Chỗ dựa để người dân vươn lên thoát nghèo
Trong nhiệm kỳ qua, Mặt trận các cấp cùng các thành viên Mặt trận tỉnh Gia Lai luôn phấn đấu làm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đã được Đảng bộ, chính quyền, MTTQ các cấp trong tỉnh đặc biệt quan tâm.
Lãnh đạo tỉnh thăm mô hình sản xuất mới ở xã Hra huyện Mang Yang. Ảnh: Gialai online.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 449/KH- MT, ngày 23/7/2011 về việc triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, với mục tiêu thông qua công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để đồng bào DTTS nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những tập tục lạc hậu, không trông chờ mà tự lực vươn lên.
Phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và nội dung của cuộc vận động gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến các tầng lớp nhân dân thông qua các buổi họp tổ tự quản, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân; tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, phát huy vai trò của dòng họ, người tiêu biểu, người có uy tín ở cộng đồng khu dân cư trong việc vận động nhân dân tham gia thực hiện.
Video đang HOT
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 15 hội nghị tập huấn về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 1.744 đại biểu đại diện cho MTTQ các xã, phường, thị trấn và Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu những mô hình hay, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động ở địa phương, cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 12/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XV) về giảm nghèo nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025; Chị thị số 12-CT/TU, ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; Hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã ban hành Kế hoạch hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, với mục tiêu 17/17 huyện, thị xã, thành phố lồng ghép thực hiện Cuộc vận động với các nội dung xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; chủ động lựa chọn những nội dung cụ thể, thiết thực tổ chức triển khai thực hiện; huy động và phát huy sức mạnh nội lực của từng hộ gia đình xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS để xây dựng khu dân cư xanh, sạch, đẹp, có kinh tế – xã hội phát triển, an ninh trật tự được bảo đảm, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ xây dựng 10 mô hình thực hiện Cuộc vận động tại các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Kông Chro, Kbang, Đak Pơ, Mang Yang, Chư Păh, Chư Prông và thị xã Ayun Pa với số tiền gần 1,1 tỷ đồng trích từ Quỹ Vì người nghèo tỉnh.
Kết quả, từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng mới trên 4.000 mô hình, nhân rộng 362 mô hình tư vấn, hướng dẫn đồng bào DTTS nghèo áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiêu biểu huyện Kbang với các mô hình: “Nuôi dê sinh sản”, “Trồng mía cao sản”, mô hình “Điện thắp sáng ngoài ngõ tại xã Kông Lơng Khơng”, mô hình “Không có người tảo hôn” tại làng Groi, xã Kông Bờ La; thị xã Ayun Pa với mô hình “Nuôi dê lai bách thảo”; huyện Chư Prông với mô hình hỗ trợ sinh kế cho 9 hộ người dân tộc Jrai ở làng Xom, xã Ia Me …Cuộc vận động đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của bà con đồng bào DTTS, qua 5 năm thực hiện (2014-2019) đã giúp 5.728 hộ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Từ thực tiễn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh và kết quả đạt được cho thấy Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” là một cuộc vận động có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc; tạo được mối quan hệ đoàn kết gắn bó, tương trợ giúp nhau cùng phát triển kinh tế; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, cúng cố và tằng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh…
Thùy Trang – Phạm Lan
Theo ĐĐK
Loay hoay giữ - chặt cây bời lời
Từ 22 triệu đồng/tấn, giá vỏ bời lời giảm xuống chỉ còn 7 triệu đồng và... nằm im suốt 2 năm qua, doanh thu chỉ còn 14 triệu đồng/ha/năm.
Từ 22 triệu đồng/tấn, giá vỏ bời lời giảm xuống chỉ còn 7 triệu đồng và... nằm im suốt 2 năm qua, doanh thu chỉ còn 14 triệu đồng/ha/năm. Lỗ nặng sau 5 - 7 năm trồng là đã rõ, song giữ lại chờ giá lên hay chặt bỏ để trồng cây khác đang là bài toán nan giải.
Vốn có nguồn gốc từ cây rừng, nhưng từ 30 năm trước, bời lời đã được xem là một loại cây công nghiệp dài ngày bên cạnh cao su, cà phê, hồ tiêu..., nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Những năm trước, giá vỏ bời lời phơi khô luôn ổn định ở mức 20 - 22 triệu đồng tấn, nhưng bắt đầu giảm dần từ cuối năm 2017 và đến nay chỉ còn 7 triệu đồng khiến nông dân lỗ nặng.
Cây bời lời đang chiếm hàng chục nghìn ha đất tại các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Đ.N
Đang sở hữu 2ha bời lời đến kỳ thu hoạch, ông Đinh Khoát (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai) vẫn phải đi làm thuê, phụ hồ để nuôi sống gia đình: "Với năng suất 10 tấn vỏ khô, năm 2017 tôi thu hoạch 1ha bán được 220 triệu đồng, đến năm ngoái có thêm 2ha đến kỳ thu hoạch nhưng giá thấp quá nên để mãi đến bây giờ". Cũng theo ông Khoát, chu kỳ đầu tiên phải mất 5 - 7 năm mới cho thu hoạch, sau đó cây tái sinh bằng chồi và thời gian thu hoạch từ 3 - 5 năm. Nếu tính bình quân mỗi chu kỳ khai thác là 5 năm, với giá vỏ khô 7 triệu đồng/tấn như hiện nay, doanh thu 1ha bời lời chỉ còn... 14 triệu đồng/năm.
Anh Tah - Phó trưởng thôn Kon Maha, xã Hà Đông, Đăk Đoa, Gia Lai, cho biết, quá nửa số hộ trong thôn trồng cây bời lời, trong đó có gia đình anh. Những năm trước thương lái vào tận vườn thu mua, giờ phải chở ra trung tâm huyện, có khi không bán được phải chở về. Trước đây các bộ phận của cây bời lời đều bán được, còn hiện tại thương lái chỉ mua vỏ cây phơi khô loại tốt, giá rẻ như cho. "Với kiểu thu mua nhỏ giọt thế này, muốn chuyển đổi sang trồng cây khác thì chỉ còn nước chặt bỏ thôi..." - anh Tah buồn rầu nói.
Ở Tây Nguyên, cây bời lời được trồng nhiều nhất tại các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Pah, Chư Prông (Gia Lai) và Kon Rẫy, Kon Plông, Ia H'Drai (Kon Tum)... với diện tích khoảng 1.000 - 3.000ha mỗi huyện. Là cây dễ trồng, không kén đất nên bời lời được khuyến khích trồng, có cả sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình khuyến nông...
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah (Gia Lai) cho biết, toàn huyện có 2.500ha bời lời, trong đó khoảng một nửa diện tích đến tuổi thu hoạch. Huyện đã chỉ đạo Phòng NNPTNT và chính quyền các xã vận động người dân giữ lại vườn cây chờ giá lên. Trong khi đó, bà Tống Thị Nghĩa - Trưởng phòng NNPTNT huyện Sa Thầy (Kon Tum) không chắc chắn đó giải pháp hợp lý. "Nếu giá bời lời tiếp tục giảm sâu, tôi nghĩ không chỉ người nông dân mà cả chính quyền địa phương cũng đang đứng trước bài toán nan giải. Lúc này lựa chọn giải pháp vận động người dân giữ lại hay phá bỏ để trồng cây khác quả thật không dễ"- bà Nghĩa cho biết.
Theo Danviet
Đồng thuận, đoàn kết tạo bước đột phá Sơn La là tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tới 83,51%. Với xuất phát điểm thấp, dân trí chưa cao, nhưng nhờ đổi mới phương thức vận động, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều bước đột phá. Bà...