Cho con nghỉ học để phản đối sáp nhập trường
Cho rằng trường mới xa nhà, con em đi học vất vả và việc sáp nhập trường chưa thông qua người dân nên hàng trăm phụ huynh xã Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An đã cho con nghỉ học.
Sáng 7/9 là ngày học đầu tiên nhưng chỉ có 91/320 em học sinh xã Nghi Thiết đi học tại Trường THCS Tiến Thiết vì phụ huynh phản đối việc sáp nhập trường.
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể xã Nghi Thiết đã tổ chức đối thoại với người dân để đưa học sinh đến trường trở lại.
Sự việc bắt nguồn từ chủ trương sáp nhập trường, đưa học sinh từ Trường THCS Nghi Thiết và THCS Nghi Tiến vào học tại một điểm Trường THCS Tiến Thiết.
Phụ huynh và học sinh tập trung tại Nhà văn hóa xã Nghi Thiết sáng 7/9.
Từ ngày khai giảng năm học mới, hàng trăm phụ huynh xã Nghi Thiết đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối chủ trương sáp nhập trường. Ngày lễ khai giảng (5/9) chỉ có 126 học sinh cấp 2 xã Nghi Thiết đến trường dự lễ khai giảng.
Chị Võ Thị Trung (34 tuổi), mẹ em Nguyễn Văn Thắng (học sinh lớp 8), cho biết: “Trường mới cách nhà khoảng 6 km, con tôi có thể đi được xe đạp nhưng gia đình vẫn không yên tâm bởi đường xa. Hơn nữa đoạn đường D4 các cháu đi học qua đang được thi công nên vợ chồng tôi rất lo ngại vì sự an toàn của cháu”.
Video đang HOT
Còn bà Hoàng Thị Thủy (47 tuổi, ngụ xã Nghi Thiết), mẹ em Nguyễn Sỹ Lương (học sinh lớp 8), cũng cho biết không rõ chủ trương sáp nhập trường. “Hằng năm chúng tôi đều đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất ở nhà trường. Ngôi trường hiện nay vẫn có khuôn viên, sân chơi, lớp học, nhà giữ xe đầy đủ cho các cháu học tại sao lại chuyển các cháu đi học xa như vậy?”, bà Thủy băn khoăn.
Ông Nguyễn Hồng Điến, bí thư chi bộ xóm Đông, cho rằng chủ trương sáp nhập trường lớp là phù hợp để tập trung học sinh, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, quá trình triển khai sáp nhập trường lớp còn vội vàng, chưa được sự đồng thuận của người dân. “Với học sinh lớp 6, lớp 7, khoảng cách từ nhà đến trường như vậy là xa. Ngoài ra, đường D4 đang thi công nên lo ngại của người dân là chính đáng” – ông Điến nói.
Thiếu sót trong công tác tuyên truyền
Năm học 2015-2016, Trường THCS Tiến Thiết (gồm học sinh xã Nghi Thiết và Nghi Tiến) có 530 học sinh, trong đó học sinh xã Nghi Thiết là 320 em. Từ xã Nghi Thiết, học sinh đi học tại Trường THCS Tiến Thiết phải đi qua vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất đá vào mùa mưa lũ.
“Nếu phụ huynh cho các em nghỉ học trong những buổi học tiếp theo thì các em sẽ không theo kịp chương trình, không chỉ hổng kiến thức mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của các em”, thầy Võ Ngọc Quế, hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thiết, chia sẻ.
Ông Bùi Văn Thành, chủ tịch UBND xã Nghi Thiết, cho biết chủ trương sáp nhập trường có từ năm 2008 nhằm tập trung học sinh, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dạy học.
Về khoảng cách điểm trường xa, ông Thành cho rằng nhiều học sinh ở xã Nghi Tiến có khoảng cách từ 5-6km nhưng vẫn đều đặn đến trường.
“Quá trình sáp nhập hai trường kéo dài 7 năm, hai địa phương vừa hoàn thiện cơ sở vật chất để đưa học sinh học tập trung. Đến cuối tháng 8/2015, Trường THCS Tiến Thiết mới được xây dựng hoàn chỉnh, nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã – địa điểm này đã được khảo sát kỹ”, ông Thành cho biết.
“Tuy nhiên việc sáp nhập trường có sự thiếu sót của địa phương, các đoàn thể trong việc tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương”, ông Thành nói.
Ông Thành cho biết thêm thời gian tới sẽ tiếp tục yêu cầu các đoàn thể, nhà trường tuyên truyền, vận động người dân đưa học sinh đến trường, đồng thời sẽ giải quyết những vấn đề mà phụ huynh kiến nghị nhằm sớm đưa học sinh trở lại trường lớp, đảm bảo quyền được học hành của các em.
Tại buổi đối thoại sáng 7/9 kéo dài căng thẳng hơn 4 giờ nhưng giữa phụ huynh và chính quyền xã Nghi Thiết vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Nhiều phụ huynh cho rằng xã nên mở lại trường THCS Nghi Thiết và tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để con em họ được đến trường.
Theo Doãn Hòa/Tuổi Trẻ
5 người kích động phụ huynh cho con nghỉ học bị xét xử
Do có hành vi phản đối sáp nhập trường, ngăn cản gần 500 học sinh suốt 4 tháng không được tới lớp, 9 bị cáo đã bị tuyên phạm tội Gây rối trật tự công cộng.
Sáng nay, TAND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) mở phiên sơ thẩm xét xử Trần Hữu Bá (53 tuổi), Phan Ngọc Lai (55 tuổi), Bùi Xuân Đường (44 tuổi), Phan Thế Vỵ (37 tuổi), Dương Đức Lý (50 tuổi), Lê Đăng Thắng (42 tuổi), Phan Thị Lý (50 tuổi), Đặng Thị Hoa (38 tuổi), Hoàng Thị Liên (45 tuổi, cùng trú xã Hương Bình) về tội Gây rối trật tự công cộng.
Theo cáo trạng, từ tháng 7-12/2014, ông Bá cùng 8 bị cáo trên đã xúi giục nhiều người dân xã Hương Bình tụ tập tại khu vực trường THCS Hương Bình (xã Hương Bình) hò hét, đe dọa, ngăn cản nhiều gia đình không cho con đi học để phản đối chủ trương sáp nhập trường THCS Hương Bình sang trường Hòa Hải và Phúc Đồng (huyện Hương Khê).
9 bị cáo tại phiên tòa sáng nay. Ảnh: Đức Hùng
Cơ quan tố tụng cáo buộc, việc làm của 9 bị cáo đã khiến hơn 500 học sinh ở ba cấp (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) trong thời gian gần 4 tháng không được tới trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giáo dục đào tạo, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã. Đến cuối tháng 12/2014, khi tỉnh Hà Tĩnh áp dụng nhiều chính sách như thuê xe buýt đưa đón học sinh, học sinh không phải đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất trường học, hỗ trợ gạo, xe đạp, tình hình mới ổn định.
Tại phiên xét xử hôm nay, các bị cáo đều tỏ ra ăn năn hối lỗi. Bị cáo Bá nhận là người đứng đầu và xin chịu mọi trách nhiệm. Ông này khai khi có chủ trương sáp nhập trường đã viết đơn gửi đi nhiều cơ quan. "Đây là việc làm xuất phát từ lương tâm bởi thấy học sinh đi học tới cơ sở mới sẽ xa. Sau đó tôi đã nhận ra tuy việc làm xuất phát từ ý tốt, nhưng vi phạm pháp luật, đi ngược lại chủ trương của nhà nước", bị cáo trình bày.
Thi thoảng lấy tay gạt nước mắt, bị cáo Đặng Thị Hoa cho hay có con gái bị bệnh tim bẩm sinh đang học lớp 9, lo ngại cho sức khỏe của con khi chuyển trường nên đã cùng người dân tập trung tại trường để xin giữ lại, ngoài ra không có ý gì khác. "Hành động đó là sai, bản thân tôi tự nguyện, không có ai xúi giục", Hoa nói.
Người dân đã treo băng rôn trước cổng trường THCS Hương Bình để yêu cầu giữ lại trường. Ảnh: Đức Hùng
Sáng nay, hơn 100 người dân ở xã Hương Bình đội mưa tới chứng kiến phiên xét xử. Hội trường của TAND huyện Hương Khê chật kín, nhiều người phải đứng ngoài. Xác định các bị cáo thiếu hiểu biết pháp luật, lập trường không vững vàng, gây kích động tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, HĐXX phạt bị cáo Bá 30 tháng tù; Lai, Đường, Vỵ, Dương Đức Lý mỗi người 26 tháng. Bị cáo Thắng, Hoa, Liên và Phan Thị Lý cùng bị phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Trong vụ án còn có Lê Đức Bình, tuy nhiên người này đang bị truy nã.
Đức Hùng
Theo VNE
Bắt giam 2 người kích động phụ huynh phản đối sáp nhập trường Tối 4.12, trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên Online, thượng tá Phan Xuân Công, Phó Trưởng Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cho biết liên quan đến vụ việc gần 600 học sinh nghỉ học để phản đối sáp nhập trường, cùng ngày đơn vị này đã bắt tạm giam 2 người để điều tra về hành vi "gây...