Chợ nổi Trà Sư – thương hồ phiên ven rừng
Thử một lần khám phá rừng tràm đẹp nhất Việt Nam, khách viễn phương mới thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trác tuyệt, kiều diễm của nàng thơ Trà Sư.
Khu du lịch hiện lên như những thước phim nghệ thuật say lòng người, bởi cảnh vật nơi đây lung linh, ảo diệu tựa chốn bồng lai. Ở đó, có hoa tràm tuyết trắng, có cầu tre vạn lý, cầu kiều thướt tha và cả vườn hoa tình ái, điểm xuyến dải lụa yếm đào phất phơ của đàn cò trắng trên không trung. Đặc biệt, giờ đây tuyệt tác Trà Sư còn được tô điểm nét duyên quê đậm chất Nam Bộ mộc mạc đó là làng chợ nổi.
Làng chợ nổi vẻ đẹp rộn ràng nơi cửa ngõ Trà Sư.
Một lần nữa, kỳ quan thế giới tự nhiên của dòng Mê Kông sẽ tiếp tục giới thiệu cho du khách thập phương hiểu hơn về nét đẹp văn hóa giao thương miền Tây bình yên và dung dị. Chợ nổi Trà Sư tái hiện nét sinh hoạt nhộn nhịp và sầm uất đặc trưng, tấp nập người qua kẻ lại miền sông nước. Trên bến dưới thuyền, chợ được thiết kế với hàng chục chiếc xuồng ba lá dọc kênh Trà Sư, đầy ắp những trái cây tươi ngon, chín mọng, các sản vật quý giá của vùng núi đại ngàn cùng nền ẩm thực đậm đà truyền thống dân tộc…tất cả được tụ hội, tạo nên nét thương hồ truyền thống và độc đáo nơi cửa ngõ Trà Sư.
Đến đây du khách sẽ được tự tay lựa chọn và thưởng thức đa dạng các loại trái cây, cực phẩm của vùng Thất Sơn như: sầu riêng núi, măng cụt, bơ, xoài, mãng cầu xiêm, thốt lốt, mật ong rừng tràm, khô và các loại rau, màu, cây dược liệu Thiên Cấm Sơn,…mang theo những hương vị mát lành, đậm đà khó quên. Ngoài ra, du khách còn khám phá thiên đường ẩm thực Nam Bộ với những món ngon trứ danh như: lẩu mắm cá linh, bánh xèo, cá lóc nướng trui, điên điển xào tép, gà đốt Ô Thum,… xen vào đó là những điệu lý câu hò, những màn tung hứng điêu luyện của những người dân bản địa.
Video đang HOT
Cảm giác ngồi lênh đênh trên những chiếc xuồng ba lá để len lỏi trên sông, thưởng thức những hương vị miền quê, trải nghiệm nhịp sống tất bật của người dân nơi đây quả là một điều rất tuyệt vời. Vẻ đẹp sông nước Trà Sư không huyền bí và ma mị như thác cao, biển cả. Mà đó là “cái hồn” dân dã với đời sống thanh bình của vùng quê ĐBSCL, của những điều đơn sơ, chân chất.
Bỏ lại sau lưng những ồn ào của chốn phồn hoa đô hội về đây, du khách sẽ cảm nhận vô vàn những điều mới lạ. Không phải cảm giác đẩy một chiếc xe lớn dạo vòng quanh siêu thị, không phải cảm giác len lỏi trong những gian hàng ở chợ dân sinh. Cũng chẳng phải việc ghé vội vào một cửa hàng tiện lợi nào đó mua đồ ăn mà đi chợ nổi Trà Sư, du khách sẽ được “mục sở thị” không gian xanh mát thiên đường xanh ngập nước, có thể tìm thấy núi sông, có thể chiêm ngưỡng bầu không khí trong lành với dàn hợp xướng chim muông tạo nên những thanh nhạc say đắm lòng người, những đàn chim chao liệng múa hát như những vũ công chuyên nghiệp, điểm xuyến hai bên bờ sông là những lâu đài bồ câu tráng lệ san sát nhau, xen lẫn công viên hoa nổi đầy màu sắc, thỉnh thoảng chiếc xuồng nhỏ khẽ chạm gần với cầu kiều e ấp, phía xa là những chú cá vui đùa trên mặt nước kết hợp với kỹ năng săn mồi của đàn cò trắng như những đôi uyên ương say đắm quấn quýt bên nhau, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả không gian, thời gian dường như “ngả nghiêng” với sắc trời nơi đây.
Trà Sư đẹp xuất thần trong phim Thất Sơn Tâm Linh của đạo diễn Hàm Trần.
Thả mình trong hương tràm cổ thụ xanh bát ngát, thảm bèo rộng thênh thang, thong dong rảo bước trên cầu tre xuyên rừng, chèo xuồng mua trái cây đặc sản, uống ly nước mát, du khách như lạc vào miền quê Nam Bộ cổ xưa, mọi thứ đều hết sức yên ả, để tuổi thơ chợt ùa về, níu chân du khách. Cảnh đẹp như được “thôi miên” nao lòng khách viễn phương bởi trên dòng sông mênh mông sóng nước ấy chở biết bao ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân phương Nam.
Đã có không ít đạo diễn tài hoa chọn Trà Sư để thực hiện những bộ phim điện ảnh đình đám, đã có không biết bao đôi tân hôn dắt dìu nhau về đây chụp ảnh cưới ghi lại dấu ấn đáng nhớ của cuộc đời mình, nhiều phượt thủ chuyên nghiệp cũng bị thu phục bởi tiên cảnh trần gian này.
Hãy thử đến 1 lần và cảm nhận, cô gái xuân thì Trà Sư luôn chào đón những vị khách yêu thiên nhiên, thích khám phá, thích tham gia các hoạt động dân dã hoặc đơn giản là tìm đến chốn yên bình để thư giãn. Một bức họa Trà Sư với những nét duyên hài hòa của thiên tạo và nhân tạo mà hiếm nơi nào có được.
Ngày hội Du lịch 'Văn hóa chợ nổi Cái Răng'
Từ ngày 1 đến 3-8, tại Trung tâm Du lịch quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với UBND quận Cái Răng tổ chức Ngày hội Du lịch 'Văn hóa chợ nổi Cái Răng' lần thứ V, năm 2020.
Ngày hội Du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" với nhiều hoạt động đặc sắc, tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu và trải nghiệm thực tế đời sống của cư dân chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Phương Nghi
Đây là sự kiện thường niên của thành phố Cần Thơ nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Đồng thời, tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu và trải nghiệm thực tế đời sống của cư dân chợ nổi cũng như khám phá những nét độc đáo của hoạt động giao thương vùng sông nước; giới thiệu hình ảnh, quảng bá du lịch thành phố Cần Thơ nói chung, quận Cái Răng nói riêng đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Ngày hội Du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc, thể hiện nổi bật chủ đề văn hóa, con người của vùng sông nước miền Tây.
Ông Vương Công Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Cái Răng cho biết: Đây là dịp để các doanh nghiệp du lịch được trực tiếp gặp gỡ, liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển dịch vụ. Điểm nhấn của Ngày hội Du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" năm nay không chỉ nhằm mục đích phát triển, quảng bá du lịch mà sẽ kết hợp với những hoạt động liên quan đến phát triển an sinh xã hội của địa phương, các hoạt động phát triển và chăm lo an sinh xã hội như: Ra mắt điểm cung cấp nước sạch cho thương hồ tại chợ nổi; tặng ghe cho thương hồ có hoàn cảnh khó khăn; phát động lắp nhà vệ sinh có bồn cầu tự hoại cùng nhiều hoạt động bảo vệ môi trường sông nước khác.
"Sự tương tác của du khách, sự quan tâm của cộng đồng dành cho chợ nổi cũng ngày càng tăng. Đây là tín hiệu tích cực để đưa di sản văn hóa chợ nổi Cái Răng đến gần du khách, góp phần bảo tồn và phát triển chợ nổi" - Ông Khanh nói.
Bên cạnh các hoạt động truyền thống như diễu hành, trang trí ghe - thuyền, vớt rác trên sông, đua thuyền rồng..., Ngày hội Du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" lần này sẽ có thêm nhiều hoạt động mới đậm nét văn hóa sông nước. Ngoài ra, một hoạt động mới khác là tiệc buffet các loại trái cây và bánh dân gian trên phương tiện thủy, tạo nên cảnh quan mới lạ và góp phần thúc đẩy, quảng bá ẩm thực, nông sản của vùng sông nước Cái Răng. Điều đặc biệt là hai hoạt động trên đều được tổ chức miễn phí cho du khách.
Ông Đặng Ngọc Nhẫn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Cái Răng cho biết: Với khách phương xa, đi chợ nổi Cái Răng là để xem, để khám phá cái nguyên khí của một miền quê lạ.
Du khách không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, chỉ cần chèo chậm, thong thả ngang qua chợ. Du khách nhìn các nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy, lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời... Đưa đón khách tham quan đến các điểm du lịch là một hoạt động mới trong năm nay và được các doanh nghiệp du lịch tài trợ, nhằm mục đích kết nối du lịch quận Cái Răng với du lịch thành phố...
Chị Nguyễn Mỹ Phương, du khách đến từ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết: "Chợ nổi Cái Răng rất đẹp, có nhiều ghe xuồng bán đủ loại hàng hóa cùng với những hoạt động mang nét đặc trưng của sông nước miền Tây rất hấp dẫn".
Còn anh Lê Tấn Huỳnh, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Đến với chợ nổi Cái Răng, cảm nhận được không khí đông vui, tấp nập của phiên chợ. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể trải nghiệm thực tế cuộc sống của người dân nơi đây. Có rất nhiều gia đình sinh sống trên những chiếc ghe với đầy đủ tiện nghi như một ngôi nhà nổi trên mặt nước. Những ngôi nhà này được trang bị không thua kém gì bất cứ một ngôi nhà bình thường nào trên cạn".
Chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đã hình thành một nền kinh tế văn hóa sông nước mang tính cộng đồng. Việc đi lại giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế hàng hóa bằng đường thủy, nhóm họp buôn bán trên sông, giúp họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng, trở thành tập quán trên bến, dưới thuyền.
Mênh mang đất mũi Cà Mau Đến với điểm cuối cùng trên dải đất hình chữ S, bạn sẽ đắm chìm trong một màu xanh yên bình của biển trời, của những rừng tràm và mênh mang sông nước miền Tây. Rừng U Minh Hạ Nhắc tới những điểm tham quan nổi tiếng nhất của du lịch Cà Mau, chắc chắn vườn quốc gia U Minh Hạ là cái...