Cho học sinh nghỉ sớm để thầy cô đi… đám cưới
Chiều 8/4, ông Lê Minh Trị, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kiên Hải, Kiên Giang, xác nhận có việc sáng cùng ngày Trường tiểu học Hòn Tre chỉ dạy đến 9h rồi cho học sinh nghỉ.
Trường chỉ dạy đến 9 giờ rồi cho học sinh nghỉ để thầy cô đi dự đám cưới cán bộ kế toán của trường.
Theo ông Trị, do cán bộ kế toán của trường sống xa nhà (quê ở tỉnh Đồng Tháp), không có chỗ tổ chức đám cưới, nên phải mượn sân một đơn vị tại Kiên Hải để đãi tiệc.
Ảnh minh họa.
“Chiều hôm trước (7/4), hiệu trưởng có báo với tôi tình hình và xin cho học sinh nghỉ sớm, trường sẽ tổ chức dạy bù trong quỹ thời gian một tuần dự phòng của năm học” – ông Trị nói.
Trước đó, nhiều phụ huynh có con em học tại trường bày tỏ bức xúc, cho rằng nhà trường vì việc riêng của một cán bộ mà cho học sinh nghỉ học là không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Theo các phụ huynh này, đám cưới của cán bộ kế toán đã được tổ chức tại quê nhà, việc mở tiệc đãi khách ở nơi làm việc nên chọn ngày nghỉ để không ảnh hưởng việc dạy và học của trường.
Theo N.Triều/Tuổi trẻ
Nghệ An: Học sinh vùng biển bỏ học đi giúp việc
Trung bình mỗi năm xã Sơn Hải (Quỳnh Lưu) có khoảng 40-60 học sinh bỏ học giữa chừng và sau hè không đến lớp. Nam bỏ học để đi biển, còn nữ thì đi giúp việc ở Hà Nội.
Xã Sơn Hải nằm cách trung tâm huyện chừng 10 km, đời sống của bà con chủ yếu làm nghề khai thác hải sản trên biển và một số ngành nghề, dịch vụ khác. Trong nhiều năm qua, đây được xem là địa phương đang "nóng" lên tình trạng học sinh bỏ học đông nhất toàn huyện.
Tìm đến từng hộ gia đình có con em bỏ học, chúng tôi chỉ được gặp 5/40 em hiện đang ở nhà, còn lại đều đã đi biển và ra Hà Nội làm giúp việc.
Em Nguyễn Thị Nga (học sinh lớp 8E, trường THCS Sơn Hải) bỏ học từ ngày 20/2.
Trong số học sinh bỏ học có em Nguyễn Thị Nga ở xóm 11, là học sinh lớp 8, trường THCS Sơn Hải. Khi được hỏi nguyên nhân gì khiến em bỏ học giữa chừng thì Nga trả lời rằng: Do học không vào, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em bỏ học.
Gia đình em Nga có 4 anh chị em, Nga là con út trong gia đình. Bố, mẹ mất sớm nên hiện Nga được ông Nguyễn Văn Thu ( là bác ruột) cưu mang. Nga là sinh khá, từ lớp 1 đến lớp 7 em đều đạt học sinh tiên tiến. Khi bước vào lớp 8, học được một thời gian thì em đột ngột bỏ học giữa chừng.
"Gia đình tôi động viên, khuyên bảo rất nhiều lần nhưng cháu vẫn không chịu đến trường. Mặc dù nhà trường, đoàn thể xã hội đến tận nhà khuyên cháu nhưng cháu vẫn không nghe" - ông Nguyễn Văn Thu chia sẻ.
Mẹ em Uyên cho biết thành tích học tập của Uyên trong các năm học qua.
Trong số 40 em học sinh THCS bỏ học năm học 2015-2016 trên địa bàn xã Sơn Hải thì có tới 26 em là nữ, 14 em nam. Số học sinh nữ bỏ học hiện đều đã đi giúp việc ở các tỉnh, thành phố ngoài Bắc. Như trường hợp em Vũ Thị Uyên học sinh lớp 8A (THCS Sơn Hải) đã ra Hà Nội giúp việc cho một quầy thuốc Đông Y cách đây hơn 1 tuần.
Bà Đinh Thị Kim - mẹ em Uyên cho biết: "Phần vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tôi lại đau ốm nên cũng để cháu bỏ học thôi. Nghe cháu bảo sẽ ra Hà Nội giúp việc với mức lương 3 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ cháu ở nhà cũng không có việc gì làm nên cũng tìm hiểu công việc ở ngoài đó cụ thể rồi mới cho cháu đi".
Còn đối với các học sinh nam, sau khi bỏ học được một thời gian, các em theo các ngư dân đi đánh bắt hải sản trên biển. Nghề đi biển khi gặp may mắn sẽ có thu nhập cao nên bản thân các em cho rằng: đi biển kiếm tiền nhanh hơn việc học. Do đó, bỏ học đi biển đã trở thành "trào lưu" của các nam sinh vùng biển này.
Tính từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn xã Sơn Hải có 287 em học sinh bỏ học, tình trạng này chủ yếu diễn ra ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt số lượng học sinh nghỉ học dày đặc tập trung nhiều ở khối 8 và khối 9.
Ông Hoàng Sơn - phó chủ tịch UBND xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu - cho biết thêm: "Hiện tại, học sinh bỏ học ở Sơn Hải diễn biến rất phức tạp. Đa số học sinh nữ bỏ học đi giúp việc nhà, còn nam thì theo nghề câu.
Vì thế, UBND xã cũng làm việc với đồn biên phòng tiến hành kiểm tra các tàu thuyền, nếu phát hiện trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi đi biển lập tức có biện pháp ngăn chặn.
Đối với học sinh bỏ học mà đi giúp việc xa nhà thì việc đầu tiên là phải tuyên truyền thông qua hội phụ huynh học sinh, các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội ... để phụ huynh hiểu việc bắt con đi làm giúp việc là vi phạm luật lao động, cha mẹ nuôi con là phải nuôi dạy cho con ăn học, đừng phó thác cho xã hội.
Bên cạnh đó, xã cũng giao cho các đoàn thể phối hợp với cấp ủy chi bộ rà soát, kiểm tra, nhắc nhở kịp thời những trường hợp bỏ và những trường hợp có nguy cơ bỏ".
Theo Việt Hùng/Nghệ An
Ba ngày học sinh nghỉ rét: Cha mẹ cãi nhau, trường lo lắng Trong khi cuộc sống nhiều gia đình bị ảnh hưởng vì con nghỉ học tránh rét kỷ lục, các trường học ở Hà Nội lo lắng cho sức khỏe học sinh, cũng như điều chỉnh việc dạy học. Hôm nay đã là ngày thứ ba hai con (học mầm non và tiểu học) nghỉ ở nhà vì giá lạnh, gia đình chị Ngọc...