Chờ đợi thời khắc vàng của giáo sư Ngô Bảo Châu
Chiều nay (19/8), hội nghị Toán học Thế giới lần thứ 26 sẽ diễn ra tại Ấn Độ, rất nhiều người dân Việt Nam đang hướng tới hội nghị này với gương mặt đại diện là giáo sư Ngô Bảo Châu.
Giáo sư Ngô Bảo Châu (Ảnh Vietnamnet)
Được mệnh danh là Nobel Toán học, Huy chương Fields do nhà toán học John Charles Fields sáng lập, giải thưởng đầu tiên trao vào năm 1936 cho nhà toán học Mỹ- Jesse Douglas. Giải thưởng này được trao 4 năm một lẫn, mỗi lần trao cho 2-4 nhà toàn học dưới 40 tuổi.
Trong suốt thời gian qua, đã có được trao, trong đó Châu Á chỉ duy nhất một nhà Toán học của Nhật Bản được vinh dự nhận Huy chương Fields. Chính vì thế, ứng viên đến từ Việt Nam, giáo sư Ngô Bảo Châu đang là niềm hi vọng và tự hào của đất nước.
Bên cạnh anh, Huy chương Fields còn có 5 ứng viên sáng giá khác: Ben J. Green (33 tuổi, người Anh), Manjul Bhargava (36 tuổi, người Canada gốc Ấn Độ), Artur Ávila (32 tuổi, người Brazil), Danny Calegari (38 tuổi tại Australia) và , Christopher Hacon (40 tuổi, người Anh).
Video đang HOT
Khung cảnh tại Hội nghị Toán học Thế giới vào lúc 11h (giờ Việt Nam).
Lễ khai mạc Hội nghị sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Hyderabad, Ấn Độ, từ 11-14h (múi giờ Việt Nam). Tại đây, tổng thống Ấn Độ sẽ tham dự và phát biểu khai mạc hội nghị. 14h, người Việt Nam sẽ được biết giải thưởng “Noel Toán học” có vinh danh tên giáo sư Ngô Bảo Châu hay không.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sinh viên và nỗi lo học phí
Chẳng phải chỉ có sinh viên dưới tỉnh mới gặp khó khăn trong vấn đề tiền học. Ngay cả với nhiều bạn nhà ở thành phố hay du học sinh thì học phí vẫn là một gánh nặng từ lâu...
Học phí, khó khăn muôn thuở của sinh viên
Kết quả thi ĐH vừa có cũng là lúc những nỗi lo trở nên đầy ắp và nặng nhọc với nhiều hộ gia đình có con em đậu ĐH. Chẳng lạ gì khi thấy những ông bố bà mẹ, vào mùa thi là bán vội sào ruộng, vét nốt lu thóc, bán cả con lợn, con gà, tranh thủ mót ruộng thuê để có tiền làm hành trang cho con lên đường đi thi. Nhưng cho đi thi là một nhẽ, khi con đậu có thể cho con đi học hay không lại là một lẽ khác.
Ngay cả trong mặt bằng thành phố, vẫn rất nhiều hộ gia đình nhọc nhằn khi con vào đại học. Bố mẹ buôn mướn, bán thuê, cả tháng cũng chẳng đủ cho con đóng tiền học phí. Như cô bạn tên Hân (Thủ Đức) nổi tiếng là chăm chỉ, học giỏi, nhưng phải nỗi nhà Hân quá nghèo. Bố mất sớm, nghề buôn ve chai của mẹ không lo nổi cho 4 miệng ăn trong nhà, mà ăn còn không đủ nói gì đi học?
Ngày ở quê, cứ nghĩ lên thành phố sẽ khá hơn, nhưng lên rồi mới hiểu hết nhọc nhằn này, lại đến khó khăn khác. Căn nhà xiêu vẹo dựng tạm trú nắng mưa thế nhưng lại khiến cho Hân nỗ lực học. Kì thi ĐH vừa rồi, chẳng đậu được thủ khoa, nhưng Hân cũng làm nhiều người nể phục với số điểm 25,5 đậu vào trường Sư Phạm.
Hân đậu ĐH là niềm tự hào của mẹ, của các cô bác dưới quê, là tấm gương cho các em. Nhưng lại là nỗi lo lớn cho mẹ Hân bởi... phải mua và bán bao nhiêu ve chai nữa mới có đủ tiền cho con nộp học?
Chẳng thiếu gì những tấm gương như Hân. Nhìn đi nhìn lại, những thủ khoa, á khoa hàng năm, đa phần đều xuất thân từ những gia đình khó khăn. Do đó, đối với họ, khoản tiền học phí luôn là gánh nặng muôn thủa trên vai.
Và cũng chẳng ít những sinh viên đang học, phải bỏ học để đi làm thêm, chạy quán ăn sau mỗi giờ học để kiếm chút tiền đóng học phí mà mua sách vở. Không ít người phải nghỉ học cho cuộc sống mưa sinh. Ấy thế mà cũng còn rất nhiều sinh viên vẫn đi được đến cái đích cuối cùng
Du học sinh cũng "nặng đầu" vì học phí
Nhiều người quan niệm rằng đã có tiền cho con đi du học thì ai cũng thuộc hàng đại gia trở lên. Thế nhưng điều đó không phải đúng với tất cả mọi người. Rất nhiều gia đình để có tiền cho con đi học, đã phải bán nhà, bán đất đi ở thuê ở mướn. Chắt góp cũng chỉ đủ học phí cho con thời gian đầu, còn lại là vay mượn và trông mong con ý thức vừa học vừa làm thêm kiếm tiền trang trải giúp bố mẹ.
Cậu bạn Hữu Nam (du học sinh Úc) cũng là một điển hình của hoàn cảnh này. Gia đình không khá giả mấy. Nhưng từ nhỏ H.Nam đã học rất giỏi tiếng Anh và khi vừa tốt nghiệp lớp 12, cậu bạn may mắn giật được suất học bổng tài trợ 50% học phí của một trường tại Úc. Ngày biết tin H.Nam giành được học bổng, bố mẹ Nam buồn rầu vì... biết kiếm đâu tiền cho con đi học đây?
Thế nhưng thương con, gia đình H.Nam bán luôn căn nhà trong thành phố và về sống cùng gia đình ngoại tại Đồng Nai. Hằng ngày, bố mẹ cậu bạn đều đi hơn 30 cây số để lên thành phố làm việc tiếp tục kiếm tiền cho con đi học. Ấy thế mà đồng lương công nhân viên cũng chẳng đủ. Cứ mỗi lần đến hạn nộp học phí, là không chỉ Nam, mà bố mẹ cậu bạn ở nhà cũng không thể ngủ vì... biết vay tiền ai bây giờ?
Thế nhưng may mắn sao, sau nửa năm đầu, H.Nam cũng kiếm được một công việc làm thêm kha khá. Tuy không đủ để tự lo cho bản thân hoàn toàn, nhưng nó cũng làm nhẹ đi gánh nặng học phí và tiền sinh hoạt rất nhiều. Thiết nghĩ, nếu không đi làm thêm, có thể H.Nam đã phải bỏ dở việc học trở về nước bởi những khó khăn về tài chính.
Nhiều bạn du học sinh vẫn vậy. Ngoài những khoản tiền được cha mẹ gửi cho, đều cố gắng kiếm một công việc làm ngoài giờ để trang trải thêm. Có những bạn khi học xong trở về nước, suốt 5-10 năm đầu tiên phải đi làm để trả nợ. Số tiền học phí quá lớn, cũng là một áp lực khiến cho nhiều bạn phải tự nhắc mình học thật giỏi, bởi học lại thì... tiền đâu ra.
Hãy giúp đỡ nếu bạn có khả năng
Từ lâu, áp lực tiền học, chi phí sinh hoạt không chỉ là gánh nặng của sinh viên trong nước mà còn với cả nhiều du học sinh. Do đó, nếu thấy những hoàn cảnh khó khăn, bạn đừng ngại giúp đỡ nhé. Giúp đỡ ở đây không phải là đưa tiền mình ra cho người khác. Bạn có thể giúp bạn bè mình tìm những công việc thích hợp, tìm chỗ ăn ở với giá cả hợp lí và chia sẻ những lo toan trong cuộc sống mưu sinh. Như vậy, bạn cũng đang tự giúp chính mình trở thành một người bạn tuyệt vời nữa ý.
Theo Kênh 14
Nhiều teen "đuối" khi học lớp chọn, lớp chuyên Đầu năm học, việc có thi vào lớp chuyên, lớp chọn hay không trở thành vấn đề khó khăn với nhiều bạn. Người thì cố sức làm mọi cách để được học lớp chuyên, người thì lại tìm cách thoát khỏi sự cạnh tranh quyết liệt ấy. Học sinh lớp chuyên luôn ngẩng cao đầu? Học lớp chuyên, lớp chọn vốn là mơ...