Cho mang thai hộ, khó quản lý đẻ thuê
Nhằm tạo cơ hội cho những cặp vợ chồng không thể sinh con, Bộ Tư pháp đã đưa nội dung mang thai hộ vào Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi). Nếu được Quốc hội thông qua thì đây thực sự là cơ hội “vàng” cho không ít người hiếm muộn.
Không “quan hệ” vẫn đẻ như thường
Theo Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), đối tượng được nhờ người khác mang thai hộ phải là những phụ nữ do mắc bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh, bệnh phụ khoa… rất muốn có con để đảm bảo hạnh phúc gia đình, nhưng lại không có khả năng mang thai. Và điều kiện tiên quyết của những người này phải là người có noãn để thụ tinh được, chứ không phải xin noãn người khác.
Với tinh thần trên thì định nghĩa mang thai hộ tại Dự thảo là việc sử dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật lấy noãn và trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chuyển phôi đó vào trong tử cung của người phụ nữ thứ ba để người này mang thai và sinh con. “Việc mang thai hộ không áp dụng trong trường hợp sử dụng noãn của người mang thai hộ kết hợp với tinh trùng của người bố. Vì nếu lấy noãn của người mang thai hộ để thụ tinh thì sẽ liên quan đến yếu tố sinh học, di truyền. Do đó, việc người chồng quan hệ trực tiếp với người mang thai hộ là hoàn toàn bị cấm” – ông Dương Đăng Huệ, Vụ Trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – kinh tế, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (Bộ Tư pháp) khẳng định. Cũng theo ông Huệ, đứa trẻ ra đời từ người mang thai hộ sẽ mang gene di truyền của người phụ nữ có noãn, chắc chắn không bị tác động di truyền của người mang thai hộ.
Về ý kiến cho rằng chỉ những người thân thích, họ hàng mới được phép mang thai hộ, ông Dương Đăng Huệ khẳng định người mang thai hộ không nhất thiết phải là họ hàng, cùng huyết thống… mà có thể là bạn bè thân thích. Mặc dù vậy, dự luật nhấn mạnh yếu tố thân thích giữa những cặp vợ chồng mong muốn có con và người mang thai hộ. Mục đích là nhằm loại bỏ tính vụ lợi trong nội dung đầy tính nhân văn này.
Kiểm soát việc đẻ thuê ra sao?
Video đang HOT
Nói thêm về điều kiện trong mối quan hệ mang thai hộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – kinh tế cho rằng mặc dù loại bỏ yếu tố vụ lợi, song những người nhờ mang thai hộ nhất thiết phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ về vật chất ở mức cần thiết đối với người mang thai hộ cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi. Đó là phải đảm bảo việc ăn, ở, chế độ dinh dưỡng, khám sức khoẻ, sữa… cho người mang thai hộ như những trường hợp thai nghén khác. Về phía bên kia, người mang thai hộ cũng không được phép đòi hỏi vật chất vượt quá mức bình thường.
Xoay quanh vấn đề mang thai hộ và đẻ thuê, ông Huệ chia sẻ thêm hiện trên thế giới một số nước đã áp dụng chính sách mang thai hộ từ khá lâu, thậm chí có quốc gia còn chấp nhận hoạt động đẻ thuê. Ở đó, việc đẻ thuê được ký hợp đồng và được ràng buộc với những điều khoản rất cụ thể. Thế nhưng ở Việt Nam thì sẽ không có chuyện này. Chúng ta chỉ đặt vấn đề mang thai hộ không gì khác ngoài mục đích nhân đạo, nhân văn và để tạo cơ hội cho những cặp vợ chồng không thể tự “đảm đương” được hết quá trình thụ thai, sinh nở. Nhằm loại trừ việc đẻ thuê, ông Huệ khẳng định dự thảo luật đã quy định rất chặt chẽ. Đối với những người có sức khỏe bình thường hay ca sĩ, người mẫu hoặc người giàu không muốn mang thai thì không được phép nhờ người khác mang thai hộ. Khi nhờ mang thai hộ, cặp vợ chồng mong muốn có con và cả người mang thai hộ sẽ phải trải qua đợt kiểm tra, đánh giá của hội đồng y khoa và đôi bên phải tự nguyện cam kết dựa trên quy định của pháp luật.
Mặc dù vấn đề mang thai hộ đã được Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập khá chi tiết, cụ thể với những điều kiện chặt chẽ, song luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng tới đây nếu nội dung này được thông qua thì các văn bản dưới luật cần phải thể chế hóa cụ thể hơn nữa. Bởi lẽ ranh giới giữa việc mang thai hộ và đẻ thuê đôi khi rất mong manh. Ngoài việc kiểm tra, đánh giá của hội đồng y khoa thì còn có cơ quan nào giám sát hoạt động này nữa và trong trường hợp nảy sinh hiện tượng đẻ thuê thì phải xử lý ra sao, mức độ xử lý như thế nào, hành chính hay hình sự?
Hiện ở Việt Nam có khoảng 15% các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh vì nhiều lý do khác nhau, và không phải trường hợp nào cũng có thể can thiệp được bằng y học. Chính vì vậy, dù pháp luật đã cấm hành vi mang thai hộ, đẻ thuê nhưng trong thực tế, niềm khao khát được làm cha, làm mẹ vẫn khiến nhiều người tìm mọi cách để đạt được nguyện vọng ấy. Theo Nghị định 96/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh (có hiệu lực từ ngày 15-12-2011), hành vi mang thai hộ có thể bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng.
Minh Long
Theo ANTD
Đào tạo ngành y: Chạy theo số lượng, tuyển sinh tràn lan
Cơ hội trúng tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa, dược sĩ ĐH chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay.
Trong khi điểm chuẩn trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa năm nay ở các trường ĐH công lập chuyên ngành y, dược đều khá cao và tăng so với năm trước, từ 23-27,5 điểm..., thì trường ĐH Trà Vinh cũng là trường công lập năm đầu tiên tuyển sinh ngành y đa khoa (khối B) với điểm chuẩn là 17,5.
Ngoài ra, năm nay trường còn bắt đầu tuyển ngành y tế công cộng (khối A/B) với điểm chuẩn 13/14 điểm. Hai ngành nhà trường tuyển khóa thứ hai là xét nghiệm y học (khối A/B) 14/14,5 điểm và điều dưỡng (khối A/B) 13,5/14,5 điểm.
Điểm dưới sàn cũng trúng tuyển
Phòng thực hành y khoa của Trường ĐH Trà Vinh.
Bên cạnh đó, hàng loạt trường ĐH ngoài công lập đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe có điểm chuẩn trúng tuyển thấp đến không ngờ. Cụ thể, Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) năm thứ hai tuyển sinh ngành bác sĩ đa khoa (khối B) với điểm chuẩn là 17. Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) tuyển ngành dược sĩ ĐH (khối A/B) với điểm chuẩn 16/17 điểm. Trường ĐH Hồng Bàng đào tạo ngành điều dưỡng và kỹ thuật y học (xét nghiệm y khoa) bậc ĐH có điểm chuẩn bằng sàn khối B 14 điểm.
Tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, bậc ĐH ngành dược sĩ (khối A/B) điểm chuẩn là 16, điều dưỡng (khối B) bằng sàn. Trường ĐH Nam Cần Thơ vừa được thành lập, tuyển sinh năm đầu tiên với điểm chuẩn ngành dược (khối A/B) cũng bằng điểm sàn. Trường ĐH Tây Đô (Cần Thơ) tuyển ngành dược sĩ ĐH (khối A/B) và ngành điều dưỡng (khối B) đều có điểm chuẩn NV1 bằng sàn.
Nhưng điều bất ngờ nhất là năm nay những thí sinh dưới điểm sàn cũng có thể trúng tuyển vào ngành dược sĩ và điều dưỡng của trường này. Theo đó, các thí sinh có hộ khẩu thường trú ba năm trở lên (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Tây Nam bộ, Tây Bắc, Tây nguyên trường xác định mức điểm trúng tuyển các ngành ĐH, CĐ thấp hơn mức điểm trúng tuyển không quá 1 điểm (khối A 12 điểm, khối B 13 điểm).
TS Phan Văn Thơm, quyền hiệu trưởng trường ĐH Tây Đô, cho biết: "Trường tư nếu không có sinh viên sẽ phải đóng cửa. Năm trước, trường lấy bằng điểm sàn nhưng chỉ tuyển được hơn 40%. Việc tuyển sinh đầu vào với điểm thấp chỉ là giải pháp tình thế. Tuy nhiên trong quá trình đào tạo nhà trường sẽ sàng lọc rất mạnh". Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tiến Dũng - phó hiệu trưởng trường ĐH Trà Vinh, do đặc thù trường địa phương, nguồn tuyển chủ yếu là thí sinh trong tỉnh, năng lực của thí sinh hạn chế hơn các vùng khác, gắn với nhiệm vụ chính trị đối với tỉnh nhà, nên trường này có chính sách ưu tiên cho NV1 của thí sinh và số lượng tuyển cũng hạn chế. "Mức điểm tuyển này có thấp so với trường tốp trên nhưng trường phải chọn mức này mới có được một vài thí sinh là người dân tộc Khmer trúng tuyển", ông Dũng giải thích.
Không thể tuyển tràn lan
Chính việc các trường tuyển sinh đầu vào các ngành khoa học sức khỏe với mức điểm thấp như vậy đã khiến nhiều người lo ngại. TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - cho rằng trên thực tế, yêu cầu đầu vào người học nhóm ngành khoa học sức khỏe phải là người rất giỏi. Không phải vô cớ mà các trường y dược luôn có điểm chuẩn rất cao. Đây không chỉ là vấn đề chỉ tiêu mà còn là sự đòi hỏi người học phải đạt mức độ tư duy tốt để có thể tiếp thu được khối kiến thức rất sâu của ngành học.
"Tôi cho rằng học sinh khá giỏi mới có khả năng học tốt ngành y dược. Đặc biệt ngành bác sĩ đa khoa gắn với công tác khám chữa bệnh, đòi hỏi người học có kiến thức rất chắc và kỹ năng thực hành giỏi. Cần xác định rõ ràng đào tạo y khoa phải là đào tạo tinh hoa, không thể chạy theo số lượng, tuyển sinh tràn lan", ông Nghĩa nói.
TS Trần Ái Cầm - phó hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành - cũng thừa nhận: "Với chất lượng đầu vào thấp, không chỉ sinh viên mà nhà trường cũng vất vả. Giảng viên dạy phải nói đi nói lại nhiều lần, các trang thiết bị thực hành cũng tiêu hao nhiều hơn". Năm ngoái, một số sinh viên lớp CĐ điều dưỡng của trường đã viết đơn "kêu" trường dạy khó quá, đề nghị trường... nới tay. Lớp CĐ kỹ thuật y học khóa đầu tiên của trường này chỉ có 2/29 sinh viên tốt nghiệp.
Một cán bộ trường ĐH Y dược TP.HCM cho rằng chất lượng đầu vào của thí sinh ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo. Với đầu vào ngành bác sĩ, dược sĩ là thí sinh có sức học trung bình sẽ rất khó đào tạo. Những ngành học khác như kỹ thuật y học, điều dưỡng... yêu cầu chuyên môn gắn với kỹ năng thực hành, chăm sóc bệnh nhân nhưng nếu sinh viên có học lực trung bình sẽ rất vất vả trong quá trình học.
Theo VNE
Sau vinh danh là... đuổi việc: UBND tỉnh phớt lờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng Vụ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh ở phòng giám định y khoa (GĐYK), thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Phước bị sa thải, sau khi được Đài Truyền hình VN (VTV9) vinh danh, do có hành động chống tiêu cực, đang gây xôn xao dư luận tỉnh Bình Phước. Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh. Ảnh: C.H Mới đây, PV Lao Động...