Chỗ khát vốn, nơi ứ tiền: Hàng tỷ USD ách tắc, ‘biết rồi nói mãi’
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm trên 90% tổng số DN cả nước rất khó khăn tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Nguyên nhân vẫn là những vướng mắc cũ mà cả DN và NH không thể vượt ra ngoài quy định.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng đến ngày 16/6 đạt 2,13%, thấp xa so với 5,7% cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, cho vay các DN nhỏ và vừa (DNNVV) tăng trưởng giảm 0,7%.
Doanh nghiệp “khát” vốn
Với tăng trưởng tín dụng âm, cũng có nghĩa là tất cả những DNNVV, chiếm trên 90% tổng số DN cả nước, không thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.
Nhiều DNNVV trên cả nước cho hay có nhu cầu về vốn, muốn vay từ ngân hàng nhưng không được. Ông Bùi Ngọc Tường, Tập đoàn Đầu tư nước sạch và Môi trường Hùng Thành (Hà Nội), chia sẻ, DN đang quản lý 22 nhà máy nước sạch trên khắp cả nước, thuộc nhóm DNNVV, được ưu tiên. Hơn nữa, DN chưa từng có nợ xấu, nợ quá hạn tại các ngân hàng, nhưng nay muốn vay thêm vốn để khôi phục và mở rộng sản xuất cũng không được.
DN nhỏ và vừa hiện không thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.
Mỗi tháng, công ty có khoảng 2 tỷ đồng chảy vào tài khoản tại ngân hàng Agribank, chi nhánh Long Biên. Nhưng 10 năm nay, DN chưa vay được đồng vốn nào tại ngân hàng này, trong khi nhu cầu vay vốn là rất lớn. Ngân hàng đòi hỏi DN phải có tài sản thế chấp và không chấp nhận thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai, khiến cánh cửa vay vốn của bị thu hẹp lại, ông Tường kể.
Còn ông Dương Văn Dân, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bigsun Việt Nam, thừa nhận, DNNVV thiếu kinh nghiệm quản trị, thiếu tài sản bảo đảm và 90% gặp vấn đề về vốn, nên khi rơi vào khó khăn cụ thể là bị nhảy nhóm nợ, càng khó tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, khi có nguồn tiền về, ngân hàng chỉ muốn thu lại khoản đã cho vay, chứ không muốn cho vay thêm.
Ông Huỳnh Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Ngôi Sao Biển Sài Gòn, nói thêm, nhu cầu về vốn của DN hầu như lúc nào cũng có. Đặc biệt, khi hoạt động ảm đạm do dịch Covid-19 gây ra, dòng tiền cạn kiệt thì nhu cầu càng gia tăng để duy trì và phát triển. Thế nhưng, nếu DN không phải là khách hàng “ruột”, sẽ vô cùng khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, chuyện vay được tiền với lãi suất thấp hiếm khi xảy ra với nhiều DN.
Ông Trần Đình Trọng, Giám đốc điều hành một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ ở TP. Biên Hòa Đồng Nai, than thở, dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động, doanh thu của DN. Công ty phải chấp nhận bù lỗ các khoản chi phí liên quan để sống sót. Công ty rất mong được vay vốn với lãi suất thấp nhưng vẫn chưa được.
Tìm đâu lãi suất thấp cho DNNVV
Không vay được, nhiều DNNVV cũng chưa được được giảm lãi suất với khoản vay hiện hữu.
Video đang HOT
Theo ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh (TP.HCM), công ty vẫn phải trả lãi vay trung dài hạn bình quân 10-11%/năm, không thay đổi so với trước đây. Một số ngân hàng cho rằng chỉ có vay mới thì lãi suất sẽ thấp hơn. Thế nhưng, tài sản của công ty đã cầm cố cho những khoản vay cũ thì không thể nào đáp ứng đủ điều kiện để vay mới.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần mở rộng quy mô các Quỹ bảo lãnh tín dụng, để hoạt động hiệu quả hơn
Ông Trịnh Xuân Toàn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Trịnh Phong Giang, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), cho hay, công ty ông chuyên sản xuất và xuất khẩu hạt điều, khoảng 80% xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do đại dịch, từ sau Tết đến nay, công ty gần như phải tạm ngừng sản xuất. Mặc dù công ty đã nộp đơn xin được hỗ trợ, giảm lãi suất vay vốn ngắn hạn khoảng 10 tỷ đồng nhưng vẫn chưa được. Hiện công ty vẫn phải chịu lãi suất thông thường khoảng 10,5%/năm.
Ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội, nhận xét: “Các ngân hàng nói rằng đã điều chỉnh giảm lãi suất 2 điểm % cho DN, nhưng trên thực tế bản thân tôi mất gần 2 tuần để dẫn dụ các văn bản, ngân hàng mới giảm lãi suất xuống 0,5 điểm %”.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa ra đời năm 2017 với kỳ vọng giúp các DNNVV phát triển. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng DN. Trong đó, điểm nghẽn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp, đã không được khai thông.
TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, kiến nghị Chính phủ có thể cân nhắc một gói hỗ trợ lãi suất thấp để hỗ trợ các DN gặp khó khăn do Covid-19 gây ra. Giai đoạn 2008-2009 chịu tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta đã có gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Hiện lãi suất tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với lãi suất trong khu vực. Do đó, Chính phủ nên xem xét thêm những gói cho vay với lãi suất thấp để hỗ trợ.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, đánh giá, năng lực điều hành, quản trị của DNNVV hiện rất thấp, vì vậy các ngân hàng không thể cho vay dưới chuẩn. Do đó, cần có bảo lãnh tín dụng. Thực tế, nhiều quốc gia đã tung ra các gói bảo lãnh tín dụng, có nơi lên tới 70% khoản vay.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần mở rộng quy mô các Quỹ bảo lãnh tín dụng để quỹ hoạt động hiệu quả hơn. Không nên quá lo ngại về nguy cơ “vỡ quỹ” do DN sử dụng vốn vay không hiệu quả, vì DN nào cũng muốn làm ăn có lãi.
Giải cơn "khát vốn" cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn hoạt động và đầu tư. Bài viết chia sẻ một góc nhìn và đề xuất giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Đưa bảo lãnh tín dụng đến gần doanh nghiệp
Ngày 8/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghị định quy định rõ ràng về việc thành lập và tổ chức của quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước "ngoài ngân sách" do UBND tỉnh, thành phố thành lập và được cấp vốn điều lệ từ ngân sách cấp tỉnh, tối thiểu 100 tỷ đồng. Nguyên tắc hoạt động của quỹ là "tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn".
Với những giới hạn trên, quỹ bảo lãnh tín dụng không phát huy một cách hiệu quả vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng rất khó xin được bảo lãnh từ quỹ bảo lãnh tín dụng vì vốn của quỹ rất hạn chế và với nguyên tắc "bảo đảm an toàn vốn", các quỹ bảo lãnh tín dụng cũng khắt khe không kém so với ngân hàng khi xét duyệt hồ sơ của các doanh nghiệp.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi kiến nghị Chính phủ thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng Trung ương, đặt tại Hà Nội và có các trung tâm chi nhánh tại các tỉnh thành.
Vốn điều lệ phải là vốn từ ngân sách quốc gia, có sự đóng góp từ ngân sách địa phương và số vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Với vốn tự có dồi dào Quỹ bảo lãnh tín dụng mới có thể bảo lãnh nhiều doanh nghiệp.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) có chức năng tương tự như quỹ bảo lãnh tín dụng của Việt Nam, nhưng được xây dựng là cơ quan liên bang và có ngân sách được Quốc hội Mỹ phê chuẩn hàng năm. SBA hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách rất hiệu quả, với việc bảo lãnh để các ngân hàng cho vay giới tiểu thương.
Nếu các doanh nghiệp được bảo lãnh mất khả năng trả nợ, SBA sẽ nhanh chóng bồi thường cho ngân hàng.
Nguyên tắc "bảo đảm an toàn vốn" cũng là một trở ngại lớn cho việc phát huy chức năng bảo lãnh của quỹ.
Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp, việc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp là một công cụ tài chính rất rủi ro vì khả năng trả nợ của doanh nghiệp là thấp.
Tuy nhiên, việc bảo lãnh này là cần thiết vì nếu không có bảo lãnh, doanh nghiệp không thể vay vốn ngân hàng.
Với nguyên tắc "bảo đảm an toàn vốn", quỹ sẽ rất dè dặt trong việc cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp, do họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm thất thoát vốn qua việc bồi thường các ngân hàng.
Nguyên tắc "bảo đảm an toàn vốn" đối nghịch với nguyên tắc "chấp nhận rủi ro" khi bảo lãnh doanh nghiệp. Chúng tôi đề nghị sửa đổi nguyên tắc "bảo đảm an toàn vốn" thành nguyên tắc "thận trọng" khi bảo lãnh các doanh nghiệp.
Sử dụng P2P Lending
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, nhiều hình thức cho vay ngang hàng đã được triển khai tại nhiều quốc gia và ngay cả tại Việt Nam.
Khác với cách cho vay và đi vay truyền thống thông qua ngân hàng là trung gian tài chính, P2P Lending là hình thức cho vay trực tiếp giữa các thành phần kinh tế, qua sự kết nối của một công ty công nghệ thông tin.
Trên thế giới, P2P Lending bắt nguồn từ Anh năm 2005 (Zopa) và nhanh chóng lan mạnh sang Mỹ năm 2007 (Lending Club) và thực sự bùng nổ khi Trung Quốc tham gia với số lượng công ty lên tới hàng nghìn.
Tuy nhiên, do sử dụng nhiều hình thức biến tướng, không phải là P2P đích thực, dẫn đến không kiểm soát được thị trường, Trung Quốc đã trải qua cuộc đại phẫu mạnh khiến cho số lượng các công ty có thể tồn tại chỉ còn khoảng vài chục.
Ở Đông Nam Á, P2P Lending xuất hiện ở nhiều quốc gia như Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thailand và Việt Nam.
Tại Việt Nam, trước khi P2P Lending xuất hiện, phải nhắc đến sự có mặt của làn sóng P2P trong các lĩnh vực như chia sẻ xe (Uber, Grab), căn hộ (AirB&B) góp phần gia tăng nhận thức của người dân và sự quan tâm của các cấp quản lý về loại hình mới mẻ này.
Theo thống kê đến đầu tháng 6/2019 của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ P2P Lending tại Việt Nam là xấp xỉ 65.000 tỷ đồng (tương đương với một ngân hàng cấp trung tại Việt Nam) và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Cho đến nay, đã có khoảng 40 công ty tại Việt Nam cho vay theo mô hình này, tuy nhiên phần lớn đều chưa minh bạch và còn nhiều bất cập.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong hoạt động cho vay ngang hàng.
Trên cơ sở này, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Đề án Sandbox để thử nghiệm mô hình P2P, từ đó đưa ra một dự thảo quy định mô hình hoạt động P2P Lending.
Trong thời gian tới, Chính phủ cần sớm ban hành các quy định về P2P Lending để tạo ra một hành lang pháp lý và các chuẩn mực cho các hoạt động P2P.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lãi suất cho vay đã hạ, vì sao doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn? Bên cạnh giảm mạnh lãi suất cho vay, các ngân hàng còn tìm mọi phương thức để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp. Song, không vì thế mà doanh nghiệp có thể dễ vay được vốn... Thực tế, các ngân hàng cũng tìm đủ mọi cách để đưa nguồn vốn giá rẻ đến doanh nghiệp. Thảo luận về kinh tế -...