Chớ lạm dụng việc phạt học sinh
Thầy cô giáo nên cẩn thận, cân nhắc trong việc sử dụng cách phạt đối với học sinh để giúp các em ý thức được lỗi của mình và sửa sai.
Là học sinh, khó có em nào không mắc lỗi, vi phạm trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường phổ thông: Khi thì không thuộc bài, mất trật tự, nói chuyện riêng; lúc lại vi phạm tác phong, giờ giấc, nói năng thiếu văn hóa…
Những em sai phạm một lần hoặc vài lần, nhà trường, thầy cô giáo chỉ cần nhắc nhở, nhẹ nhàng. Những em vi phạm nhiều lần, có tính hệ thống thì bị phê sổ đầu bài, phê bình, khiển trách trước lớp, trước cờ, mời phụ huynh đến trao đổi, phối hợp…
Có thể nói, từ khi Bộ GD&ĐT có quy định không vi phạm đạo đức nhà giáo (năm 2008) thì ý thức, đạo đức, cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh nhìn chung có chuyển biến, bớt đi nhiều tình trạng thầy cô la mắng, thậm chí đánh học sinh.
Tuy vậy, thời gian gần đây, một số địa phương vẫn xảy ra vài vụ việc giáo viên hành hung, đánh học sinh gây thương tích khiến dư luận xã hội lo lắng, bức xúc.
Cũng vì mục đích giáo dục, mong muốn tập thể lớp, các học sinh mà mình chủ nhiệm, giảng dạy ngày một tiến bộ, tốt lên, ngoài biện pháp giáo dục, nhắc nhở, động viên, nhiều thầy cô hiện nay vẫn duy trì một số hình thức phạt.
Trong giờ, học sinh gây mất trật tự nhiều lần thì bắt đứng tại chỗ hoặc đứng ở góc bảng đến hết tiết dạy. Em nào không thuộc bài, dưới điểm trung bình, thầy cô yêu cầu về nhà chép phạt. Em nào vi phạm nội quy nhà trường bị mức phê bình trở lên, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ trực nhật, dọn vệ sinh lớp học cả tuần. Có giáo viên còn “sáng kiến” nộp quỹ lớp đối với các em mắc lỗi, mỗi lỗi 1.000 đồng…
Video đang HOT
Phạt một vài em nhưng lại có tác dụng răn đe các học sinh khác. Nhờ thế, phong trào, thi đua, kỷ cương của lớp thêm ổn định, nề nếp, nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu giáo viên lạm dụng các hình thức phạt học sinh sẽ không còn hiệu quả và tính răn đe.
Học sinh cá biệt, chây lười, ý thức kém, bất chấp, thách thức “lệnh phạt” thì coi như giáo viên gặp khó. Một số đồng nghiệp của tôi từng chào thua trước một vài em cá biệt – bảo đứng lên góc bảng nhưng vẫn ngồi trơ trơ; yêu cầu về nhà chép phạt nộp cho thầy vào tiết dạy sau, có học sinh đáp lại ngay: “Em không chép phạt, thầy làm gì được nào!”…
Có em do tố chất, năng lực học tập còn hạn chế, dường như môn nào, lần nào giáo viên gọi lên kiểm tra bài cũ đều không thuộc. Nếu thầy cô lại liên tục và thường xuyên áp dụng chép phạt mấy ngàn lần là điều không nên, dễ tạo áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, sợ hãi cho em đó, vì lo chuyện chép phạt mà xao nhãng việc học hành.
Là người trong cuộc, tôi rất thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của các thầy cô trong sứ mệnh giáo dục con trẻ hôm nay. Mỗi em một hoàn cảnh, một tâm tính. Mỗi giáo viên có những cách thức giáo dục riêng của mình.
Thầy cô giáo nên cẩn thận, cân nhắc trong việc sử dụng cách phạt đối với học sinh để giúp các em ý thức được lỗi của mình là không hay, không đẹp và để các em dần sửa đổi, hoàn thiện.
Theo Đỗ Tấn Ngọc / Người Lao Động
Kỷ luật hiệu trưởng THPT Phan Đình Phùng vụ nữ sinh bị bỏng
Sở GD&ĐT Hà Nội họp hội đồng kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật khiển trách đối với hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng sau vụ nữ sinh bị bỏng nặng do sự cố phòng thực hành.
Trao đổi với báo chí sáng 15/2, ông Chử Xuân Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết ngày 14/2, sở đã họp hội đồng kỷ luật liên quan sự cố nổ trong phòng thực hành ngày 5/1 ở trường THPT Phan Đình Phùng, khiến nữ sinh D.A bỏng nặng.
Hội đồng kỷ luật quyết định hình thức khiển trách đối với hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhâm Huyền, đồng thời có văn bản nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý đối với tập thể ban giám hiệu nhà trường.
Em D.A. bỏng nặng sau sự cố phòng thực hành Hóa - Sinh hôm 5/1. Ảnh người nhà cung cấp.
Tại cuộc họp, hội đồng giữ nguyên hình thức kỷ luật do trường Phan Đình Phùng đề xuất hôm 11/2 đối với 4 học sinh và cán bộ phụ trách phòng thực hành.
Cụ thể, em Nguyễn Đăng Vũ bị cảnh cáo trước toàn trường. Ba học sinh Lê Nguyên Thế, Đỗ Quốc Huy, Đỗ Viết Thiện bị khiển trách trước hội đồng kỷ luật. Cô Nguyễn Thị Mai Anh chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Trước đó, ngày 13/2, UBND thành phố Hà Nội giao sở GD&ĐT xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan vụ nữ sinh bỏng nặng ở trường THPT Phan Đình Phùng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản gửi giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, yêu cầu kiểm tra, làm rõ thông tin, đồng thời tiến hành kiểm điểm việc chậm xử lý vụ việc, báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 15/2.
Như vậy, sau hơn một tháng xảy ra vụ việc, sáng 15/2, Sở GD&ĐT Hà Nội ra văn bản chính thức, báo cáo kết quả xử lý cuối cùng về trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan lên UBND thành phố.
Theo công văn gửi các cơ quan chức năng do Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhâm Huyền ký, cuối giờ thực hành Hóa học ngày 5/1, bài số 5 - "Thực hành Kim loại kiềm, kiềm thổ tại phòng thực hành Hóa - Sinh", sau khi thực hành xong, học sinh tiến hành dọn dẹp. Hai bạn nam nghịch đốt mẩu giấy Phenolphtalein cho vào chiếc cốc khô, bên trong không đựng gì.
Một em cầm lọ đựng cồn (mặc dù cán bộ thực hành cất ra chỗ khác), bên trong còn khoảng 50 ml, đổ vào cốc đó nên bị bắt lửa cháy chai nhựa. Chai nổ dẫn tới 3 học sinh đứng gần bị bỏng, trong đó có D.A.
Lúc xảy ra sự việc, không có giáo viên trong phòng học. Nhà trường và cán bộ y tế đã sơ cứu và đưa 3 em trên vào cấp cứu ở khoa Bỏng của Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Hai học sinh nam đã bình phục và đi học bình thường, D.A ra viện ngày 9/1 và điều trị tại nhà.
Theo Zing
Nâng điểm cho học sinh, 4 giáo viên bị kỷ luật Chỉ vì chạy theo thành tích mà 4 giáo viên ở An Giang bị kỷ luật, sau khi cố tình nâng điểm cho học sinh có học lực yếu lên trung bình để đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Ông Trần Minh Dưỡng, Phó hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, cho biết, đơn vị này có 2...