Cho học sinh dùng điện thoại: Cần hướng dẫn cụ thể hơn
Với quy định mới cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng, phải có hướng dẫn cụ thể hơn, nếu không sẽ làm khó các trường.
Học sinh được dùng điện thoại trong giờ học, thầy cô khó kiểm soát?
Tin tưởng mới giao điện thoại cho con
Điều 37, Thông tư 32 Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định những hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Như vậy, có thể hiểu, học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nếu giáo viên cho phép. Đây là điểm mới, khác hoàn toàn với Thông tư 12 trước đây (cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học).
Bà Phạm Thị Xuân Oanh, Hiệu trường Trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội), cho biết, khi được cho phép, những giờ học cần tra cứu thông tin, giáo viên cho học sinh dùng điện thoại để học tập, giờ không cần đến thì cất đi. Thực tế, thỉnh thoảng cũng có em táy máy nghịch trong giờ học nhưng sẽ bị giáo viên nhắc nhở. “Quy định học sinh được sử dụng điện thoại khiến phụ huynh lo ngại là đúng. Nếu gia đình giáo dục, tin tưởng, học sinh có ý thức thì cho dùng, còn cảm thấy con chưa ý thức tự giác cao thì chưa nên cho dùng”, bà Oanh nói.
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng, quy định đơn giản nhưng thực hiện lại phức tạp cho các nhà trường, đặc biệt là giáo viên các bộ môn. Theo thầy Tùng, để làm được, mỗi nhà trường phải có bộ quy tắc quy định dùng điện thoại ra sao, trong đó cả giáo viên, học sinh đều phải được hướng dẫn sử dụng ra sao cho hiệu quả. “Bộ GD&ĐT cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn, nếu không, các nhà trường sẽ rất khó khăn, lúng túng và đóng chặt cửa để đảm bảo an toàn”, thầy nói.
Lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh
Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc, cho rằng, quy định mới cho phép học sinh dùng điện thoại sẽ giúp các em tăng cường ứng dụng công nghệ vào học tập. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế triển khai, cần hướng dẫn cụ thể để học sinh hiểu điện thoại di động chỉ là một phương tiện hỗ trợ tốt hơn. “Nói là vậy, nhưng học sinh THCS – THPT còn nhỏ, có em có ý thức sẽ chấp hành tốt, cũng có em lười học, thầy cô giảng bài sẽ lén lấy điện thoại nhắn tin, lướt web… Sẽ rất khó khăn cho các thầy cô trong tổ chức dạy học”, ông Quốc nói.
Video đang HOT
“Quản lý điện thoại học sinh ra sao, sử dụng giờ nào, cần có sự đồng thuận giữa ban giám hiệu, phụ huynh và học sinh mới thực hiện được”, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam, ông Hà Thanh Quốc
Vì thế, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương không vội vàng áp dụng mà sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, từ đó có hướng dẫn cụ thể hơn để tránh các trường mỗi nơi làm một kiểu. Các trường cũng phải tổ chức các buổi sinh hoạt để trao đổi, hướng dẫn học sinh quy tắc sử dụng điện thoại. “Khi đó, quản lý điện thoại học sinh ra sao, sử dụng giờ nào có sự đồng thuận giữa ban giám hiệu, phụ huynh và học sinh mới thực hiện được”, ông Quốc nói.
Lãnh đạo một Sở GD&ĐT khác nói rằng, nhiều người lầm tưởng Bộ GD&ĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại đồng nghĩa với việc gia đình phải trang bị điện thoại di động cho học sinh. “Các địa phương cần có hướng dẫn cụ thể dựa trên tình hình, điều kiện thực tế của mình. Theo đó, những vùng khó khăn, học sinh không có điều kiện khi được giao tìm học liệu qua mạng, qua sách báo, không bắt buộc em nào cũng phải có điện thoại”, vị lãnh đạo này nói.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), ông Nguyễn Xuân Thành, lý giải, Thông tư 12 không cấm học sinh mang điện thoại đến trường. “Vì đây là phương tiện để các em liên lạc với cha mẹ. Các nhà trường cần hướng dẫn, quản lý để các em sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ khác một cách phù hợp, hỗ trợ việc học hiệu quả hơn”, ông Thành nói. Theo ông Thành, hiện nay, Bộ GD&ĐT không có hướng dẫn cụ thể cho từng giáo viên thực hiện, bởi giáo viên được giao quyền chủ động tổ chức, quản lý lớp học. Vì thế, hơn ai hết, giáo viên biết giờ học nào cho phép học sinh sử dụng điện thoại, đồng thời có cách để giám sát các em. Cách làm như vậy cũng đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới khi chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, trong đó khẳng định vai trò học sinh tự chủ, tự học là những năng lực cốt lõi.
Học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Trông chờ tự giác?
Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, khó biết được học sinh dùng điện thoại làm gì trong giờ học, giáo viên khó quản lý vì lớp đông.
Thông tư số 32 của Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ trường THCS, THPT cho phép học sinh từ ngày /11 được sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập nhưng phải được giáo viên đồng ý.
Ngay lập tức, nội dung này thu hút sự quan tâm của bạn đọc, nhiều người cho rằng đó là một sự tiến bộ nhưng cũng không ít người bày tỏ quan ngại, âu lo.
Quy định này ngay lập tức gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong trường học và dư luận. Nhiều người cho rằng đây là một sự tiến bộ và không ít trường học đã cho học sinh dùng từ lâu khi áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Tuy nhiên, cũng không ít phụ huynh và giáo viên lo ngại và không ủng hộ quy định mới này.
Chia sẻ với lo ngại của nhiều phụ huynh và giáo viên, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và cũng là người gắn bó với bục giảng mấy chục năm cho biết, lo ngại này là có cơ sở bởi với một lớp học đông đúc, giáo viên không thể kiểm soát hết được từng học sinh đang dùng điện thoại di động vào việc học hay chơi điện tử, nhắn tín, thậm chí xem những nội dung không lành mạnh.
Chưa kể, với quy định này, ông Ninh băn khoăn Bộ GD-ĐT đã nghĩ tới những học sinh khó khăn, không đủ điều kiện mua smartphone, có chăng chỉ có chiếc điện thoại màn hình đen trắng không thể đáp ứng được việc tìm kiếm thông tin trên mạng để phục vụ cho nhu cầu học tập?
Dù việc cho phép học sinh dùng điện thoại thông minh trong lớp học có điều kiện đi kèm song theo chuyên gia vẫn khó kiểm soát được. Ảnh minh họa
Ông nhắc lại thời gian dịch Covid-19 bùng phát, nhiều trường đã yêu cầu học sinh phải có máy tính để học online, thế nhưng có học sinh đã phải bật khóc vì nhà nghèo không có tiền mua máy tính.
PGS.TS Nguyễn Lê Ninh khẳng định, học online có nhiều cái lợi, giáo viên có thể giảng cho rất nhiều trường, nhiều lớp. Gia đình nào có máy tính kết nối mạng cho con học online thì rất tốt, nhưng đối với những trò nghèo, gia đình không thể mua được máy tính thì phải sử dụng phương pháp truyền dạy kiến thức thông thường.
"Làm gì cũng phải hợp lý và phải xuất phát từ quyền lợi của học sinh và phụ huynh. Người điều hành có nghĩa vụ đứng ra tổ chức, nhưng tổ chức như thế nào phải có điều kiện của nó, không phải đụng đâu làm đó, cuối cùng làm khó cho học sinh, phụ huynh, đồng thời tự nhiên khiến học sinh bị phân hóa", vị chuyên gia nói.
Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, dường như các nhà quản lý trong ngành giáo dục đang có chút nhầm lẫn khi cho rằng có thể trông cậy vào ý thức tự giác của học sinh.
"Lớp đông, giáo viên không quản lý được hết thì học sinh phải tự giác, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình? Nhưng bản chất giáo dục phổ thông khác với giáo dục đại học.
Đã là phổ thông tức thì chương trình chuẩn phải giống nhau, thông dụng cho tất cả mọi người. Khi học hết phổ thông, kiến thức cơ bản của mọi học sinh là như nhau, chỉ có điều sự tiếp thu của mỗi em là có sự chênh lệch, vậy nên mới có người đỗ đại học, người không. Ở phổ thông, học sinh buộc phải theo một kỷ luật thống nhất mà không thể trông chờ các em tự ép mình vào kỷ luật.
Ở phổ thông là dạy và học, tức mang tính cưỡng chế do học sinh chưa đủ tư cách để làm chủ được bản thân trong vấn đề tiếp thu kiến thức. Trong khi đó, ở đại học, giảng viên chỉ là người giảng, còn sinh viên tự nghiên cứu là chính, họ nghe và tự tiếp thu, tự nghiệm, tự kiểm chứng và đúc kết ra, biến kiến thức của người khác thành kiến thức của mình.
Bởi sự khác biệt đó nên không thể trông chờ vào sự tự giác của học sinh phổ thông khi cho phép các em sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Nếu đã tin vào sự tự giác, tự chịu trách nhiệm về hành vi của học sinh thì sao không thử tự tin cho phép học sinh cầm điện thoại di động vào phòng thi đại học?", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh phân tích và đề nghị nên rút quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học do hại nhiều hơn lợi.
Làm rõ hơn về quy định mới mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra, trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Ông Thành nói thêm, việc Bộ GD-ĐT quyết định đưa ra quy định này là do bối cảnh xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học. Khi đã dạy học qua Internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác...
"Ở thời đại công nghệ thông tin, nguồn học liệu điện tử trên mạng ngày càng phong phú và được phát triển để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực.
Với những lớp học chưa có điều kiện về phòng máy tính và không nhất thiết phải vào phòng máy thì trong hoạt động học tập mà giáo viên giao cho học sinh sẽ có những bài học mà ở đó học sinh có thể truy cập vào mạng hoặc các nguồn học liệu mạng LAN của trường. Có nghĩa rằng khi đó, học sinh có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập những điều đó song phải thực hiện theo nội dung bài học và nhiệm vụ mà giáo viên giao cho", ông Thành cho hay.
Trước lo ngại của nhiều phụ huynh và một số chuyên gia về việc sử dụng điện thoại có thể gây mất tập trung trong giờ học, ông Thành cho rằng, trong một giờ học ở lớp thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Trong lớp học, người giáo viên đang quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh, học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ học tập.
"Cần phải hiểu rằng việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn để thực hiện, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học.
Có thể hình dung, trên lớp, giáo viên sẽ giao cho học sinh nhiệm vụ. Như vậy có thể học sinh này sẽ tra trên mạng để truy cứu thêm thông tin để thực hiện nhưng cũng có học sinh lại không cần đến mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
Như vậy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát", ông Thành nhấn mạnh.
Giáo viên làm gì khi học sinh dùng điện thoại trong lớp? Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 32 Điều lệ trường THCS, THPT cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học. Điều này đang gây tranh cãi trong cả giáo viên và phụ huynh Hiện nay, đa số trường phổ thông đều cấm tuyệt đối học sinh (HS) sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, dưới góc độ...