tiên của năm 2021 ngày 3/1 diễn ra vào thời điểm miền Bắc bước vào đợt rét kỷ lục. Nhiệt độ vào lúc sáng sớm ở Đồng Văn vào khoảng 2 độ C. Nhưng ngay từ 5 giờ, trời vẫn chưa kịp sáng, người dân đã tụ họp và chuẩn bị hàng hóa cho phiên chợ duy nhất trong tuần này. Đây là dịp để người dân từ nhiều dân tộc khác nhau tại đây đã tụ họp xuống chợ mua sắm hàng hóa. Có người phải thức dậy từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.
Quán phở ở giữa chợ cũng là một điểm đến quen thuộc của người dân Đồng Văn. Tại đây nổi tiếng nhất là phở gà H’mong. Người H’mong có thói quen nuôi gà thả rông, thịt gà nhờ đó rất săn chắc và có vị rất riêng. Một bát phở ở đây có giá 30.000 đồng
Vừa bước chân vào chợ, ngay lập tức tôi cảm nhận được không khí đông đúc, tấp nập của chợ quê truyền thống đang dần biến mất ở vùng đồng bằng. Từng tốp người nối đuôi nhau chầm chậm đi xem hàng hóa. Ở đầu chợ, những gia đình vẫn còn đi cạnh nhau nhưng khi bắt đầu vào chợ, mỗi thành viên lại đi một hướng: người vợ đi xem quần áo, vải vóc, người chồng dừng lại tại một sạp bán rượu ngô, ăn thắng cố, thổi khèn… Đây cũng là dịp để các nam thanh nữ tú ở đây gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu.
Video đang HOT
Người phụ nữ đang tìm mua đồ giữ ấm vào mùa đông. Những ngày mùa đông, nhiệt độ ở đây chỉ rơi vào khoảng từ 1 – 8 độ
Hàng hóa tại chợ phiên rất đa dạng, đa phần là nông sản do bà con nơi đây sản xuất như ngô, mèn mén, hoa quả, rau củ,… đến rượu ngô, vải lanh, thổ cẩm dệt tay,… Có người còn dắt lợn, mang chó, mèo đi bán. Người bán tại đây đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng đều có thể giao tiếp bằng tiếng Kinh khá sõi.
Hiện nay, chợ phiên Đồng Văn đã có sự lột xác ngoạn mục nhờ sự phát triển kinh tế ở nơi đây. Không còn là những gian hàng được xây từ đá, người Đồng Văn đã xây dựng những gian hàng bằng gạch, sơn sửa khang trang, khu vực ngoài trời cũng được lợp mái che chắc chắn. Con đường dẫn vào chợ cũng đã được trải nhựa sạch sẽ.
Người dân tranh thủ mua gạo. Gạo tại Đồng Văn là gạo khẩu mang, có giá khoảng 45.000/kg
Cũng giống như thị trấn Đồng Văn, chợ phiên Đồng Văn là điểm đến hàng đầu của du khách khi đến Hà Giang. Đây là dịp để người miền xuôi có thể trải nghiệm được văn hóa của các dân tộc anh em cũng như tìm kiếm những món quà mang về.
Một trong những sản phẩm được bán tại chợ Đồng Văn và được các du khách đặc biệt yêu thích là dược liệu. Đồng Văn nổi tiếng với các loại dược liệu như thảo quả, hà thủ ô, đỗ trọng…
Tuy nhiên, bởi vì đã dần quen thuộc với khách du lịch nên giá hàng hóa tại đây cũng không hề rẻ. Mặt khác, nhiều mặt hàng lưu niệm tại đây có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc mang từ dưới xuôi lên. Vì vậy, khi mua sắm, khách du lịch cần chú ý kiểm tra kỹ hàng hóa.
Các du khách cũng đang chọn mua những món đồ tại chợ Đồng Văn về làm quà. Tuy nhiên, đa phần đồ lưu niệm ở đây có xuất xứ Trung Quốc
Khám phá chợ phiên Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
Đến Bình Liêu, Quảng Ninh cùng với sự khám phá về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo của bà con dân tộc vùng cao biên giới, du khách rất thích thú với việc tham quan trải nghiệm các phiên chợ vùng cao của người dân nơi đây.
Hiện nay, trong các điểm du lịch trên địa bàn huyện được UBND tỉnh phê duyệt và đã được đưa vào khai thác du lịch, có 2 điểm tham quan chợ, đó là chợ trung tâm thị trấn Bình Liêu và chợ Đồng Văn.
Chợ phiên Đồng Văn mang một nét rất riêng, dù có quy mô nhỏ hơn so với chợ trung tâm thị trấn Bình Liêu.
Hàng hóa tại chợ cũng rất phong phú, đủ loại từ đồ dùng sinh hoạt, quần áo, giày dép, thực phẩm, đến các đồ nông sản đặc trưng của địa phương...
Phiên chợ thường đông đúc vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật, mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao
Chợ Đồng Văn họp ở địa bàn trung tâm xã, đây là nơi tụ họp, trao đổi buôn bán và giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Đồng Văn. Đặc biệt, nhất là chợ phiên gắn với "Ngày kiêng gió" của dân tộc Dao Thanh Phán (ngày 4-4 âm lịch). Vào ngày này, người Dao kiêng kị không đi làm nương, rẫy, đi rừng... Họ nghỉ ngơi, tụ tập tại chợ phiên để gặp gỡ, giao lưu cùng nhau ăn uống, hát làn điệu Sán cố, tấu kèn đồng bào mình.
Vui mừng mua được chiếc mũ đội đầu mới
Du khách tham quan chợ phiên đặc biệt chú ý đến những chiếc mũ đội đầu của đồng bào dân tộc Dao nơi đây. Bên cạnh những chiếc mũ được làm công nghiệp bằng miếng xốp nhẹ, vẫn còn những chiếc mũ được cẩn trọng khâu bằng tay, cứng và khá nặng
Một du khách hứng khởi được người bán hàng cho đội thử chiếc mũ của dân tộc mình. Giá của chiếc mũ được người bán đưa ra là 1,1 triệu đồng
Khu vực bán món phở xào, đặc sản riêng có của Bình Liêu. Những căn nhà nhỏ, lụp xụp, bày vài bộ bàn ghế cũ chỉ đủ cho tối đa 20 khách. Bên ngoài cửa những chiếc bếp được xây cẩn thận. Người dân sử dụng củi để đun bếp khiến món phở xào ở đây có hương vị rất riêng
Một góc chiếc bếp của người dân chợ Đồng Văn, Bình Liêu
Bánh phở được tráng tay và thái trực tiếp rồi mới đưa vào xào
Món phở xào trứ danh đất Đồng Văn
Mai anh đào nở trên Măng Đen Những ngày đầu năm, hàng trăm cây mai anh đào ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông bắt đầu bung nở. Đầu năm 2021, hơn 200 cây mai anh đào ở quảng trường trung tâm thị trấn Măng Đen nở lác đác. Nơi đây cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km, hàng nghìn du khách ở các tỉnh lân cận đổ...