Chỗ ngồi trong lớp học nói gì về bạn?
Với các sinh viên đại học được tự chọn chỗ ngồi của mình trong lớp, vị trí bạn chọn sẽ nói lên bạn là kiểu sinh viên nào.
Ngồi bàn đầu dãy giữa
Bạn thật sự là học sinh chăm chỉ và tự tin. Việc bạn chiếm được vị trí “đẹp nhất” trong lớp chứng tỏ bạn là người luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ trong tất cả các buổi học, kể cả những tiết học vào sáng sớm.
Hơn nữa, can đảm ngồi đối diện trực tiếp với giáo viên nghĩa là bạn không chỉ muốn có được vị trí tiếp thu kiến thức tốt nhất mà còn muốn các giảng viên ghi nhớ bạn. Một học sinh chăm chỉ như bạn thì cũng không có gì là lạ nếu thấy bạn xuất hiện trong các lớp khác không phải môn của bạn. Rất có thể vì bạn thấy môn đó thú vị và đến dự thính để học hỏi thêm.
Ảnh minh họa.
Ngồi bàn đầu các dãy bên
Có hai trường hợp: hoặc bạn không hoàn toàn là “con người của học hành”, hoặc bạn là “người đến sau”.
Nếu là trường hợp 1, bạn cũng khá chăm chỉ và yêu học hành nhưng đôi khi vẫn bị giằng xé trong tư tưởng. Thiên thần trong đầu bạn muốn bạn phải chăm chỉ và chuyên tâm học hành, còn ác quỷ lại thầm thì rằng ngồi giữa rất đáng sợ vì dễ thành tiêu điểm của chú ý. Cuối cùng bạn chọn bàn đầu dãy bên để trung hòa hai tư tưởng này.
Còn nếu là trường hợp 2, bạn rất chăm học nhưng đơn giản chỉ là bạn chậm chân và kém may mắn không kịp “xí” bàn đầu dãy giữa, đành phải ngồi sang bàn đầu dãy bên.
Ảnh minh họa.
Ngồi gần các cửa ra vào
Video đang HOT
Bạn ngồi trong lớp nhưng luôn ôm trong đầu tư tưởng sẵn sàng chuồn ra khỏi lớp ngay khi vừa điểm danh xong, hoặc bạn chính là thành viên chuyên đến muộn và chỉ mới chui vào lớp khi giáo viên không để ý.
Tóm lại, với những sinh viên thường ngồi cạnh cửa ra vào thì lớp học chỉ là chốn “tạm bợ”. Bạn không thích phải ngồi nghe những bài giảng nhàm chán nhưng lại không muốn mất điểm chuyên cần. Bạn tin rằng học tại đại học tự nghiên cứu là chính, miễn có kết quả học tập cao là được. Những bài giảng trên lớp cũng không giúp ích được nhiều nên không cần nghe giảng.
Ngồi cuối dãy giữa
Mặc dù ngồi ở hàng cuối nhưng bạn thực sự vẫn là người chăm chỉ và có ý thức học hành không kém những sinh viên bàn đầu. Nhưng khác với những người ngồi bàn đầu, những người thích ngồi bàn cuối là người có tính cách hòa đồng hơn.
Bạn ngồi ở phía sau chủ yếu là vì không thích cảm giác có người ngồi sau nhìn chằm chằm hay bất ngờ chọc bút vào lưng mình. Bạn cũng không thích bị quấy rầy khi đang nghe giảng. Tuy nhiên, các thầy cô vẫn nhớ mặt bạn như những sinh viên ngồi bàn đầu bởi bàn đầu và bàn cuối dãy giữa luôn nằm trong tầm mắt của giáo viên khi đứng trên bục giảng.
Hơn nữa, lợi thế của việc ngồi bàn cuối là bạn vẫn có thể thì thầm với bạn bè đôi câu trong giờ mà không lo bị giáo viên nghe, không cần lúc nào cũng phải tập trung, nghiêm túc như những sinh viên bàn đầu.
Ngồi bàn cuối ở góc lớp
Sự tập trung, chú ý trong giờ của bạn là con số không tròn trĩnh. Bạn không phải là học sinh thích gây mất trật tự nhưng cũng không có hứng thú nghe giảng. Bạn chọn vị trí này để có thể yên tâm làm việc riêng một cách thầm lặng mà không ảnh hưởng đến ai như nhắn tin, lướt web, đọc truyện hay thậm chí là ngủ gật trong lớp học.
Bạn muốn mọi người quên đi sự tồn tại của mình và tốt nhất là không ai gọi đến tên bạn trong giờ. Có vẻ lớp học không phải là nơi dành cho bạn, bạn tách biệt ra khỏi không khí trong lớp học và tìm thế giới của riêng mình.
Ngồi những bàn gần cuối
Bạn chính là những “bà tám”, “ông tám” kiêm “mỏ khoét” chính hiệu. Bạn có thể đi học với một cái ba lô to đùng, nhưng bên trong lại chẳng có mấy sách vở. Những thứ bạn nhồi nhét trong cái ba lô căng phồng bao gồm đồ ăn vặt để lai rai với bạn bè, truyện tranh, laptop (nhưng không phải để học mà để lên mạng), hay kim đan và những cuộn len.
Với bạn, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bạn đi học để được gặp bạn bè mỗi ngày. Bạn thích thú với cảm giác “mạo hiểm” khi lén lút ăn quà vặt và buôn chuyện với bạn bè trong giờ học. Nếu thấy bạn gục đầu xuống bàn, nhiều khả năng là bạn đang lén lút đút miếng gì đó vào miệng hoặc cúi xuống bịt miệng cười trộm vì một câu chuyện gì đó.
Ngồi giữa lớp
Bạn là một học sinh trung bình về mọi mặt: Không phải học sinh cá biệt nhưng cũng không phải học sinh giỏi; Muốn chép bài đầy đủ nhưng thỉnh thoảng cũng ngủ gật hay làm việc riêng trong giờ; Vừa muốn nghe giảng nhưng lại vừa muốn “hóng” những câu chuyện hay ho của các bạn ở cuối lớp. Không có tham vọng thành sinh viên xuất sắc nhưng cũng không muốn học lại, chỉ cần đủ điểm qua môn là được. Chính vì mọi mặt đều “thường thường bậc trung” nên bạn cũng không quá tự tin và không thích gây sự chú ý.
…Và trên giường
Những sinh viên này thường được xếp vào hàng những “học sinh cá biệt”. Bạn thậm chí không nhớ nổi lịch học của mình và thường xuyên vắng mặt trong các buổi học. Bạn cùng lớp chỉ được “diện kiến dung nhan” bạn vào lúc kiểm tra giữa kỳ, buổi cuối cùng lúc phát đề cương ôn tập và khi thi hết môn.
Theo Giang Shu/Baodatviet.vn
Quét lớp cũng là một môn học
Ý tưởng thu phí vệ sinh để thuê người quét lớp và giải phóng việc trực nhật cho học sinh được nhiều người cho là sáng kiến.
Tuy nhiên, cái lợi chưa thấy đâu nhưng những hệ lụy của sáng kiến này thì đã rõ ràng.
Có lẽ từ khi có trường học thì học sinh bao thế hệ ở Việt Nam ai cũng từng làm một công việc gần như mặc định là trực nhật quét lớp. Đây là việc làm không đơn thuần là nghĩa vụ mà còn là tình cảm đạo đức đối với trường lớp thân yêu của mình.
Sâu xa hơn, đó chính là một nội dung giáo dục về đạo đức nhân cách làm người, về kỹ năng sống và thật sự xứng đáng là một truyền thống, một nét văn hóa đẹp trong trường học.
Hình ảnh học sinh trực nhật, làm vệ sinh lớp lâu nay vắng bóng trong nhiều trường học.
"Đề tài sáng kiến kinh nghiệm"
Khoảng chục năm nay, khi đời sống vật chất của nhân dân ta có khá hơn đôi chút, hiệu trưởng một số trường phổ thông trên địa bàn cả nước - không chỉ là những trường ở các thành phố, thị xã mà có cả những trường vùng ven, vùng sâu điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn - đã có chủ trương thu thêm một loại phí đối với học sinh gọi là phí vệ sinh để thuê người quét lớp (cả học chính khóa và học thêm).
Nhiều người tự hào cho đây là một ý tưởng mới mẻ, thậm chí có vị hiệu trưởng còn đưa nội dung này vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý trường học của mình.
Cái lý của các vị hiệu trưởng này đưa ra là việc quét lớp làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em, nhất là học sinh cuối cấp; làm bẩn quần áo, đổ mồ hôi, mệt... không tiếp tục học được. Số tiền phụ huynh phải nộp thêm không nhiều; giáo viên chủ nhiệm đỡ phải phân công học sinh và kiểm tra, giám sát việc học sinh trực nhật; nhà trường đỡ tốn tiền mua chổi, ky, sọt rác cho mỗi lớp...
Đại loại theo họ là có rất nhiều cái lợi đằng sau việc thuê người quét lớp. Và không phải là tất cả nhưng phần lớn phụ huynh đồng tình với sáng kiến này, rồi theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số, chủ trương được nhất trí cao, nên trong cục tiền đầu năm tất cả phụ huynh phải gồng thêm một loại phí mới là tiền thuê người quét lớp thay cho con em mình.
Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng sáng kiến trên của một số hiệu trưởng chỉ có hại cả về trước mắt lẫn lâu dài.
Mất cơ hội giáo dục kỹ năng sống
Cái hại trước mắt dễ thấy là làm cho học sinh nhanh chóng bắt nhịp với tâm lý có tiền là có quyền, đã đóng tiền thuê người quét lớp nên các em chẳng những có quyền không phải quét lớp mà còn có quyền xả rác một cách thoải mái.
Mặc dù những người được thuê quét dọn cũng thực hiện tốt công việc của mình sau hai buổi học sáng - chiều nhưng chỉ ngay sau 15 phút đầu giờ mỗi buổi học trên sân trường, ở các lối đi, trên các hành lang, các sảnh, cầu thang, gốc cây, chậu cảnh... đã xuất hiện rác tức thì. Ở lớp học, chỉ cần sau tiết học đầu tiên trong hộc bàn đã đầy những vỏ hộp sữa, bao bì bọc bánh kẹo, vỏ chai nước, giấy vụn.
Vì đã thuê người quét lớp nên không còn có chuyện lớp phải phân công tổ - học sinh thay phiên nhau trực nhật, quét lớp, do đó mặc nhiên thủ tiêu sự "đấu tranh nội bộ" để bảo đảm vệ sinh suốt buổi học mà ngược lại, giờ đây ai cũng vô tư, không hề thấy khó chịu, chướng mắt trước cảnh người khác xả rác.
Giáo viên cũng rất lúng túng khi vào tiết mà lớp đầy rác vì không biết xử lý như thế nào cho hợp lý, nếu dừng việc giảng dạy để buộc cả lớp phải nhặt rác thì mất thời gian, cháy giáo án, phê vào sổ rằng lớp mất vệ sinh thì chẳng có tác dụng thực tế. Còn trách phạt sẽ gặp bí khi các em bảo "em đã đóng tiền thuê người quét lớp rồi" và điều này hoàn toàn có thể bị phụ huynh... kiện.
Cứ như vậy, trường lớp triền miên không sạch mà đối với nhà trường, trong ba tiêu chí "xanh - sạch - đẹp" thì xem ra sạch giữ vị trí trung tâm và cơ bản nhất, là tiêu chí đầu tiên phải thực hiện. Có thể chưa xanh, chưa đẹp nhưng bắt buộc phải sạch.
Sâu xa, việc thuê người quét lớp sẽ hết đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, dẫn đến những hệ lụy đáng buồn cho mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện mà ta đang phấn đấu.
Thiết nghĩ các bậc phụ huynh cần nghĩ lại việc đồng tình với sáng kiến thuê người quét lớp. Trực nhật làm vệ sinh lớp là nhằm mục đích tập cho các em quen dần với lao động, có ý thức tôn trọng thành quả lao động của chính bản thân mình, biết giữ gìn vệ sinh chung trong lớp học, không xả rác bừa bãi trong lớp, trong trường.
Mất năm mười phút để làm vệ sinh lớp học nhưng bù lại các em nhận được biết bao nhiêu điều tốt đẹp từ cuộc sống và trưởng thành hơn. Khi trực tiếp lao động, các em sẽ hiểu rõ hơn thành quả lao động, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Cùng bè bạn quét lớp là dịp để các em biết cách chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, bỏ dần thói quen sống ích kỷ.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là cái gì đó quá cao siêu mà kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi nhất trong gia đình và trong trường học: quét dọn nhà cửa, lớp, bàn ghế, sân trường.
Theo Lê Minh Hoàng/Báo Tuổi trẻ
Thủ khoa xinh đẹp trường SKĐA lăn lê trên giảng đường Trong năm học đầu tiên, Lương Huyền Thanh - nữ sinh nổi tiếng trong mùa thi đại học vừa qua đã được học những kỹ năng quan trọng của ngành diễn viên. Lương Huyền Thanh (sinh năm 1996) tại Thanh Hóa trở thành thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh năm nay. Nhờ khả năng diễn xuất tốt, điểm thi văn hóa cao,...