Cho em chồng mượn xe về Tết, chị dâu méo mặt ngày nhận lại
Tết nào, tôi cũng phải hỏi khéo em chồng có mượn xe của mình về quê vợ ăn Tết không. Vì nếu không hỏi, tôi sẽ bị mang tiếng là ‘chị không nói gì, sao em dám mượn’.
Tết năm nào, tôi cũng phải đau đầu chuyện có nên cho em chồng mượn ô tô không. Cho mượn thì em không biết ý, làm bẩn hết xe nhưng không cho mượn thì lại mang tiếng với nhà chồng. Bởi nhà tôi có 2 xe, Tết đi chung một xe, còn một xe để không.
Giá như em chồng chủ động mở lời, tôi sẽ không phải lăn tăn gì. Nhưng đằng này, lần nào em cũng đợi tôi “gạ” cho mượn. Khi tôi hỏi “chú thím năm nay có lấy xe chị về không”, em chồng còn làm bộ khách sáo: “Dạ, nếu chị cần thì cứ giữ lấy đi, bọn em đi xe khách về quê cũng được”.
Tôi ngại khi cho em chồng mượn xe ngày Tết. Ảnh minh họa: PX
Nhưng nếu tôi có bận thật thì cũng chẳng để chú thím và các cháu đi xe khách về quê ăn Tết. Thế nên, lúc nào tôi cũng cho mượn trong tâm thế vui vẻ dù lòng lo lắng bộn bề. Lẽ ra chú thím phải cảm ơn nhưng khi mượn được rồi lại tiếp tục nói: “Chị mà không hỏi thì chắc vợ chồng em cũng chẳng mượn đâu”.
Câu nói ấy chẳng khác gì tôi “gạ” hay “ép” em chồng mượn xe của mình. Hay vì suy nghĩ đó mà chú ấy không bao giờ chủ động dọn dẹp hay đổ xăng xe cho tôi khi trả?
Video đang HOT
Tình trạng cho mượn xe kiểu này đã diễn ra 6 năm nay. Năm nào cũng vậy, cứ mùng 5 Tết, tôi lại nhận về một chiếc xe trông chẳng khác nào mới đi từ đầm lầy lên. Ngày nắng còn đỡ, nếu ngày mưa thì xác định xe bẩn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bánh xe bùn đất lấm lem.
Trong xe, bim bim, vỏ kẹo, lon nước rơi vãi, vứt lung tung. Trẻ con ăn bánh kẹo, bim bim, bôi dầu mỡ lên kính xe. Điều khiến tôi bức xúc hơn cả, là lần nào nhận lại, xe cũng hết sạch xăng, chỉ đi nổi tầm 10km ra đến chỗ đổ.
Ấy vậy mà không lần nào trước khi cho mượn tôi không lịch sự đổ đầy bình xăng cho chú thím, để vợ chồng chú khỏi phải dừng đổ giữa đường. Tôi cũng không muốn tính toán vài trăm nghìn tiề.n xăng nhưng chú thím thật sự quá thiếu ý thức.
Năm nay, tôi đã lo ngay ngáy về chuyện này và nghĩ có nên từ chối cho mượn xe hay không thì đùng một cái, chú thím lại ngỏ lời. Tôi khá bất ngờ vì chưa bao giờ chú ấy nói trước với tôi. “Hay tại lần trước mình kêu nhiều quá nên chồng nhắc nhở chú ấy”, tôi nghĩ bụng.
Vậy là tôi lại chẳng có cớ gì từ chối, vui vẻ cho mượn. Nhưng năm nay chú thím muốn mượn thật sớm vì có đứa em từ trong Nam ra chơi, muốn chở em đi đây đi đó, thăm thú Tết miền Bắc.
Dù bận sắm Tết, tôi cũng vẫn đồng ý. Mấy mẹ con hôm nào cũng bắt taxi đi mua đồ hoặc đi xe máy.
Tôi đã hết lòng như vậy nên chỉ mong em chồng hiểu và sống biết điều hơn một chút. Nhưng điều tôi hy vọng lại không như mong đợi.
Năm nay, tôi sợ tình trạng như năm ngoái nên cố ý gọi em chồng gửi lại xe sớm để còn đi rửa và dọn dẹp. Thật lòng tôi cũng hy vọng sẽ nhận được một cái xe sạch sẽ hơn. Nhưng khi vừa nhận lại, tình cảnh lại không khác gì năm ngoái. Bình xăng về gần vạch hết, trên xe đầy vỏ bánh kẹo, thậm chí sữa cũng đổ ra sàn.
Muốn nói tức vài câu nhưng lại sợ chồng khó chịu nên đành ngậm đắng nuốt cay. Thú thực, nếu em chồng cứ thiếu trách nhiệm và ỷ lại như thế này thì chắc năm sau tôi cũng phải kiên quyết chấm dứt tình trạng cho mượn xe, không nể nang gì nữa. Bằng mọi giá tôi phải tìm cách né chuyện này…
Em chồng đến ở nhờ cả năm trời không góp nổi 1 đồng sinh hoạt phí nhưng lúc nào cũng tỏ thái độ hách dịch, hỗn láo với chị dâu
Chuyện hôn nhân đúng là may mắn, là phúc phần mà không phải ai cũng được hưởng.
Tôi vừa mới gia nhập đội quân lấy chồng chưa nổi 1 năm đã b.ỏ chồn.g. Tôi từng nghĩ bản thân là người rất cẩn thận trong chuyện chọn chồng rồi nhưng cuối cùng hóa ra người tính không lại trời tính. Chuyện hôn nhân đúng là may mắn, là phúc phần mà không phải ai cũng được hưởng.
Cuối năm ngoái tôi lên xe hoa về nhà chồng ở tuổ.i 27, tôi vẫn nghĩ 27 tuổ.i là độ tuổ.i kết hôn hợp lý rồi. Lúc này bản thân chưa quá lớn tuổ.i, vẫn trong độ tuổ.i thích hợp để sinh con đẻ cái, kinh tế đã ổn định và ít nhiều cũng có chỗ đứng, giá trị riêng của bản thân mình. Tôi và chồng cũng quen biết, yêu đương và tìm hiểu nhau hơn 3 năm trời, tất nhiên chẳng ai hoàn hảo nhưng ở thời điểm đó, tôi cảm thấy anh ta là người đàn ông phù hợp với mình.
Trước hôn lễ, anh ta có ngồi xuống bàn bạc rõ ràng với tôi về chuyện muốn để em gái của anh ta đến ở cùng với vợ chồng mình khoảng nửa năm, theo như cái cách anh nói lúc ấy thì tôi thấy anh khá rõ ràng và minh bạch nên đã chấp nhận để em chồng đến sống chung. Nói thật lòng đó đã là một quyết định không hề đơn giản đối với tôi vì tôi ngại mấy vấn đề va chạm khi sống chung lắm. Tuy nhiên tôi đã tạm thời đồng ý vì em chồng chỉ ở cùng 1 thời gian ngắn thôi. Ngoài ra, theo thỏa thuận thì em chồng sẽ có trách nhiệm đóng góp vào chi phí sinh hoạt.
Thế nhưng thực tế chứng minh có những con người họ nói rất hay nhưng làm rất mèo mửa khi gần một năm đã đi qua mà em chồng vẫn chưa hề có ý định chuyển đi, cũng như không đóng góp một đồng nào cho các khoản sinh hoạt phí. Điều đáng nói, đây là nhà của tôi, tôi mua và ở căn nhà này trước cả khi tôi quen biết chồng mình nhưng em chồng lại ở đây với thái độ như thể đây là nhà của anh trai mình. Không đóng sinh hoạt phí đã đành, việc nhà không bao giờ làm mà bừa bộn thì kinh khủng, đồ của tôi cũng lấy ra dùng như đồ của mình, bị nhắc nhở thì mặt sưng lên rồi mách bố mẹ, mách anh trai.
Tình cảm và sự kiên nhẫn dần dần cạn kiệt khi mỗi ngày trôi qua là một ngày chứng kiến em chồng sống trong nhà mình mà không gánh vác bất kỳ trách nhiệm nào. Nhìn mặt chị dâu không chào hỏi, nói động vào là nhảy dựng lên, thái độ cực kỳ hỗn láo và thiếu tôn trọng.
Tôi là đứa thẳng tính nên không để bụng mà đưa vấn đề này ra thảo luận với chồng, anh tỏ thái độ không hài lòng và thậm chí còn bênh vực cho em mình. Phản ứng của chồng khiến tôi vô cùng bức xúc và thất vọng. Anh nói rằng "cho em ở nhờ thì có làm sao", tôi không yêu cầu đóng góp quá nhiều nhưng tôi không có nghĩa vụ phải nuôi con hộ bố mẹ chồng. Đã vậy còn làm ơn mắc oán, tôi đâu phải con ngu đâu mà đã cho người ta ở nhờ, nuôi báo cô rồi lại còn phải chịu đựng cái thái độ hách dịch, hỗn hào đó của em chồng?
Bức xúc đến cực điểm, tôi đã nói thẳng với chồng rằng đây là nhà của tôi và nếu muốn ở nhờ thì cần phải nói rõ từ đầu. Tôi khẳng định rằng kể cả khi ở nhờ, em chồng cũng cần phải chung tay đóng góp cho các chi phí sinh hoạt, bởi tôi không có nghĩa vụ phải nuôi con hộ mẹ chồng.
Cuộc cãi vã giữa tôi và chồng diễn ra rất gay gắt và trong lúc tức giận, anh ta đã buột miệng nói rằng quyết định lấy tôi chỉ vì gia đình tôi khá giả, thấy tôi kiế.m tiề.n giỏi lại có nhà có cửa ở thành phố, nếu anh ta biết trước tôi tính toán như vậy thì đã chẳng lấy tôi làm gì.
Tôi là kiểu phụ nữ có thể sẵn sàng nuôi không chồng nhưng vì tôi muốn thế, nếu chỉ cần tôi phát hiện ra việc ông chồng mình đang nuôi không đó có ý định lợi dụng tôi thì tôi sẽ cho lên đường, giải tán ngay lập tức. Đó không phải là sự bốc đồng mà là quyết định mạnh mẽ nhưng cần thiết để bảo vệ quyền lợi và lòng tự trọng của bản thân.
Tôi yêu cầu cả chồng lẫn em gái anh phải rời khỏi nhà ngay lập tức. Bố mẹ cho tôi ăn học, bản thân tôi là đứa tự kiếm được tiề.n tự nuôi được mình thì hà cớ gì tôi phải chịu những uất ức từ những người chẳng làm được cái gì cho đời tôi?
Mẹ tôi khó chịu khi biết ông thông gia ngày nào cũng lén lút trước cửa nhà con gái, nhưng rồi bà bật khóc khi biết sự thật phía sau Nhìn hình ảnh bố chồng lặng lẽ xách từng túi đồ ăn ngon sang cho con dâu mà tôi không cầm được nước mắt. Đã 4 năm kể từ khi kết hôn, tôi luôn bị mẹ chồng với em chồng gọi là "tai tinh" vì liên tục khiến gia đình họ gặp rắc rối. Rõ là mọi chuyện chẳng liên quan gì đến...