Chỗ ở cho sinh viên: Cần giải pháp lâu dài
Tân sinh viên rời nhà ra thành phố học tập bên cạnh niềm vui, phấn khởi là nhiều nỗi lo khác, trong đó có việc tìm chỗ ở.
Chỉ một số ít sinh viên có sẵn nhà hoặc ở nhờ người quen hoặc có tiêu chuẩn ở ký túc xá còn phần lớn sinh viên ngoại tỉnh vẫn phải chật vật, lo lắng tìm nhà trọ để thuê.
Tân sinh viên đi tìm phòng trọ. Ảnh: Mạnh Dũng.
Chật vật tìm chỗ ở
Phạm Mạnh Hùng – tân sinh viên K64 Trường Đại học (ĐH) Thủy Lợi (quê ở phường Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, mặc dù nhà trường đã khai giảng năm học mới vào ngày 10/10 song đến nay em vẫn đang ở tạm nhà người quen, chưa thể tìm được phòng trọ phù hợp với nhu cầu.
“Vì trúng tuyển ĐH nguyện vọng 2 nên em không thể trọ cùng bạn cấp 2 như dự định ban đầu, do trường của 2 đứa quá xa nhau. Ngay sau khi nhập học, bố con em đã đi tìm nhà trọ song quá khó khăn vì quanh trường, giá thuê cao, toàn gần 3 triệu đồng/phòng mà cũng đã chật kín. Còn một số ít phòng trong ngõ sâu bố lại lo em đi bộ quá xa vì trước mắt em dự định sẽ đến trường bằng xe buýt. Vài ngày tới em sẽ phải tìm bạn ở ghép để chia sẻ chi phí vì 1 mình thì không thuê nổi phòng trọ” – Hùng lo lắng nói.
Thanh Xuân, Cầu Giấy… là những quận tập trung nhiều trường ĐH lớn với số lượng sinh viên rất đông nên nhu cầu nhà trọ ở những khu vực này luôn khan hiếm. Với ngay cả những sinh viên năm 2, năm 3, việc tìm được một nhà trọ phù hợp để ở lâu dài cũng không phải là dễ dàng bởi với khả năng tài chính có hạn, phương tiện di chuyển cũng hạn chế, các em sẽ không có nhiều sự lựa chọn như những người đi làm, đã tự chủ về kinh tế. Lan Phương – sinh viên năm 1 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, em muốn đăng ký ở ký túc xá của trường song không đủ tiêu chuẩn. Phương cùng hai bạn nữ học chung lớp cấp 3 đang ở cùng nhau trong một căn phòng trong phố Chính Kinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội với mức giá 3,8 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm chi phí điện nước, internet, gửi xe…
“Chúng em đã tìm trên nhiều trang rao vặt về bất động sản, cũng đi xem ròng rã mấy ngày liền vẫn không tìm được nhà trọ nào hợp túi tiền nên nản quá, quyết định tìm qua trung tâm bất động sản gần trường. Mức phí môi giới là 200 nghìn đồng/lần đưa đi xem trực tiếp và nếu chốt phòng thì thanh toán 1 triệu đồng. Sau một hồi vòng vèo trong ngõ Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đến nơi, song chủ nhà trọ khẳng định không nhờ bất cứ trung tâm nào dẫn khách, chỉ dán số điện thoại cho thuê phòng ở đầu ngõ và giá cho thuê cũng cao hơn so với giới thiệu của “cò” trước đó vì chỉ còn 1 phòng duy nhất, rộng hơn và có cửa sổ nên thoáng hơn các phòng khác, phải đóng trước tiền nhà 6 tháng nên chúng em không thuê, chỉ trả phí môi giới” – Phương nói và cho biết, may mắn qua diễn đàn của nhà trường, được các anh chị khóa trước giới thiệu cho nhà trọ hiện nay, tuy ngõ hơi sâu nhưng khá sạch sẽ, mới xây và chủ nhà thu tiền 1 lần/tháng, đặt cọc 1 tháng tiền nhà.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện phòng trọ có diện tích khoảng 12-15m2 có giá từ 2,5 triệu đồng/tháng. Với các căn phòng khép kín ở chung cư mini, giá thuê cao hơn khoảng 3,5 triệu đồng trở lên.
Video đang HOT
Ký túc xá Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng hàng nghìn chỗ ở cho tân sinh viên.
Lưu ý kinh nghiệm tìm phòng
Chị Đỗ Thúy Vân (Khu đô thị Hồng Hà Eco, Thanh Trì, Hà Nội) hiện là chủ hệ thống nhà trọ với hàng trăm căn ở các khu vực gần trường ĐH cho biết, chị kinh doanh mảng này được hơn 5 năm nay. Do thời gian dịch bệnh không có sinh viên thuê trong khi hợp đồng với chủ nhà theo năm, chi phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị trong phòng đã bỏ ra nên đành phải gắng gượng. Giá cho thuê hiện tại cao hơn trước dịch tầm 20% và cũng đã kín tất cả các phòng.
Đưa ra lời khuyên với các bạn sinh viên đang tìm nhà trọ, chị Vân cho biết với những nhà đẹp, mới, ở vị trí dân cư đông đúc, an ninh cao bao giờ cũng hết nhanh hơn dù giá cao. Và hầu như trong tình trạng khan hiếm nhà trọ giá rẻ hiện nay, các chủ nhà không cần thông qua môi giới cũng đã cháy phòng, các em sinh viên nên cân nhắc khi tìm đến các trung tâm. Nếu qua các trang web, diễn đàn trên mạng thì cần hỏi rõ đó là chính chủ hay “cò”, đến xem có mất tiền hay không, tránh tình trạng nhà không thuê được nhưng vẫn phải trả phí môi giới cao ngất ngưởng.
“Nếu đọc quảng cáo hay nghe “cò” nào tư vấn quá “ảo” kiểu ảnh chụp nhà đẹp lung linh nhưng giá rẻ giật mình thì các em cần nghĩ đến trường hợp “treo đầu dê, bán thịt chó”, quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo. Bởi chủ nhà cũng cho thuê theo mặt bằng chung giá nhà trên địa bàn nên không có chuyện quá thấp” – chị Vân lưu ý các tân sinh viên.
Nhà giá rẻ thì khó đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất trong khi nếu chủ nhà hét giá quá cao thì sinh viên lại ái ngại vì tài chính eo hẹp. Trong khi đó, đa số các trường ĐH đều có ký túc xá nhưng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của sinh viên.
Là một trong những ĐH có số lượng sinh viên đông nhất cả nước, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên nhà trường đã hoàn thành công tác sửa chữa về cơ sở vật chất, bố trí phòng ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường các ký túc xá. Hệ thống dịch vụ sẵn sàng đón tiếp sinh viên vào ở từ những ngày đầu tháng 9/2022. Hiện trường đã bố trí hàng nghìn chỗ ở cho các tân sinh viên, trong đó Ký túc xá Ngoại ngữ 456 chỗ, Ký túc xá Mễ Trì 471 chỗ, Ký túc xá Mỹ Đình 328 chỗ. Riêng Ký túc xá Hòa Lạc đáp ứng cho 1.000 chỗ dành toàn bộ cho các sinh viên năm thứ nhất.
Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo, nhà trường đã sắp xếp chỗ ở cho sinh viên K67 tại nhà B6, B9, B10 theo hình thức đăng ký trực tuyến từ cuối tháng 9. Đối tượng là sinh viên diện chính sách (con thương binh, liệt sỹ, bệnh binh, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số…), sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên ngoại tỉnh, hoặc ở xa. Sinh viên đã nhập học và làm thủ tục nhận phòng từ đầu tháng 10. Bên cạnh đó, đội sinh viên tình nguyện của nhà trường cũng có những hướng dẫn, trợ giúp tìm nhà trọ giá rẻ cho các tân sinh viên dù mới đáp ứng được một phần nhu cầu của các tân sinh viên.
Minh bạch hóa công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 bước đầu được đánh giá là có sự đột phá về chuyển đổi số.
Tân sinh viên đến nhập học tại Trường ĐH Thủy Lợi.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học có tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học gần như đạt 100% chỉ tiêu.
Kết quả khả quan
TS Kiều Xuân Thực - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - thông tin: Năm 2022, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh hơn 7.100 chỉ tiêu đại học chính quy cho 45 ngành đào tạo. Đến nay, đã có hơn 97% thí sinh xác nhận nhập học. Từ ngày 2 - 10/10, thí sinh làm thủ tục nhập học vào trường theo hướng dẫn. "Về cơ bản, công tác tuyển sinh của trường đã đạt kết quả khả quan. Với số lượng thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến như trên, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến sẽ không phải xét tuyển bổ sung", TS Kiều Xuân Thực trao đổi.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: Năm nay, trường được phê duyệt tuyển sinh hơn 1.600 chỉ tiêu. Đã có 1.651 thí sinh trúng tuyển vào trường, đạt 101% so với chỉ tiêu được giao. "Hiện tại, nhà trường chưa dự kiến xét tuyển bổ sung", PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh thông tin.
Cũng chưa tính đến phương án tuyển sinh bổ sung đợt 2, TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho hay: Có 22 nghìn nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào trường. Tuy nhiên, danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường là 102,8% so với tổng chỉ tiêu được giao hơn 2.800 sinh viên.
Trường ĐH Hà Nội chưa tính đến phương án xét tuyển bổ sung nhưng TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bổ sung vào các cơ sở đào tạo khác, cần theo dõi sát sao thông tin trên website của trường mà mình dự kiến đăng ký. Theo quy định, từ ngày 1/10, các trường đại học sẽ thông báo xét tuyển bổ sung nên các thông tin mới nhất sẽ được cập nhật đầy đủ.
Cho rằng, đợt xét tuyển bổ sung cũng diễn ra sôi động, TS Kiều Xuân Thực nhìn nhận: Hàng loạt cơ sở đào tạo đã thông báo xét tuyển bổ sung. Đây là cơ hội để thí sinh có tấm vé vào đại học. Đợt xét tuyển bổ sung sẽ hoàn toàn do các trường chủ động và có thể kéo dài đến tháng 12/2022. Do đó, thí sinh cần lưu ý để không bỏ lỡ cơ hội này. Việc đăng ký xét tuyển vẫn nên áp dụng theo các bước: Chọn ngành rồi đến chọn trường. Đặc biệt phải chú ý đến tiêu chí phụ (nếu có) để không bị "trượt oan".
Công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là có sự đột phá về chuyển đổi số.
Thúc đẩy chuyển đổi số
Nhấn mạnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những bước đột phá mới trong công tác tuyển sinh; PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh - ghi nhận: Trong quá trình lọc ảo, Bộ GD&ĐT đã kịp thời ban hành công văn hướng dẫn, chỉ đạo nhà trường rà soát, tạo điều kiện cho những thí sinh nhầm lẫn khi đăng ký xét tuyển. "Chẳng hạn, có một vài thí sinh đăng nhầm về mã phương thức xét tuyển. Chúng tôi đã nhanh chóng liên hệ để kịp thời xử lý, bảo đảm quyền lợi cho các em" - PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh chia sẻ.
"Chẳng hạn, trong số 22 nghìn nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Hà Nội, có 72 thí sinh sai sót, nhầm lẫn. Chúng tôi đã kịp thời hỗ trợ các em điều chỉnh lại các thông tin, thông số để đúng với nhu cầu, nguyện vọng của các em", TS Nguyễn Tiến Dũng viện dẫn.
TS Nguyễn Tiến Dũng nhìn nhận, một trong những yếu tốt tạo nên thành công trong công tác tuyển sinh là việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là đột phá về chuyển đổi số, thể hiện sự tiên phong của ngành Giáo dục. Cùng với đó, Bộ GD&ĐT và các cơ sở đào tạo đã có những dự báo và kịch bản tốt trong công tác tuyển sinh. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT và các trường luôn quan tâm, sát sao để bảo vệ quyền lợi cho thí sinh, hướng đến mục tiêu công bằng, chất lượng và minh bạch.
Nhìn lại về tổng thể, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực. Đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo, mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số; trong đó, bảo đảm việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.
"Công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là có sự đột phá về chuyển đổi số; đặc biệt là việc thanh toán lệ phí không sử dụng tiền mặt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030", bà Thủy nhấn mạnh.
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ, có trường tổ chức xét tuyển sớm, dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều. Có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu. Vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.
"Tuy nhiên, nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2022 có thể khẳng định, áp dụng công nghệ trong các khâu của tuyển sinh là việc không thể không làm trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm. Sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn", bà Thủy trao đổi.
"Hiện nay, Hệ thống đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GD&ĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo". - Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT)
Trường ĐH Thủy lợi công bố điểm sàn năm 2022 Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Thủy lợi vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và kết quả thi đánh giá tư duy. Theo đó, phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ngành có điểm sàn...