Chờ đợi chuyến thăm Triều Tiên của ngoại trưởng Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ sẽ ghé thăm Nhật Bản, Hàn Quốc trước khi đến Triều Tiên, đồng thời dự kiến ghé thăm Trung Quốc trước khi quay về Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ đến Bình Nhưỡng vào Chủ nhật tuần này (7-10) để gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, chuẩn bị cho chương trình thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, theo Bloomberg.
Thúc đẩy ngoại giao
Thông báo chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, tuần trước ông Pompeo đã hứa “sớm đến thăm Triều Tiên để hoàn thành khâu chuẩn bị cuối cùng cho thượng đỉnh lần hai”. Đây là chuyến thăm Triều Tiên lần thứ tư của ngoại trưởng Mỹ nhằm tìm kiếm các giải pháp để Bình Nhưỡng thực hiện cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, Tổng thống Trump yêu cầu hủy chuyến thăm của ông Pompeo đến Triều Tiên, bày tỏ thất vọng trước các động thái bất hợp tác và thiếu thiện chí rõ ràng từ chính quyền Kim Jong-un đối với cam kết phi hạt nhân hóa kể từ sau thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ nhất diễn ra tại Singapore hồi tháng 6. Tổng thống Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp, làm chậm tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Mỹ-Trung đang lún sâu vào cuộc chiến thương mại. Trong khi đó, sau chuyến thăm gần nhất của ông Pompeo đến Bình Nhưỡng hồi tháng 7, Triều Tiên chỉ trích Mỹ đang yêu cầu phi hạt nhân theo kiểu “ xã hội đen” và “nguy hiểm”.
Tuy nhiên, tình hình dường như bắt đầu ấm lại khi lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp nhau tại Bình Nhưỡng vào nửa cuối tháng 9. Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in đã ra thỏa thuận chung với nhiều nội dung có tính biểu tượng quan trọng và mạnh mẽ không chỉ với quan hệ liên Triều mà với cả quan hệ Mỹ-Triều. Chủ tịch Kim tiếp tục “bày tỏ thiện chí” bằng việc tuyên bố hòa bình với Hàn Quốc, đồng thời khéo léo đưa ra một số lời hứa liên quan đến phi hạt nhân như dỡ bỏ bãi thử hạt nhân quan trọng, cho chuyên gia quốc tế giám sát… với điều kiện phía Mỹ phải có những “động thái hồi đáp tương xứng”.
Tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 9 tại New York, Tổng thống Trump lên tiếng khen ngợi ông Kim là “người hùng” và bày tỏ lạc quan, sẵn lòng kiên nhẫn chờ đợi “hai năm, ba năm hoặc thậm chí năm năm” để Triều Tiên hoàn thành quá trình phi hạt nhân hóa. Washington rõ ràng đang cần Triều Tiên hiện thực hóa những lời hứa về hạt nhân của mình. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho khẳng định Triều Tiên cần nhìn thấy nhiều động thái hồi đáp từ Mỹ, kêu gọi Washington giảm bỏ cấm vận và thiết lập hiệp ước hòa bình thay cho hiệp ước đình chiến cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953, tạo ra môi trường đủ an toàn và tin cậy đối với an ninh của chính quyền Bình Nhưỡng.
Trình diễn vũ khí mừng 70 năm quốc khánh Triều Tiên. Ảnh: AFP/GETTY
Video đang HOT
Định hình chiến lược hành động
Chuyến thăm kỳ này của ông Pompeo đến Triều Tiên nằm trong tiến trình tìm kiếm giải pháp để Triều Tiên có hành động thiết thực còn Mỹ tạo ra niềm tin với Triều Tiên. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, khác với chuyến đi hồi tháng 7, ông Pompeo lần này đến Bình Nhưỡng sẽ trực tiếp gặp Chủ tịch Kim Jong-un chứ không chỉ những quan chức cấp dưới của ông Kim. “Chúng tôi đang trông chờ vào các bước tiếp theo (mà Mỹ-Triều sẽ thực hiện để phi hạt nhân hóa) trong chuyến thăm này của ông Pompeo” – Heather Nauert nói.
Tất nhiên, chuyện cũ nhắc lại: Ngoại trưởng Pompeo và Triều Tiên phải giải quyết mâu thuẫn cơ bản. Đó là Bình Nhưỡng muốn Washington từng bước dỡ bỏ cấm vận, trong khi Mỹ khẳng định Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn hạt nhân mới nghĩ đến chuyện bình thường hóa với Mỹ và thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ ghé thăm Nhật Bản, Hàn Quốc trước khi đến Triều Tiên, đồng thời dự kiến ghé thăm Trung Quốc trước khi quay về Mỹ. Điều đó cũng cho thấy tiến trình phi hạt nhân hóa có phần ảnh hưởng không chỉ ở Mỹ mà còn ở các đồng minh của Mỹ. Trong khi Seoul tỏ ra tích cực và có hành động cụ thể để thắt chặt quan hệ với Triều Tiên và làm cầu nối Mỹ-Triều thì Tokyo đến lúc này dù ủng hộ Triều Tiên phi hạt nhân hóa nhưng vẫn thận trọng về kế hoạch. Cuộc gặp giữa ông Pompeo với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng sẽ củng cố thêm chiến lược hành động mang tính liên minh chiến lược của Mỹ-Nhật-Hàn tại khu vực.
Trong khi đó, phía Bắc Kinh đang lâm vào giai đoạn tồi tệ với Washington khi cuộc chiến thương mại dần trở thành một cuộc chiến toàn diện mà Triều Tiên cũng là điểm nóng chiến lược. Tình thế hiện nay cho thấy ông Pompeo đến Trung Quốc mang tính thăm dò và bày tỏ quan điểm hơn là việc đạt được những đồng thuận.
Triều Tiên có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon nói trước Quốc hội nước này rằng Triều Tiên ước tính có đến 60 vũ khí hạt nhân, theo Bloomberg. Đây là thông tin đầu tiên về quy mô hạt nhân Triều Tiên được tiết lộ. Theo ông Cho Myoung-gyon, Bình Nhưỡng có ít nhất 20 và có thể nhiều nhất đến 60 quả bom hạt nhân. Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc chưa bình luận về vấn đề này. Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định bình luận của ông Cho Myoung-gyon không đồng nghĩa với việc Hàn Quốc chấp nhận Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân, cho thấy Seoul vẫn tiếp tục thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để phi hạt nhân hóa khu vực.
Đánh giá của ông Cho Myoung-gyon trên thực tế không khác nhiều các ước tính từ phía chuyên gia và giới quan sát quốc tế dựa trên xem xét số lượng vật liệu hạt nhân mà rất có thể Triều Tiên đã sản xuất được. Theo báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, Triều Tiên hiện sở hữu 50 kg plutonium đã được xử lý đủ để chế tạo ít nhất tám quả bom hạt nhân. Các chuyên gia của ĐH Stanford (Mỹ), trong đó có chuyên gia nguyên tử Siegfried Hecker, người đến thăm một cơ sở sản xuất hạt nhân của Triều Tiên tại Nyongbyon năm 2010, nhận định hồi đầu năm rằng Bình Nhưỡng có trữ lượng uranium rất cao, đạt từ 250 đến 500 kg, đủ cho 25-30 vũ khí hạt nhân. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Triều Tiên nhiều khả năng đang bí mật vận hành thêm các cơ sở làm giàu hạt nhân.
ĐẠI THẮNG – THU THẢO
Theo PLO
Triều Tiên thừa nhận kinh tế khó khăn, kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ
Phó Thủ tướng Triều Tiên đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi sự giúp đỡ của Hàn Quốc.
Tổng thống Moon Jae-in gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Chia sẻ với các phóng viên ngày 21/9, cố vấn kinh tế đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim Hyun-chul, cho biết Phó Thủ tướng Triều Tiên Ri Ryong-nam đã thừa nhận những khó khăn của nền kinh tế Triều Tiên và kêu gọi Hàn Quốc giúp đỡ trong cuộc gặp với các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong tuần này. Trước đó ngày 18/9, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Electronics Lee Jae-yong và các lãnh đạo tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã tháp tùng Tổng thống Moon Jae-in tới Bình Nhưỡng để dự hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên thừa nhận sự yếu kém của nền kinh tế. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng chia sẻ điều này với Tổng thống Moon Jae-in và bản thân ông cũng đang nỗ lực cải thiện nền kinh tế bị đình trệ của Triều Tiên sau nhiều năm theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.
Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Ri Ryong-nam và các lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, hai bên đã nhấn mạnh cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Thủ tướng Ri mong muốn Hàn Quốc sẽ nỗ lực vì hòa bình, thịnh vượng và tương lai tái thống nhất hai miền Triều Tiên.
Phó Thủ tướng Triều Tiên cũng có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Hyun Jeong-eun và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc Park Yong-maan. Hyundai Asan, công ty hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thuộc Tập đoàn Hyundai, là đối tác quan trọng trong dự án khu công nghiệp chung liên Triều ở thành phố Kaesong tại biên giới Triều Tiên, đồng thời là đối tác tham gia chương trình du lịch chung ở núi Kumgang - khu nghỉ dưỡng trên núi nổi tiếng ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
Cả 2 dự án khu công nghiệp và du lịch trên đều được xem là biểu tượng cho mối quan hệ hòa hợp giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên do tình hình căng thẳng trong quan hệ song phương trước đây, cả hai dự án đều bị tạm dừng.
Chuyến thăm của phái đoàn gồm các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng lần này là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên mong muốn thu hút công nghệ và các khoản đầu tư từ Hàn Quốc để cải thiện nền kinh tế. Hiện Bình Nhưỡng đang phải hứng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt cả đơn phương và đa phương từ Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế do các chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết ông hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra "trước khi quá muộn".
"Tôi hy vọng tôi sẽ có cơ hội quay trở lại Bình Nhưỡng để tiếp tục các cuộc đàm phán trước khi quá muộn. Và trước khi quá muộn... tôi cũng hy vọng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau lần nữa để tiếp tục đạt được tiến triển trong vấn đề quan trọng đối với toàn thế giới", ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với MSNBC.
Trong cuộc phỏng vấn khác với Fox News, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng để hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai diễn ra, các điều kiện cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.
"Chúng tôi vẫn đang chuẩn bị. Tuy nhiên vẫn còn một số việc cần làm để đảm bảo rằng các điều kiện đều phù hợp và hai nhà lãnh đạo sẽ đến đúng thời điểm để chúng ta có thể đạt được tiến triển thực chất", ông Pompeo nói.
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều diễn ra ở Singapore hồi tháng 6. Tại cuộc gặp này, ông Trump và ông Kim đã cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên để đổi lấy việc Mỹ đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Theo Dantri/Yonhap
Hé lộ hai mục tiêu chính của Tổng thống Hàn Quốc trong chuyến thăm Triều Tiên Theo Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ tìm cách đạt được bước tiến đột phá trong đàm phán phi hạt nhân hóa và thúc đẩy kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Yonhap Trước chuyến đi kéo dài 3 ngày tới Bình Nhưỡng, Tổng thống Moon đã...